Bài học cho hôm nay và hành động cho tương la
6.1 Những bài học xót xa
Ngay sau khi thảm họa sóng thần xảy ra và tàn phá nặng nề 11 quốc gia ven Ấn Độ Dương, cộng đồng khoa học và các nhà chức trách đã nỗ lực phân tích tất cả những yếu kém về khả
năng phân tích và dự đoán tai họa này, không riêng cho khu vực Ấn Độ Dương mà cho cả
toàn thế giới.
Trước khi tai họa xảy ra, các nhà chức trách của các nước trong khu vực luôn thờ ơ trước những lời cảnh báo về một thảm họa sóng thần có thể xảy ra. Trong khi đó, cộng đồng khoa học vẫn chưa thật sự phát triển được một hệ thống cảnh báo sóng thần toàn diện và có độ
chính xác cao. Sự khuyến khích đầu tư xây dựng các hệ thống cảnh báo cho khu vực Ấn Độ
Dương cũng nhưở các khu vực khác vẫn chưa đủ sức thuyết phục để thu hút được sự chú ý của chính quyền tại các quốc gia trong vùng.
Hậu quả là, có một lỗ hổng rất lớn không chỉ trong phương diện trang thiết bị cho một hệ
thống báo động toàn diện mà còn ở ý thức của quần chúng về nguồn gốc và bản chất của hiện tượng thiên tai vô cùng nguy hiểm này. Rõ ràng, con người vẫn chưa được chuẩn bịđầy đủ, về vật chất lẫn tinh thần, về phương tiện lẫn tri thức, đểđối mặt với thiên tai.
Sau đây chỉ là những ví dụ nho nhỏ để chứng minh cho sự thiếu chuẩn bị này. Tuy rằng những sai lầm và yếu kém không phải là to tát nhưng hậu quảđể lại thì lại vô cùng nặng nề
một khi “sự cố” đáng tiếc xảy ra.