Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Tác động của pháp luật và khuôn khổ các chính sách hiện hành đối với công tác thu hồi đất GPMB (Trang 49 - 50)

IV. TÍNH PHÁP CHẾ

2. Tính pháp chế trong công tác đền bù GPMB và TĐC

2.2. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền chưa đồng bộ, kịp thời, thay đổi liên tục là cơ sở để người bị thu hồi đất so sánh, khiếu kiện làm chậm tiến độ thực hiện dự án.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, chủ đầu tư chưa chặt chẽ, việc tổ chức thực hiện công tác GPMB thiếu sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra giám sát của các phòng ban chuyên môn và chính quyền cơ sở, bộ máy tổ chức thực hiện công tác GPMB đa số các địa phương sử dụng cán bộ kiêm nhiệm, chưa am hiểu chính sách pháp luật về đền bù dẫn đến sai sót trong công tác khảo sát điều tra, lập phương án áp dụng chế độ chính sách của Nhà nước gây khiếu kiện thắc mắc trong nhân dân.

Nhiều địa phương trong khu vực điều tra, các cơ quan có thẩm quyền chưa niêm yết công khai phương án đền bù cho nhân dân biết nên người bị ảnh hưởng thực hiện sai chủ trương, chính sách của Nhà nước (Thanh Trì - Hà Nội).

- Công tác thực hiện đền bù ở nhiều địa phương còn trái với ổn định tại NĐ 22/CP như việc áp dụng sai chủ trương, chính sách gây nên sự thiệt

thòi cho người bị thu hồi đất, nổi bật là chính sách hỗ trợ. Qua điều tra thực tế thiệt thòi cho người bị thu hồi đất, nổi bật là chính sách hỗ trợ. Qua điều tra thực tế ở Hải Dương, Hà Nội hầu như các dự án không có chính sách hỗ trợ di chuyển (mặc dù trong phương án có quy định rất cụ thể các mức hỗ trợ), hoặc nếu có thì rất ít, dẫn đến việc người dân thắc mắc, mất lòng tin vào chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ đào tạo chuyển nghề đối với các dự án có quy mô thu hồi diện tích đất nông nghiệp lớn chưa được các chủ đầu tư chú trọng. Thực trạng trên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người bị ảnh hưởng không có công ăn, việc làm ngày càng tăng ở nhiều địa phương.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đền bù GPMB cho người dân chưa được chính quyền địa phương chú trọng. Theo số liệu điều tra tại 10 tỉnh, thành phố số hộ được nghe tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng chỉ chiếm 39,12%. Vì vậy, tình trạng người dân hiểu chưa đúng, thực hiện sai lệnh những quy định của NĐ 22/CP, vi phạm pháp luật, khiếu kiện .v.v.. là điều không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Tác động của pháp luật và khuôn khổ các chính sách hiện hành đối với công tác thu hồi đất GPMB (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w