bộ nền văn minh Minoan, Hy Lạp.
6. Tại sao quá trình trượt đất ở vùng biển nông, đá lở, sụt lún nước ngầm có thể sinh ra sóng thần? sóng thần?
Hiếm xảy ra hơn là sóng thần sinh ra do quá trình đá lở, băng lở, trượt hoặc quá trình sụt lún
đất ở đáy vùng biển nông một cách đột ngột (thường là do sự di chuyển của nền biển khi có các trận động đất mạnh). Ví dụ vào thập kỉ 80, do hoạt động kiến tạo trong vùng, việc xây dựng đường băng cho sân bay dọc theo bờ biển phía nam nước Pháp đã gây ra trượt đất dưới
đáy biển và kết quả là đã tạo nên cơn sóng thần
đổ bộ trực tiếp vào hải cảng Thebes. Nguyên nhân của các vụ trượt đất dưới biển thường là do động đất và hậu quả là sinh ra các đợt sóng thần. Trên thực tế, các nhà khoa học tin rằng trận sóng thần năm 1998 làm cho hàng nghìn người chết, phá hủy các làng, thị trấn dọc ven biển phía Bắc Papua – New Guinea là do trầm tích đáy biển bị sụt lún mà nguyên nhân sâu xa là động đất. Có thể nói rằng, năng lượng của sóng thần từ những sự cố trượt đất, lởđá sẽ nhanh chóng suy yếu trên quãng đường chúng di chuyển trên biển. Tuy nhiên, trận sóng thần lớn nhất trên thế giới từng được chứng kiến lại là do hiện tượng lởđá ở vịnh Lituya, Alaska vào ngày 09/7/1958. Do trận động đất dọc theo đứt gãy Fairweather, hầu như 40 triệu m3 đá rơi cùng lúc xuống vùng biển phía trước vịnh, và sau
đó xuất hiện một cột sóng thần vĩđại cao 520 m ở bờ bên kia của vịnh. Ngọn sóng lớn đầu tiên có độ cao 180 m di chuyển với tốc độ 160 km/h. Nhưng sau đó thì năng lượng và đột cao của sóng thần này giảm rất nhanh, một trong số chúng di chuyển ra ngoài khơi và không thể
ghi nhận bằng máy đo tại các trạm đo thủy triều.