Đánh giá kế toán NVL – CCDC tại Công ty Thủy điện Hòa Bình

Một phần của tài liệu Kế toán NVL – CCDC tại công ty thủy điện hòa bình (Trang 56 - 58)

- Tính giá nguyên liệu, vật liệu xuất kho:

b. Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu(CCDC)

3.1. Đánh giá kế toán NVL – CCDC tại Công ty Thủy điện Hòa Bình

Ưu điểm

 Thứ nhất, việc áp dụng chế độ hạch toán, ghi chép ban đầu kế toán luôn phản ánh một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ vào hệ thống sổ sách kế toán theo đúng chế độ hiện hành. Trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý và chặt chẽ, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi sổ trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ. Đồng thời với việc thực hiện trên máy còn được in ra các mẫu biểu sổ sách theo đúng quy định. Vì thế công tác kế toán đảm bảo phản ánh trung thực và chính xác tình hình tài chính của Công ty Thuỷ điện Hoà Bình.

 Thứ hai, việc tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung là phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thuỷ điện Hoà Bình. Nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn, được tập huấn sử dụng thành thạo phần mềm FMIS thống nhất trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nhân viên kế toán của các chi nhánh, phân xưởng đơn vị trực thuộc Công ty Thuỷ điện Hoà Bình đã cung cấp tình hình sử dụng vật tư, quyết toán đầy đủ, kịp thời mục đích sử dụng nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ và các khoản chi phí khác tính giá thành. Mỗi phần hành kế toán lại được phân công, phân nhiệm cho một hoặc một số người chịu trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên giữa các phần hành lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hệ thống kế toán trong Công ty Thuỷ điện Hoà Bình.

 Thứ ba, trong điều kiện áp dụng kế toán phần mềm, số lượng, chủng loại nguyên vật liệu và công cụ - dụng cụ của Công ty Thuỷ điện Hoà Bình là rất đa dạng, phong phú về chủng loại. Công ty Thuỷ điện Hoà Bình đã tiến hành mã hoá được các đối tượng quản lý như : mã vật tư, kho địa lý, bộ phận sử dụng, mã công trình, mã nhà cung cấp, mã chất lượng,…một cách chi tiết, thuận lợi cho công tác kế toán. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên là hợp lý cho phép theo dõi một cách thường xuyên tình hình nhập - xuất – tồn kho, cũng như việc áp dụng hạch toán chi tiết theo phương pháp ghi thẻ song song cho phép kế toán có thể biết số lượng tồn kho của vật tư theo từng kho tại thời điểm bất kỳ, giúp cho việc quản lý và dự trữ phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Thuỷ điện Hoà Bình.

GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Nga

 Thứ tư, về tình hình quản lý nguyên vật liệu.

•Khâu mua sắm nguyên vật liệu : Để có nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh thì trước hết mua nguyên vật liệu là công việc quan trọng hàng đầu, ở Công ty Thuỷ điện Hoà Bình việc mua sắm vật tư đã thực hiện theo đúng quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và quy chế đấu thầu của nhà nước. Tất cả nguyên vật liệu mua sắm đều phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với lưới điện tỉnh miền núi, sử dụng những nguyên vật liệu có tính năng kỹ thuật vượt trội về các thông số như : cấp chính xác, mức tiêu hao năng lượng, khả năng chịu dòng ngắn mạch,…đã góp phần rất lớn vào việc giảm tổn thất điện năng, giảm bớt sự cố lưới điện. Việc mua sắm nguyên vật liêu đã có sự phối hợp thực hiện đồng bộ và chặt chẽ giữa các phòng ban, đơn vị từ khâu lập kế hoạch trên cơ sở yêu cầu thực tế của công tác vận hành, công tác sửa chữa lớn, công tác xây dựng cơ bản đến khâu tổ chức đấu thầu, mua sắm, tiếp nhận.

•Khâu bảo quản và dự trữ : Do khối lượng nguyên vật liệu là rất nhiều nên Công ty Thuỷ điện Hoà Bình đã tổ chức thành nhiều kho địa lý (mỗi đơn vị trực thuộc một kho riêng) để thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng tại các chi nhánh điện, thuận tiện cho việc nhập - xuất kịp thời, kiểm tra, kiểm kê khi cần thiết. Đồng thời lại giúp cho việc bảo quản dự trữ vật tư được thuận tiện, đảm bảo tốt chất lượng vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

•Khâu sử dụng : Các đơn vị trực thuộc đều phải thực hiện việc lập định mức và kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu, vì vậy mà việc sử dụng đảm bảo tiết kiệm đúng mục đích. Tạo điều kiện tiết kiệm vật tư giảm được chi phí nguyên vật liệu, từ đó góp phần hạ giá thành.

 Thứ năm, đánh giá nguyên vật liệu xuất kho, hiện nay Công ty Thuỷ điện Hoà Bình đánh giá trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân giá quyền tức thời trong điều kiện áp dụng phần mềm vi tính là rất phù hợp. Đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời cho kế toán quản trị, hơn nữa do việc tính giá tự động trên máy nên làm cho việc hạch toán vật tư xuất kho trở nên đơn giản hơn.

 Thứ sáu, phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu phù hợp với đặc thù của Công ty Thuỷ điện Hoà Bình, tại kho Thủ kho cập nhật kịp thời đầy đủ số lượng vật tư vào các sổ liên quan, phòng Tài chính - Kế toán nhập đơn giá chính xác để tiến hành nhập kho. Công việc ghi chép và đối chiếu giữa kế toán nguyên vật liệu và thủ

GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Nga

kho được thực hiện thường xuyên liên tục, do vậy thuận tiện cho công tác hạch toán nguyên vật liệu được chính xác, kịp thời.

Nhược điểm

 Hiện nay Công ty Thuỷ điện Hoà Bình chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.  Về chứng từ kế toán:Do trình tự luân chuyển chứng từ đơn giản, gọn nhẹ dẫn đến sẽ sao nhãng trong xử lý thông tin vì một kế toán kiêm nhiệm nhiều việc.. Mặc dù Công ty có sử dụng phần mềm kế toán nhưng việc sử dụng chứng từ công ty vẫn phải viết tay những chứng từ : thu, chi, nên nhiều khi không tránh khỏi việc sai và tẩy xoá

Khi khách hàng đã chấp nhận thanh toán mặt hàng đã lựa chọn thì ngay lập tức được in hóa đơn GTGT qua quá trình nhập thông tin của nhân viên thanh toán. Với số lượng khách hàng đông không thể không tránh khỏi việc nhầm lẫn, sai xót về thông tin và việc sửa chữa không phải là đơn giản. Bởi tờ hóa đơn không được xé bỏ hay in lại.

 Việc nhập, xuất nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên nhưng công ty lại áp dụng phương pháp kê toán chi tiết: ghi thẻ song song để hạch toán. Phương pháp này chưa phù hợp với tình hình thực tế của công ty bởi vì việc ghi chép vẫn còn trùng lặp giữa thủ kho và kế toán vế mặt số lượng. Đặc biệt, đội ngũ kế toán của công ty còn ít, chỉ có 1- 2 người làm công tác kế toán nguyên vật liệu nên khối lượng công việc rất lớn. Điều này sẽ ản hưởng đến chất lượng công tác kê toán tại công ty.

 Công ty đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ nên việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho bị dồn vào cuối tháng khi đã xác định được đơn giá xuất nguyên vật liệu. Điều này làm cho việc quản lý nguyên vật liệu xuất kho và mặt giá trị gặp khó khăn.

 Lượng vật tư tồn kho còn nhiều hơn định mức mà đơn vị chủ quản Công ty Thuỷ điện Hoà Bình giao. Cụ thể tồn kho thực tế cuối quý I của Công ty Thuỷ điệnHoà Bình là 2,1 tỷ đồng, trong khi đó kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao là 1,6 tỷ đồng.

 Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ít được thực hiện, chưa thường xuyên liên tục đối với các bộ phận trực thuộc.

Một phần của tài liệu Kế toán NVL – CCDC tại công ty thủy điện hòa bình (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w