IV. TÍNH PHÁP CHẾ
5. Về xây dựng đồng bộ khu tái định cư
2.2. Mục tiêu và tổ chức thực hiện
- Phải đảm bảo, hài hoà lợi ích của người bị thu hồi đấtm chủ đầu tư và Nhà nước, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của công cuộc phát triển đất nước mà trước tiên là mục tiêu vì con người, đảm bảo lợi ích chính đáng của người bị thu hồi đất và TĐC không tự nguyện, tiếp đến là động viên, khuyến khích các nhà đầu tư.
- Về công tác tổ chức nên để chủ đầu tư làm phó Ban đền bù GPMB và Sở Địa chính của địa phương làm thường trực Hội đồng đền bù GPMB và TĐC nhằm đảm bảo tiến độ dự án, xây dựng tổ chuyên trách về công tác TĐC có đủ thẩm quyền đề ra các quyết định cần thiết rút ngắn thời gian đền bù, tăng cường hiệu quả của công tác này, giảm bớt tổn thất kinh tế của xã hội.
- Nhà nước cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ quan có thẩm quyền và Hội đồng đền bù các cấp về công tác quản lý, tổ chức thực hiện đền bù GPMB và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Mặt khác, cần thiết phải thành lập một cơ quan, đơn vị hoặc một tổ chức chuyên trách trực thuộc Chính phủ, thay mặt Chính phủ giám sát quá trình thực hiện NĐ 22/CP ở các địa phương, kịp thời quyết định xử lý hành chính, cưỡng chế, (kể cả truy tố trước pháp luật) các trường hợp vi phạm pháp luật đối với người sử dụng đất, người bị thu hồi đất, cá nhân, cơ quan đại diện Nhà nước của địa phương, hội đồng đền bù, hội đồng thẩm định các cấp.
- Chính quyền địa phương các cấp phải coi trọng việc tổng kết, rút kinh nghiệm về kết quả đạt được, khuyết điểm tồn tại trong việc thực hiện đền bù GPMB và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất đối với từng dự án thuộc phạm vi địa phương mình thực hiện. Khi triển khai thực hiện, nếu có gì vướng mắc hoặc có những nội dung cần kiến nghị mang tính chất bức xúc, thiết thực trong đền bù TĐC, theo phân cấp, các cơ quan tại địa phương báo cáo với cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức chuyên trách về công tác đền bù TĐC của Chính phủ để trình Chính phủ bổ sung, sửa đổi kịp thời và từng bước hoàn thiện chính sách đền bù GPMB và TĐC, đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả của pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng trong quá trình hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam.