Nhiệm vụ ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất tác động đến công tác đền bù TĐC.

Một phần của tài liệu Tác động của pháp luật và khuôn khổ các chính sách hiện hành đối với công tác thu hồi đất GPMB (Trang 39 - 40)

III. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ, TĐC TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG, THỰC HIỆNNĐ 22/CP

3. Nhiệm vụ ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất tác động đến công tác đền bù TĐC.

quản lý, sử dụng đất tác động đến công tác đền bù TĐC.

Việc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện đang được Nhà nước quan tâm và từng bước hoàn thiện để đảm bảo năng lực thể chế trong lĩnh vực đất đai nói chung và công tác đền bù GPMB nói riêng, cụ thể sau khi ban hành Luật đất đai 1993, đến nay Nhà nước đã 2 lần trình Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998 và năm 2001 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đất đai là một đối tượng quản lý phức tạp, luôn luôn thay đổi, biến động theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai cũng phải thay đổi cho phù hợp. Thời gian qua, mặc dù hệ thống văn bản, chế độ chính sách đã được ban hành tương đối toàn diện, nhưng việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật ở các địa phương chưa được quan tâm đúng mức, thiếu đồng bộ, làm cho các chủ thể sử dụng đất không đủ điều kiện cần có thể cập nhật kịp thời. Bên cạnh đó, đối với

mỗi loại hình, mục đích sử dụng đất đai lại có sự tác động của các ban ngành có liên quan phục vụ trực tiếp cho mục đích của ngành mình để mang lại lợi ích cao nhất, vì vậy, chưa có sự thống nhất chung dẫn đến phát sinh việc chồng chéo trong công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, công tác đền bù TĐC cũng chịu sự tác động không nhỏ của các tồn tại nên trên. Để khắc phục tình trạng này. Nghị định 90/CP ngày 24/4/1998 thay thế, hình thành cơ sở pháp lý tương đối toàn diện, tuy vẫn còn bất cập nhưng đã có sự thay đổi đáng kể sát với thực tế.

Vấn đề thực hiện văn bản pháp luật ở các địa phương còn nhiều phức tạp, việc triển khai mang tính áp đặt gây bất bình trong nhân dân như việc lập phương án đền bù, quy định của pháp luật là phải có sự thoả thuận công khai giữa ban GPMB và người bị ảnh hưởng nhưng ở Hoà Bình, Hải dương...ban GPMB khảo sát, lập phương án đền bù không đưa ra biện pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tự ổn định cuộc sống, làm cho đời sống của người dân vốn khó khăn lại càng điêu đứng hơn.

Về xác định giá đền bù: Từ năm 1994 đến nay, giá đền bù tại một số địa phương được áp dụng theo bảng giá đất xây dựng trên cơ sở khung giá đất của Chính phủ quy định kèm theo NĐ 87/CP ngày 18/7/1994 ở một số địa phương, mặc dù Chính phủ ban hành NĐ 17/CP ngày 21/3/1998 cho phép các địa phương tăng hoặc giảm 50% (đã điều chỉnh hệ số K theo QĐ 302/1996/QĐ/TTg), nhưng trong thực tế, việc xác định giá đền bù ở một số địa phương được điều tra không thể điều chỉnh được kịp thời và sát giá thực tế do sự biến động của giá thị trường và khả năng sinh lợi của đất mang lại. Đây là một vấn đề bức xúc đòi hỏi các cấp các ngành quan tâm hướng giải quyết dứt điểm trong thời gian tới, cần phải xây dựng khung giá đất phù hợp điều kiện của từng địa phương và thường xuyên được chỉnh sửa, bổ sung theo sự biến động của nền kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Tác động của pháp luật và khuôn khổ các chính sách hiện hành đối với công tác thu hồi đất GPMB (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w