- Tính giá nguyên liệu, vật liệu xuất kho:
b. Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu(CCDC)
3.2 Các biện pháp hoàn thiện
Trong quá trình hạch toán, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn những vấn đề tồn tại nhất định cần phải hoàn thiện để đảm bảo tính chính xác, khoa học và có hiệu quả trong công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ của Công ty Thuỷ điện
GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Nga
Hoà Bình. Với tư cách là một sinh viên thực tập, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Thuỷ điện Hoà Bình như sau :
Thứ nhất, cần lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho. Giá nguyên vật liệu trên thị trường thường xuyên biến động, chi phí vật liệu lớn nên chỉ cần một thay đổi nhỏ về giá trị vật tư cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Mặc dù vậy, đến nay Công ty Thuỷ điện Hoà Bình vẫn chưa tiến hành lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, điều này ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nếu giá cả nguyên vật liệu trên thị trường biến động quá lớn.
Vì vậy, Công ty Thuỷ điện Hoà Bình nên tiến hành lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu để bù đắp chi phí nguyên vật liệu biến động đột xuất gây ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ.Việc lập dự phòng phải dựa trên nguyên tắc là chỉ lập dự phòng cho những loại vật liệu tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thị trường thấp hơn giá trị ghi sổ.
Mức dự phòng cần lập cho năm tới =
Số vật liệu tồn kho cuối niên độ x
Mức giảm giá vật liệu
Trong đó : Mức giảm giá vật liệu = Đơn giá ghi sổ - Đơn giá thực tế trên thị trường.
Tài khoản sử dụng là tài khoản 229: Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu.
Bên cạnh đó, công ty nên lập trích dự phòng chi phí sửa chữa lớn trong từng kỳ sản xuất nhằm tạo ra nguồn kinh phí phục vụ cho viêc sửa chữa nâng cấp TSCĐ, việc trích phòng chi phí được tập hợp vào chi phi của các TK liên quan trong kỳ
Với trình tự hạch toán như sau: Khi thực hiên trích trước:
Nợ TK 623, 627, 642
Có TK 335 (chi tiết SCL TSCĐ) Chi phí SCL phát sinh:
Nợ TK 335
Có TK 623, 627, 642
Cần lập dự trữ NVL một cánh hợp lý nên đặt ra mức tối thiểu và mức tối đa trong việc dự trữ NVL để phục vụ hợp lý cho việc sản xuất – kinh doanh nhằm tránh những rủi ro khách quan do thị trường biến động đem lại.
GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Nga
Kiểm tra quá trình xuất nhập một cách hợp lý hơn cần có một phương pháp thích hợp hơn như “phương pháp số dư” phương pháp này tránh được sự ghi chép trùng lặp và dàn điều công việc ghi chép trong kỳ, nhưng phương pháp này đòi hỏi trình độ nhân viên kế toán có trình độ cao. Đây không phải là vấn đề công ty mắc phải.
Thứ hai, về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán. Trong thời kỳ nền kinh tế lạm phát như thời điểm này theo em Công ty nên chọn phương pháp tính giá nhập sau xuất truớc. Theo phương pháp này, giả thiết vật liệu nào nhập kho sau cũng sẽ xuất trước và những vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ gồm vật liệu mua vào đầu kỳ, ngược lai với phương pháp nhập trước xuất trước. Thế mạnh của phương pháp này sẽ cho doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại vì doanh thu hiện tại được tạo ra từ nguyên vật liệu được mua ở thời điểm gần nhất. Khi giá nguyên vật liệu trên thị trường có xu hướng tăng lên, việc áp dụng phương pháp này sẽ cho giá vốn cao hơn.
Thứ ba, về chứng từ và luân chuyển chứng từ. Công tác hoàn thiện phải dựa trên mô hình chung trong hạch toán, những quy định về ghi chép và luân chuyển chứng từ để hoàn thiện. Việc sử dụng chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ rất quan trọng trong công tác giám sát tình hình xuất nhập tồn nguyên vật liệu. Bởi hoạt động kinh doanh nói chung rất đa dạng nên tuỳ từng doanh nghiệp cụ thể mà việc tổ chức hạch toán cũng có những điểm khác nhau giữa các đơn vị. Do đó, căn cứ nền tảng để hoàn thiện phải là các quy định chung của chế độ kế toán hiện hành.
Về sổ kế toán chi tiết. Hiện nay Công ty Thuỷ điện Hoà Bình mua nguyên vật liệu từ rất nhiều công ty khác theo hình thức trả tiền khi lấy được nguyên vật liệu về nhập kho, đó là chưa kể đến mua chịu các khoản khác. Tuy nhiên, Công ty không mở sổ nhật ký đặc biệt để theo dõi riêng mà tất cả các nghiệp vụ đều được cập nhật vào sổ nhật ký chung. Theo em, Công ty nên mở sổ nhật ký mua hàng trong trường hợp này.
GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Nga
Bảng 3 - 1: Nhật ký mua hàng
Nhật ký mua hàng Chứng
từ
Diễn giải Ghi nợ các TK đối ứng TK 331 Tổng số tiền phải trả người bán Ghi chú SH NT Vật liệu chính Vât liệu phụ 3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Kết luận 3.3.2. Kiến nghị Về phía nhà nước
- Hỗ trợ lãi suất, tăng số vốn vay hỗ trợ cho DN tư nhân và kéo dài thời gian hoàn các khoản vay cho DN vừa và nhỏ
- Có chính sách thuế ưu đãi, đặc biệt với DN kinh doanh hiệu quả, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước
Về phía Công ty
Công ty cần tuân thủ một cách chính xác đầy đủ những quy định chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành trong thời điểm hiện hành. Không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực kế toán, liên tục cập nhật những quy định mới để nhân viên có thể nắm bắt kịp thời. Liên tục ứng dụng các công nghệ mới, các phần mềm quản lý kế toán để áp dụng cho hoạt động kế toán của doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả làm việc và đưa ra báo cáo có độ chính xác cao nhất.
GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Nga
KẾT LUẬN
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu đóng một vai trò hết sức quan trọng(chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm), do đó việc quản lý nguyên vật liệu cần được chú trọng trong công tác hạch toán nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là yếu tố có vị trí quan trọng trong sản xuất của công ty.chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Với số lượng lớn, đa dạng về chủng loại việc ghi chép hạch toán cần được thực hiện khoa học, tính lượng hàng tồn kho hợp lý, tiết kiệm chi phí đòi hỏi lãnh đạo phòng vật tư cũng như phòng kế toán phải quan tâm rất nhiều. Trong những năm qua công tác quản lý, hạch toán vật tư tại công ty đã hoàn thiện rất nhiều nhưng không tránh khỏi những thiếu xót.
Với đề tài “ Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại Công ty thủy điện Hòa Bình “ một lần nữa đã giúp em thấy được tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu trong quản lý kinh tế. Kế toán nguyên vật liệu không những giúp cho các nhà quản trị có thể đưa ra những biện pháp quản lý và hướng điều chỉnh phù hợp với sản xuất mà nó còn giúp cho công ty có thể bảo quản tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy và tốc độ chu chuyển của vốn kinh doanh.
Sau thời gian thực tập tại Công ty thủy điện Hòa Bình, nắm bắt được tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất điện, em đã thấy được những mặt mạnh cần phát huy, những điểm còn tồn tại cần khắc phục và đưa ra một số ý kiến đề xuất với mong muốn góp phần nào đó hoàn thiện hơn công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty. Cũng qua thời gian tìm hiểu thực tế ở công ty, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm cũng như ứng dụng thực tế về công tác kế toán giúp em củng cố thêm những kiến thức về lý luận mà em đã được học ở trường , thu hẹp giữa lý luận và thực tiễn.
Do hiểu biết về lí luận cũng như thực tiễn còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp nhận xét của thầy, cô để báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn!
Hòa Bình, Ngày 3 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Nga