IV. TÍNH PHÁP CHẾ
4. Miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cho các trường hợp phải chi phí đền bù thiệt hạ
phí đền bù thiệt hại
Cho đến thời điểm trước tháng 8/2000 các chủ đầu tư dự án sản xuất kinh doanh, ngoài việc chi trả đền bù cho các hộ dân với lượng kinh phí là không nhỏ và không kém gì số tiền bỏ ra trong trường hợp nhận chuyển nhượng cũng với diện tích đất đó vẫn còn phải nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất. Do đó, chủ đầu tư gặp khó khăn rất lớn về tài chính, chi phí nhiều, dự án thực hiện nhiều khi không có lãi đã làm nản lòng những người có vốn, có nhiệt huyết góp phần xây dựng đất nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư trong nước và nước ngoài.
Đối với các trường hợp thuộc diện được giao đất có thu tiền sử dụng đất, vấn đề này đã được giải quyết để từ khi Nghị định số 38/2000/NĐ - CP
ngày 23/8/2000 của Chính phủ về thu tiền, sử dụng đất được thi hành. Theo quy định của Nghị định số 38/2000/NĐ - CP thì trong trường hợp phải đền bù thiệt hại khi được giao đất thì số tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư phải nộp được tính trừ đi khoản chi phí đền bù thiệt hại đã bỏ ra và mức trừ tối đa đến 90% tiền sử dụng đất. Quy định này là hợp lý và được các nhà đầu tư hoan nghênh.
Đối với các trường hợp thuộc diện thuê đất, chính sách thu nộp tiền thuê đất cũng cần được nghiên cứu lại, trong đó phải tính đến khoản chi phí đền bù mà chủ đầu tư đã bỏ ra đền bù thiệt hại cho người có đất bị thu hồi. Chủ đầu tư cần được giảm mức nộp tiền thuê đất như đã áp dụng đối với trường hợp nộp tiền sử dụng đất.
Cần phải thay đổi quan niệm cho rằng khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách từ hoạt động đầu tư. Hạ mức nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (trong đó có tính trừ tiền đền bù thiệt hại) sẽ thu hút được nhiều hơn các dự án đầu tư, qua đó tăng nguồn thu ngân sách từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các dự án - một vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng để thực hiện cho được cần có thời gian và sự thay đổi của các quy định pháp luật kèm theo.