Thực hiện các biện pháp chuẩn bị đối phó với sóng thần

Một phần của tài liệu ĐỘNG ĐẤT SUMATRA VÀ SÓNG THẦN ẤN ĐỘ DƯƠNG 26/12/2004 (Trang 47 - 48)

Bài học cho hôm nay và hành động cho tương la

6.2.2. Thực hiện các biện pháp chuẩn bị đối phó với sóng thần

Để giảm thiểu mức độ tàn phá về người và của trong trường hợp sóng thần phát sinh và tấn công vào bờ, người ta đã đề ra các kế hoạch "phòng thủ" khác nhau, tuy rằng tính chất khả thi của chúng vẫn còn là một đề tài gây nhiều tranh cãi.

Người Nhật đã xúc tiến xây dựng các bức tường chắn khổng lồở dọc các bãi biển có nguy cơ

bị tấn công bởi sóng thần với hy vọng có thể chống cự lại hoặc ít nhất cũng để giảm thiểu sức mạnh của nó. Các bức tường nhân tạo ven biển với độ cao 5-6 m có thể bảo vệđược các thị

trấn ven bờ. Các hàng rào cản sóng lớn nhất thế giới dài gần 2 km và sâu 64 m cũng được tiến hành xây dựng ởĐông Bắc Nhật Bản. Tuy nhiên, những giải pháp công nghệ này không khả

thi đối với các nước nghèo nằm trong khu vực hiếm khi phải đối mặt với hiểm họa sóng thần. Một giải pháp khác là bảo tồn và tái sinh các hàng rào tự nhiên như rừng ngập mặn và đầm

đước để bảo vệ khu vực duyên hải vốn đã bị phá hủy bấy lâu nay để nhường đường cho các trại nuôi tôm.

Tuy nhiên, các giải pháp nói trên không phải lúc nào cũng có hiệu quả thực tế.

a) Giải pháp di cư và tính khả thi

Một số làng dân cư dọc bờ biển Papua New Guinea, sau khi trải qua một trận sóng thần vào tháng 7 năm 1998 khiến 2100 người thiệt mạng, đã quyết định dời khu vực định cư vào sâu hơn vài ki lô mét trong đất liền. Nhưng việc di dời này, dù ở qui mô rất nhỏ, cũng đã khiến rất nhiều vấn đề nảy sinh, ví dụ như tranh chấp đất đai, tình trạng khô hạn và nhiều côn trùng...

Hình 6.3: Mạng lưới các trạm quan trắc địa chấn trên toàn thế giới. Kết quả phân tích tín hiệu địa

chấn tại các trạm quan trắc này đóng một vai trò hết sức quan trọng trong bước đầu tiên phát hiện

Giải pháp di cư thật sự sẽ không thể thành công ở Nam Á. Các vùng bịảnh hưởng nằm rải rác khắp nơi và không khu vực nào có thể gọi là nguy hiểm nhất, do đó sẽ không thể thuyết phục dân cư ởđây di dời khỏi khu vực sinh sống của họ. Mặt khác, đa số cuộc sống người dân ở

các vùng bịảnh hưởng lại dựa hoàn toàn vào các hoạt động đánh cá và khai thác biển. Việc yêu cầu ngư dân di cư vào sâu trong đất liền là điều không thể. Các biện pháp hạn chế hoặc cấm xây dựng công trình dọc bờ biển và di dời các khu dân cư, nhà nghỉ, khách sạn cách xa bãi biển cũng có rất ít tính khả thi, đặc biệt là tại các khu du lịch, và lại là đểđối phó với một hiện tượng thiên nhiên rất hiếm khi xảy ra.

b) Cải tiến cấu trúc xây dựng

Một giải pháp có tính khả thi cao là xây dựng các công trình “kháng” sóng thần. Qua các thước phim video về sóng thần quay tại Nam Á, có thể thấy rằng, những người trụở các tòa nhà xây dựng gia cố bằng bê tông, đa số là các khách sạn, có khả năng sống sót khi họ có thể

lên được các tầng cao hơn. Một trong những điểm quan trọng nhất là tầng trệt của tòa nhà phải có các bức tường, cửa sổ và mảng ghép có khả năng vỡ vụng và tách rời ra khỏi cột trụ. Nếu ở tầng trệt là những bức tường quá chắc, lực nén của nước sẽ vô cùng lớn và có khả năng làm sụp toàn bộ tòa nhà.

Các cụm nhà nhỏ và xây dựng với kinh phí thấp sẽ không thể kháng cự nổi với sức mạnh của dạng sóng thần đã xảy ra tại Aceh. Tuy nhiên, các biện pháp đơn giản như dựng nhà trên các cột nhà sàn với các thanh chống được liên kết chặt với nhau bằng dây thừng lại có thể giúp ngôi nhà trụ vững được phần nào.

Cần phải chỉđịnh một số tòa nhà được xây dựng đặc biệt kiên cố, ví dụ như trường học, có thể trở thành các trung tâm di tản dân cư cho các khu làng và thị trấn nơi mà người dân không thể chạy lên các vùng đất cao trong trường hợp sóng thần xảy ra, ví dụ như ở Banda Aceh. Một số các thành phốở Nhật Bản đã xây các tháp cao để cho mục đích đặc biệt này. Người dân sẽ biết được nơi có thể di tản khi động đất hoặc sóng thần xảy ra và có thể tìm đến nơi trú ngụ an toàn ngay cả khi sóng thần ập đến chỉ trong vòng vài phút sau khi động đất xảy ra, như

trong trường hợp ở Aceh.

Vấn đề qui hoạch đô thị cũng hết sức quan trọng. Chính quyền khu vực cần phải bảo đảm tất cả các cấu trúc hạ tầng cơ sở chính yếu, như nhà máy nước và bệnh viện, được thiết lập ngoài khu vực có nguy cơ bị sóng thần tấn công. Việc này là hết sức cần thiết để tránh những trường hợp như tại Kalpakkam, Ấn Độ, nơi đã phải đóng cửa nhà máy điện hạt nhân trong nhiều ngày do sóng thần đã đẩy nước biển vào các trạm bơm nước thải nhiệt của nhà máy.

Một phần của tài liệu ĐỘNG ĐẤT SUMATRA VÀ SÓNG THẦN ẤN ĐỘ DƯƠNG 26/12/2004 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)