thủy điện Hòa Bình) là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam.
Ngay sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng và nhà nước ý thức rõ: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì điện khí hóa phải đi trước một bước. Trong đó, muốn tận dụng điều kiện tự nhiên có sẵn và tranh thủ sự giúp đỡ về vốn kinh nghiệm cũng như khoa học kỹ thuật, công nghệ của cả hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô thì xây dựng thủy điện là phương án kinh tế có tính khả thi nhất. Dòng Sông Đà là dòng sông lớn chảy xuyên qua miền Tây Bắc, có dòng chảy mạnh lưu lượng nước lớn. Chinh phục dòng sông hùng vĩ này trở thành khát khao của các dân tộc trên địa bàn con sông này chảy qua nói riêng cũng như nhân dân Việt Nam nói chung. Chính vì lẽ đó mà Đảng và nhà nước ta đã cử cán bộ đến để điều tra, khảo sát, lập luận
GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Nga
chứng kinh tế kỹ thuật để làm tiền đề cho việc xây dựng công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á- công trình của thế kỷ 20.
+ Ngày 6/11/1979: Khởi công xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình.
+ Ngày 31/12/1988: Tổ máy phát điện số 1 đã đưa vào sử dụng hòa lưới điện quốc gia.
+ Ngày 20/12/1994: Tổng bí thư Đỗ Mười thay mặt Đảng, nhà nước trịnh trọng cắt băng khánh thành nhà máy thủy điện Hòa Bình (nay là công ty thủy điện Hòa Bình).
Sau 15 năm ( từ năm 1979-1994) lao động miệt mài, gian khổ, với mồ hôi trí tuệ và cả máu của hàng chục nghìn người thuộc nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương, công ty thủy điện hòa bình chính thức đưa vào sử dụng với 8 tổ máy có công suất 1.920 MW. Con sông hung dữ nhất Việt Nam đã trở thành con sông cung cấp nguồn điện năng lớn nhất cho đất nước.
Ngày này, sau hơn 20 năm đưa vào vận hành, công ty thủy điện Hòa Bình đã sản xuất hơn 143 tỷ Kwh điện, đây là con số có ý nghĩa vô cùng to lớn góp phần vào sự nghiệp công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó hàng năm công trình còn góp phần chống lũ chống hạn cho đồng bằng châu thổ Sông Hồng, tạo điều kiện phát triển nông- công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế lớn cho xã hội.
Công ty thủy điện Hòa là một trung tâm điện lực lớn nhất của Việt Nam, nằm ở bậc thang dưới trong quy hoạch phát triển nguồn điện trên Sông Đà. Đây là công trình thuộc Công trình đa mục tiêu, có 4 chức năng chính: Chống lũ, Phát điện, Chống hạn, và Cải thiện giao thông thủy.
+ Về Chống lũ: Được thực hiện từ 15/6 đến 15/9 dưới sự chỉ đạo của ban phòng chống lụt bão trung ương, trong suốt thời gian mưa lũ hồ chứa nước Hòa Bình luôn giành cho một dung tích chống lũ cần thiết để tích lại khối lượng nước thích hợp nhằm giảm lượng nước đổ vào Sông Hồng trong thời gian mưa lũ.
+ Về Phát điện: Nhiệm vụ này có thê chia thành 3 thời kỳ: Các tháng mùa khô từ tháng11 đến tháng 5 năm sau; Các tháng làm nhiệm vụ chống lũ từ ngày 15/6 đến 15/9; Các tháng tích nước đầyhồ là tháng 9 và 10;
Trong mỗi thời kỳ, việc phát điện được tiến hành theo quy tắc riêng. Theo kế hoạch phương thức phát điện do tập đoàn điện lực Việt Nam giao cho và sự chỉ đạo
GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Nga
của trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia được điều chỉnh theo trạng thái thực của hồ chứa.
+ Tưới tiêu: Đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp phía hạ lưu theo mùa vụ.
+ Giao thông thủy: Tại vận tải dọc hồ chứa Sông Đà đảm bảo lượng nước tối thiểu cho giao thông đường thủy phía hạ lưu Sông Đà.
Ngoài các chức năng trên Công ty thủy điện Hòa Bình đã và đang dần dần cải thiện môi trường, tạo nên vùng tiểu khí hậu trong lành, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình khi triển khai tổ chức du lịch long hồ và nuôi trồng thủy sản dọc theo Sông Đà. Đặc biệt, nguồn nước Hòa Bình đã được khai thác để cung cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội.
*Ngành nghề kinh doanh của công ty + Sản xuất điện năng.
+ Sửa chữa, bảo dưỡng, thí nghiệm, thiết bị điện, cơ khí thủy lực và các công trình thủy công của Công ty.
+ Thực hiện công tác đào tạo nhân lực cho các Công ty và nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật bậc cao.
+ Xây dựng và lắp đặt các công trình điện đường dây và trạm biến áp đến 110Kv và các công trình điện dân dụng.
+ Phân tích, thí nghiệm các loại dầu.
+ Trắc địa công trình dân dụng và công nghiệp.
+ Thi công lắp đặt và vận hành các nhà máy thủy điện đến 100Mw. + Chuẩn bị sản xuất cho các nhà máy thủy điện.
+ Dịch vụ hướng dẫn cho các nhà máy thủy điện. + Lặn khảo sát, lắp đặt công trình dưới nước.
2.1.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty
Công ty thủy điện Hòa Bình chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất là điện năng, là loại sản phẩm không thể dự trữ được, sản xuất ra bao nhiêu tiêu dùng bấy nhiêu. Do vậy, sản xuất và tiêu thụ điện phải thông qua hệ thống đường dây tải điện các trạm biến áp đến tận nơi tiêu thụ, là một sản phẩm rất nguy hiểm đến tính mạng của con người bởi vậy trong sản xuất cũng như tiêu thụ phải tuyệt đối an toàn. Hơn
GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Nga
nữa, Công ty là nguồn cung cấp điện chủ yếu cho hệ thống điện quốc gia nên nếu có sự cố sẽ rất nghiêm trọng, điều này càng đòi hỏi công tác vận hành an toàn phải được đặt lên hàng đầu.
Sơ đồ2.1: Quy trình sản xuất điện của Công ty:
* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty:
Công ty thủy điện Hòa Bình là một doanh nghiệp nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam. Để phù hợp với yêu cầu sản xuất, công ty thực hiện theo mô hình tổ chức quản lý tập trung.
Công trình thủy công Tua bin thủy lực Máy phát điện Máy biến thế 15,75/V2 20KV Thanh cái 220KV Thiết bị phụ Tạo cột nước Quay máy Điện 220KV Điện 15,75KV Cấp điện cho công ty truyền tài
GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Nga
Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý Công ty Thủy điện Hòa Bình
Giám đốc Phó giám đốc vật tư - XDCB Phó giám đốc kỹ thuật Phòng vật tư Phân xưởng dịch vụ P.Tài chính kế toán P.Tổ chức lao động Văn phòng P.Kế hoạch kĩ thuật Phân xưởng điện Phân xưởng tự động Phân xưởng máy Phân xưởng vận hành Phân xưởng thủy lực
GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Nga Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc:
- Giám đốc là người đứng đầu trong bộ máy qua quản lý sản xuất kinh doanh, là người duy nhất đại diện hợp pháp của công ty .Giam đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất, chịu trách nhiệm trước pháp luật và tập đoàn về quá trình phát triển, bảo toàn vốn và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc là người cộng sự đắc lực của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc, tập đoàn và trước pháp luật về những công việc được giao. Thay mặt giám đốc phụ trách quản lý lĩnh vực mà mình phụ trách.
- Phòng tổ chức – lao động: Là đơn vị trực tiếp nhận và xử lý thông tin có lien quan đến công việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn nhà máy và thực hiện sự phối hợp với cơ quan công an, quân đội, chính quyền địa phương. Trong đó: