5. Bố cục của luận văn
4.2.6. Các giải pháp khác
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để tạo điều kiện cho CBCNV đƣợc đóng góp ý kiến nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh; đồng thời thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các bộ phận.
Quan tâm đầu tƣ sở vật chất và trang thiết bị làm việc cho CBCNV.
Thuê các tổ chức tƣ vấn có uy tín để nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức của Vinalines sao cho phù hợp nhất, vừa kế thừa đƣợc các mô hình tổ chức quản trị doanh nghiệp tiên tiến trên thế giới đồng thời đảm bảo thích ứng cao với điều kiện, hoàn cảnh SXKD thực tế của Vinalines.
93
KẾT LUẬN
Cơ cấu tổ chức là cơ sở để tập hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp các nguồn lực của tổ chức nói chung và của doanh nghiệp nói riêng, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có tính quyết định đến sự thành bại của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp chịu sự tác động của môi trƣờng, khi môi trƣờng kinh doanh thay đổi thì cơ cấu tổ chức cần phải thay đổi cho phù hợp nhằm đáp ứng những mục tiêu mới, những đòi hỏi và sức ép của môi trƣờng.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức về bản chất là một quá trình thiết kế lại cơ cấu hay thay đổi cơ cấu, đó là quá trình thay đổi thay đổi liên tục hoặc gián đoạn, có thể là những thay đổi rất nhỏ hay những biến đổi lớn trong cơ cấu nhằm cải thiện hiệu lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Do đó, hoàn thiện cơ cấu tổ chức là việc làm hết sức cần thiết đối với tổ chức, đặc biệt là đối với doanh nghiệp bởi ngày nay các doanh nghiệp không chỉ phải tồn tại trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt mà còn phải đối phó với sự thay đổi liên tục và nhanh chóng của môi trƣờng.
Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) là một doanh nghiệp lớn của Nhà nƣớc hoạt động trong ngành hàng hải; kể từ khi thành lập đến nay đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do nhiều yếu tố không thuận lợi cả khách quan lẫn chủ quan dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinalines bị sa sút nghiêm trọng; một trong những nguyên nhân chính đó là do cơ cấu tổ chức của Vinalines đã không thay đổi kịp thời để đáp ứng với sự thay đổi của môi trƣờng. Nhận thức đƣợc vấn đề này, kể từ năm 2012 đến nay Vinalines đã thực hiện quyết liệt công tác tái cơ cấu toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, để đáp ứng với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới nhất là việc chuyển đổi loại hình tổ chức doanh nghiệp trong thời gian tới, thì việc tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Vinalines là cần thiết.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng cơ cấu tổ chức cùng với chiến lƣợc phát triển của Vinalines giai đoạn 2016-2020, tác giả đã vận dụng những kiến
94
thức lý thuyết để đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Vinalines; nhằm mục đích đảm bảo có tính khoa học, không làm xáo trộn lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phù hợp với đặc thù riêng của Vinalines và có tính khả thi.
Do khả năng và kiến thức của tác giả còn hạn chế nên Luận văn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô giáo, các anh chị học viên và đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Chính phủ nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nghị định về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu số 25/2010/NĐ-CP, ngày
19/3/2010.
2. Chính phủ nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nghị định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần số 59/2011/NĐ-CP, ngày
18/7/2011.
3. Chính phủ nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nghị định về phân công, phân cấp
thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp số 99/2012/NĐ-CP, ngày 15/11/2012.
4. Chính phủ nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nghị định về tập đoàn kinh tế nhà
nước và tổng công ty nhà nước số 69/2014/NĐ-CP, ngày 15/7/2014.
5. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2013. Giáo trình Quản trị học. Hà Nội: NXB Tài chính.
6. Hoàng Minh Tuyến, 2013. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Tấn Phát. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Đà Nẵng.
7. Ngô Kim Thanh, 2012. Quản trị doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
8. Ngô Thị Việt Nga, 2012. Tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp dệt may của Tập
đoàn dệt may Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân.
9. Nguyễn Hải Sản, 1998. Quản trị học. Hà Nội: NXB Thống kê.
10. Nguyễn Hữu Tri, 2012. Lý thuyết tổ chức. Hà Nội:NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật.
11. Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền, 2011. Quản trị kinh doanh. Hà
96
12. Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2013. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại
Công ty cổ phần Xây lắp thủy sản Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học
Đà Nẵng.
13. Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự, 2013. Giáo trình Quản lý học. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
14. P.Samuelson, 2000. Kinh tế học. Hà Nội: NXB Giáo dục.
15. Quốc hội Nƣớc cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, ngày 29/11/2005.
16. Quốc hội Nƣớc cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, ngày 26/11/2014.
17. Thủ tƣớng Chính phủ Nƣớc cộng hòa XHCN Việt Nam, Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ số 35/2013/QĐ-TTg, ngày
07/6/2013.
18. Thủ tƣớng Chính phủ Nƣớc cộng hòa XHCN Việt Nam, Quyết định phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015 số 276/QĐ-TTg, ngày 04/02/2013.
19. Trần Đức Cảnh, 2012. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần
thép Việt – Ý. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân.
20. Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), 2010. Cẩm nang Quản trị Công ty. Hà Nội,
tháng 10/2010.
21. Vũ Cao Đàm, 2008. Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà
Nội: NXB Thế giới.
Tiếng Anh
22. Jørgen Lægaard and Mille Bindslev, 2006. Organizational Theory. [e-book] <http://bookboon.com/en/organizational-theory-ebook> [Accessed 20 August 2015].
97
Website
23. Vƣơng Đình Huệ, 2011. Giải pháp chủ yếu nhằm tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nƣớc (Trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nƣớc). <http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/TCTDNNN?p_page_id=48 626205&pers_id=48624555&item_id=50649615&p_details=1>. [Ngày truy cập: 15 tháng 3 năm 2015].
24. Phạm Thị Hồng Nhung, 2015. Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nƣớc cần phân tách rõ giữa chức năng quản lý nhà nƣớc và quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc. <http://moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/PhapLuatKinhTe/View_detail.aspx?ItemI D=436>. [Ngày truy cập: 20 tháng 8 năm 2015].
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY MẸ - TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (VINALINES)
(Những thông tin do Anh/Chị cung cấp chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu Luận văn “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)
I. Đánh giá về cơ cấu tổ chức hiện tại của Vinalines
Anh/Chị hãy vui lòng đánh giá về cơ cấu tổ chức hiện tại của Vinalines theo các tiêu chí dƣới đây, với thang điểm từ 1 đến 5 và tƣơng ứng với mức độ tăng dần từ rất thấp đến rất cao (đánh dấu X vào ô tương ứng), cụ thể:
1 2 3 4 5
Rất thấp Thấp Bình thƣờng Cao Rất cao
TT Tiêu chí Mức đánh giá
1 2 3 4 5
1. Mức độ đƣợc tham gia của Anh/Chị vào việc xây dựng các mục tiêu cụ thể của bộ phận đang công tác và mục tiêu chung của Vinalines.
2. Mức độ thống nhất giữa mục tiêu của bộ phận Anh/Chị đang công tác với mục tiêu chung của Vinalines.
3. Sự hợp lý của số cấp quản trị so với mục tiêu, nhiệm vụ của Vinalines.
4. Tính đầy đủ và hợp lý trong việc thiết lập các bộ phận và bố trí nhân lực để thực hiện các hoạt động quản trị doanh nghiệp.
5. Hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp quản trị cũng nhƣ các bộ phận.
6. Tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của các thông tin đƣợc cung cấp và sử dụng trong nội bộ Vinalines.
TT Tiêu chí Mức đánh giá 1 2 3 4 5
7. Mức độ cụ thể hóa về các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cá nhân, bộ phận. 8. Sự chồng chéo hay không rõ ràng trong các quy
định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận.
9. Mức độ công khai về cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các bộ phận, cá nhân; bản mô tả công việc.
10. Việc tuân thủ thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các bộ phận, cá nhân trong thực tế.
11. Khả năng xử lý của Vinalines nói chung và của các bộ phận nói riêng đối với các tình huống bất thƣờng xảy ra trong tổ chức cũng nhƣ ngoài môi trƣờng.
12. Tính hiệu quả về mặt kinh tế của cơ cấu tổ chức hiện tại (so sánh giữa việc thực hiện nhiệm vụ quản trị để đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức với chi phí cho bộ máy quản trị).
II. Ý kiến nhận xét, kiến nghị và đề xuất về việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Vinalines
1. Theo Anh/Chị thì cơ cấu tổ chức hiện tại của Vinalines có những điểm
2. Theo Anh/Chị anh chị thì cơ cấu tổ chức hiện tại của Vinalines có những điểm yếu nào? Và nguyên nhân chính của những điểm yếu đó là gì?
3. Ý kiến đề xuất của Anh/Chị về các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức
của Vinalines
4. Các ý kiến khác
PHỤ LỤC 2
CÂU HỎI ĐỊNH HƢỚNG CHO PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP
1. Theo Anh/Chị thì cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có tầm quan trọng nhƣ thế nào đối với công tác quản trị hoạt động SXKD và tại sao?.
2. Anh/Chị có ý kiến đánh giá nhƣ thế nào về cơ cấu tổ chức hiện tại của Vinalines?, nhất là về việc thành lập các bộ phận trong tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận này để thực hiện mục tiêu chung của Vinalines và đáp ứng các yêu cầu của công tác quản trị doanh nghiệp.
3. Với cơ cấu tổ chức hiện tại thì bản thân Anh/Chị và bộ phận do Anh/Chị phụ trách đang gặp phải những khó khăn, vƣớng mắc gì trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao?.
4. Anh/Chị có ý kiến đánh giá nhƣ thế nào về mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới; sự phối hợp công tác giữa các bộ phận của Vinalines?.
5. Theo Anh/Chị thì cơ cấu tổ chức hiện tại của Vinalines có những điểm mạnh, điểm yếu nào và nguyên nhân của những điểm yếu này là gì?.
6. Để cơ cấu tổ chức của Vinalines hoạt động hiệu quả cao hơn nữa thì cần phải thay đổi những vấn đề gì? Ví dụ nhƣ: cơ cấu lại các bộ phận; quy định lại chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận; thực hiện phân cấp, phân quyền nhiều hơn nữa hay sắp xếp, bố trí lại cán bộ v.v…
7. Để thực hiện tốt việc thay đổi theo nhƣ ý kiến của Anh/Chị thì cần phải có những điều kiện gì đáp ứng?.
8. Anh/Chị sẽ phản ứng ra sao nếu việc thay đổi cơ cấu tổ chức có ảnh hƣởng trực tiếp đến công việc và quyền lợi hiện tại của anh chị?.