Khảo sát thử nghiệm và đánh giá công cụ

Một phần của tài liệu Tác động của tự đánh giá đến hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học đồng tháp (Trang 46)

8. Mô hình nghiên cứu

2.6. Khảo sát thử nghiệm và đánh giá công cụ

2.6.1. Khảo sát thử nghiệm

Phiếu khảo sát sau khi được thiết kế sẽ được khảo sát thử nghiệm trên mẫu là giảng viên khoa sư phạm Toán – Tin. Đây là đối tượng dùng để khảo sát thử nghiệm rất hiệu quả vì chương trình đào tạo sư phạm Toán học trình độ đại học vừa mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá ngoài vào tháng 4/2013. Mặc dù đây là giai đoạn khảo sát thử nghiệm nhưng để đảm bảo độ tin cậy của bảng hỏi khi tiến hành khảo sát chính thức, phiếu khảo sát dùng để đánh giá bảng hỏi phải là phiếu khảo sát những giảng viên đã tham gia giảng dạy cả hai giai đoạn trước và sau tự đánh giá. Số lượng phiếu hợp lệ khi khảo sát thử nghiệm là 29 phiếu. Kết quả thu được sẽ được nhập và phần mềm thống kê SPSS 16.0 để kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi cũng như của từng nhân tố và hệ số tương quan của từng câu hỏi. Các tiêu chí về hoạt động giảng dạy trong từng nhân tố được sự mã hóa thành các biến quan sát tương ứng như sau:

Nhân tố Nội dung giảng dạy gồm 03 tiêu chí được mã hóa thành 06 biến quan sát, cụ thể như sau:

- Tiêu chí “ Nội dung môn học được giới thiệu cho sinh viên ngay khi bắt

đầu môn học” được mã hóa thành 02 biến ND1_1, ND1_2 tương ứng giai đoạn

37

- Tiêu chí “Nội dung và khối lượng kiến thức môn học được xây dựng vừa

sức với sinh viên” được được mã hóa thành 02 biến ND2_1, ND2_2 tương ứng giai

đoạn trước và sau TĐG;

- Tiêu chí “Nội dung kiến thức môn học thường xuyên được cập nhật, bổ

sung” được mã hóa thành 02 biến ND3_1 và ND3_2 tương ứng giai đoạn trước và

sau TĐG;

Nhân tố Phương pháp giảng dạy với 07 tiêu chí được mã hóa thành 14 biến quan sát, cụ thể như sau:

- Tiêu chí “Sử dụng PPGD linh hoạt, phù hợp với từng nội dung môn học”

được mã hóa thành 02 biến PP1_1 và PP1_2 tương ứng giai đoạn trước và sau TĐG;

- Tiêu chí “Liên hệ nội dung bài học với thực tiễn để sinh viên dễ tiếp thu”

được mã hóa thành 02 biến PP2_1 và PP2_2 tương ứng giai đoạn trước và sau TĐG;

- Tiêu chí “Hướng dẫn sinh viên hệ thống và liên hệ các nội dung kiến thức

lại với nhau” được mã hóa thành 02 biến PP3_1 và PP3_2 tương ứng giai đoạn

trước và sau TĐG;

- Tiêu chí “Sử dụng PPGD dạy theo hướng phát huy tích tích cực, chủ

động của sinh viên” được mã hóa thành 02 biến PP4_1 và PP4_2 tương ứng giai

đoạn trước và sau TĐG;

- Tiêu chí “Tạo điều kiện khuyến khích sinh viên tham gia vào các nội

dung bài học” được mã hóa thành 02 biến PP5_1 và PP5_2 tương ứng giai đoạn

trước và sau TĐG;

- Tiêu chí “Hướng dẫn và thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu của sinh

viên” được mã hóa thành 02 biến PP6_1 và PP6_2 tương ứng giai đoạn trước và sau

38

- Tiêu chí “Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học” được mã hóa thành

02 biến PP7_1 và PP7_2 tương ứng giai đoạn trước và sau TĐG;

Nhân tố Kiểm tra đánh giá với 05 tiêu chí được mã hóa thành 10 biến quan sát, cụ thể như sau:

- Tiêu chí “Thông báo cho sinh viên về nội dung, hình thức và phương

pháp KTĐG khi bắt đầu môn học” được mã hóa thành 02 biến KT1_1 và KT1_2

tương ứng giai đoạn trước và sau TĐG;

- Tiêu chí “Nội dung các bài thi, kiểm tra đã đánh giá được kiến thức, kỹ

năng sinh viên cần đạt” được mã hóa thành 02 biến KT2_1 và KT2_2 tương ứng

giai đoạn trước và sau TĐG;

- Tiêu chí “KTĐG kết quả học tập của sinh viên bằng nhiều hình thức khác

nhau, phù hợp với đặc thù môn học” được mã hóa thành 02 biến KT3_1 và KT3_2

tương ứng giai đoạn trước và sau TĐG;

- Tiêu chí “Sử dụng kết quả KTĐG vào việc cải tiến PPGD” được mã hóa

thành 02 biến KT4_1 và KT4_2 tương ứng giai đoạn trước và sau TĐG;

- Tiêu chí “Kết quả các bài kiểm tra được phản hồi kịp thời cho sinh viên”

được mã hóa thành 02 biến KT5_1 và KT5_2 tương ứng giai đoạn trước và sau TĐG;

2.6.2. Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi dựa trên kết quả khảo sát thử nghiệm Tác giả sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 để kiểm tra độ tin cậy của Tác giả sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 để kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi thông qua giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan giữa từng câu hỏi với cả bảng hỏi. Bảng hỏi được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0,6 trở lên; hệ số tương quan giữa từng câu hỏi với bảng hỏi và với từng nhân tố được chấp nhận khi hệ số này đạt từ 0,3 trở lên.

Mỗi tiêu chí trong bảng hỏi cần phải trả lời cho cả hai giai đoạn: năm học 2008 – 2009 về trước (trước TĐG) và năm học 2009 – 2010 đến nay (sau TĐG) được mã hóa thành 02 biến quan sát. Trong phần đánh giá bảng hỏi dựa trên kết quả khảo sát

39

thử nghiệm, tác giả sẽ dùng các biến quan sát ND1_1, ND2_1, ND3_1, PP1_1, PP2_1, PP3_1, PP4_1, PP5_1, PP6_1, PP7_1, KT1_1, KT2_1, KT3_1, KT4_1, KT5_1. Đồng thời, bộ các biến quan sát ND1_2, ND2_2, ND3_2, PP1_2, PP2_2, PP3_2, PP4_2, PP5_2, PP6_2, PP7_2, KT1_2, KT2_2, KT3_2, KT4_2, KT5_2 sẽ được dùng để kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan kết quả khảo sát chính thức.

Bảng 2.2. Hệ số Cronbach’s Alpha của bảng hỏi Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha dựa trên

các biến đã được chuẩn hoá

Số lượng biến

.906 .906 15

Qua Bảng 2.2, ta thấy giá trị Cronbach’s Alpha của bảng hỏi là 0.906 > 0.6. Đây là giá trị khá cao về độ tin cậy. Điều này thấy bảng hỏi có độ tin cậy khá cao.

Bảng 2.3. Mô tả thống kê tương quan biến tổng Biến Trung bình được điều

chỉnh nếu xoá biến

Phương sai được điều chỉnh nếu xoá biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu xoá biến

ND1_1 49.83 41.505 .690 .897 ND2_1 50.21 42.813 .463 .904 ND3_1 49.97 39.463 .663 .897 PP1_1 49.83 41.505 .561 .901 PP2_1 50.14 42.480 .449 .905 PP3_1 50.03 40.177 .622 .899 PP4_1 50.14 42.552 .487 .903 PP5_1 50.07 41.852 .575 .900 PP6_1 50.07 42.567 .484 .903 PP7_1 50.03 40.534 .682 .897 KT1_1 49.72 40.635 .567 .901 KT2_1 49.97 41.106 .686 .897 KT3_1 50.00 39.500 .699 .896 KT4_1 50.10 40.810 .647 .898 KT5_1 50.10 40.310 .652 .898

40

Qua kết quả thống kê Bảng 2.3, ta thấy tất cả các biến quan sát trong bảng hỏi có hệ số tương quan với toàn bảng hỏi đều lớn hơn giá trị chấp nhận được là 0.3 (cột thứ hai từ bên phải sang). Trong đó, hệ số tương quan nhỏ nhất là 0.449 của biến PP2_1, hệ số tương quan lớn nhất là 0.699 của biến KT3_1. Điều này chứng tỏ tất cả các biến đều có tương quan tốt với cả bảng hỏi nên không cần phải loại bỏ biến nào ra khỏi bảng hỏi.

Tiếp theo ta sẽ kiểm tra độ tin cậy của từng nhân tố và hệ số tương quan của các biến trong mỗi nhân tố với nhân tố tương ứng.

Bảng 2.4. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhân tố Nhân tố Cronbach's

Alpha

Cronbach's Alpha dựa trên các biến đã được chuẩn hoá

Số lượng biến

Nội dung giảng dạy .744 .751 3

Phương pháp giảng dạy .771 .769 7

Kiểm tra đánh giá .836 .840 5

Qua Bảng 2.4, ta thấy tất cả các nhân tố trong bảng hỏi đều có giá trị Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6, cho thấy tất cả các nhân tố đều có độ tin cậy chấp nhận được.

41

Bảng 2.5. Mô tả thống kê tương quan biến tổng trong từng nhân tố Biến Trung bình được điều

chỉnh nếu xoá biến

Phương sai được điều chỉnh nếu xoá biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu xoá biến Nhân tố Nội dung giảng dạy

ND1_1 7.00 1.500 .657 .588

ND2_1 7.38 1.672 .436 .798

ND3_1 7.14 .980 .683 .533

Nhân tố Phương pháp giảng dạy

PP1_1 21.03 7.106 .529 .735 PP2_1 21.34 7.377 .451 .751 PP3_1 21.24 6.761 .529 .735 PP4_1 21.34 7.877 .353 .768 PP5_1 21.28 7.278 .540 .733 PP6_1 21.28 7.921 .338 .771 PP7_1 21.24 6.547 .715 .694

Nhân tố Kiểm tra đánh giá

KT1_1 14.17 5.005 .661 .797

KT2_1 14.41 5.751 .612 .812

KT3_1 14.45 5.399 .540 .833

KT4_1 14.55 5.113 .764 .769

KT5_1 14.55 5.256 .639 .803

Qua kết quả thống kê Bảng 2.5 (cột thứ 2 từ bên phải sang), ta thấy:

- Hệ số tương quan của từng biến trong nhân tố Nội dung giảng dạy đều lớn hơn 0.3, cho thấy các biến này đều có tương quan chấp nhận được với cả nhân tố. Do đó, không cần phải loại bỏ biến nào ra khỏi nhân tố.

- Hệ số tương quan của từng biến trong nhân tố Phương pháp giảng dạy đều lớn hơn 0.3, cho thấy các biến này đều có tương quan chấp nhận được với cả nhân tố. Do đó, không cần phải loại bỏ biến nào ra khỏi nhân tố.

- Hệ số tương quan của từng biến trong nhân tố Kiểm tra đánh giá đều lớn hơn 0.3, cho thấy các biến này đều có tương quan chấp nhận được với cả nhân tố. Do đó, không cần phải loại bỏ biến nào ra khỏi nhân tố.

42 Kết luận chương 2

Trong chương này, tác giả luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:

Trình bày việc chọn mẫu nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu được chọn là giảng viên của các khoa đào tạo tại trường ĐHĐT đã hoàn thành việc TĐG chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học và phải tham gia giảng dạy từ trước thời điểm TĐG đến thời điểm hiện tại. Đề tài chỉ chọn mẫu là những giảng viên của 06 khoa đào tạo SP Toán – Tin, SP Hoá – Sinh – KTNN, SP Vật lý – KTCN, SP Ngoại ngữ, SP Ngữ văn – Sử - Địa và khoa GDCT – CTXH với tổng giảng viên là 177, trong đó có 122 giảng viên thoả mãn điều kiện của mẫu nghiên cứu.

Công cụ cho việc nghiên cứu (bảng hỏi) đã được thiết kế gồm 02 phần: phần 01 gồm 15 tiêu chí đánh giá được thiết kế theo thang đo Likert với 05 mức độ trả lời. Tuy nhiên mỗi tiêu chí đánh giá đều được thiết kế cho cả hai giai đoạn trước và sau thời điểm TĐG nên mỗi tiêu chí đều được mã hoá thành 02 biến quan sát. Phần 02 gồm 07 tiêu chí để thu thập thêm một số thông tin cá nhân của người được khảo sát.

Khảo sát thử nghiệm trên mẫu là giảng viên của Khoa sư phạm Toán – Tin và tiến hành đánh giá bảng hỏi dựa trên kết quả khảo sát thử nghiệm. Để đánh giá bảng hỏi, tác giả đã sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0. Kết quả đánh giá thử nghiệm ta thấy giá trị Cronbach’s Alpha của bảng hỏi bằng 0.906 > 0.6 (giá trị chấp nhận được), giá trị Cronbach’s Alpha này rất lớn cho thấy bảng hỏi có độ tin cậy rất cao. Ngoài ra, ta thấy tất cả các biến quan sát trong bảng hỏi có hệ số tương quan với cả bảng hỏi đều lớn hơn 0.3 (giá trị chấp nhận được). Điều này cho thấy tất cả các câu hỏi đều có tương quan tốt với cả bảng hỏi. Bên cạnh đó, tác giả còn kiểm tra giá trị Cronbach’s Alpha của từng nhân tố cũng như hệ số tương quan của các biến quan sát trong mỗi nhân tố. Kết quả cho thấy cả ba nhân tố trong bảng hỏi là Nội dung giảng dạy, Phương pháp giảng dạy, Kiểm tra đánh giá đều có giá trị Cronbach’s Alpha chấp nhận được và các biến trong từng nhân tố đều có hệ số

43

tương quan chấp nhận được với nhân tố ấy. Kết quả đánh giá thử nghiệm cho thấy bảng hỏi đạt yêu cầu về độ tin cậy cũng như hệ số tương quan của từng câu hỏi với mỗi nhân tố và với cả bảng hỏi. Do đó, có thể sử dụng bảng hỏi vào quá trình khảo sát chính thức.

44

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Đề tài nghiên cứu trên mẫu là 122 giảng viên có thâm niên giảng dạy từ 05 năm trở lên và đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại các 06 khoa đào tạo. Đó là các khoa SP Toán - Tin, SP Hóa – Sinh – KTNN, SP Ngữ văn – Sử - Địa, SP Vật lý – KTCN, SP Ngoại ngữ và khoa Giáo dục chính trị - CTXH. Kết quả khảo sát được phân tích như sau:

3.1. Độ tin cậy của bảng hỏi

Sau khi tiến hành khảo khảo sát thử nghiệm và đánh giá bảng hỏi, ta thấy bảng hỏi và từng nhân tố trong bảng hỏi có độ tin cậy khá cao, mỗi biến quan sát đều có hệ số tương quan chấp nhận được với cả bảng hỏi cũng như với từng nhân tố tương ứng. Tuy nhiên, khi khảo sát chính thức trên mẫu nghiên cứu lớn hơn và dùng kết quả khảo sát vào việc phân tích kết quả nghiên cứu nên bảng hỏi cần được đánh giá lại về độ tin cậy cũng như hệ số tương quan của từng biến quan sát.

Để đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi và từng nhân tố cũng như hệ số tương quan của từng biến với bảng hỏi và nhân tố tương ứng dựa trên kết quả khảo sát chính thức, tác giả sẽ dùng các biến quan sát ND1_2, ND2_2, ND3_2, PP1_2, PP2_2, PP3_2, PP4_2, PP5_2, PP6_2, PP7_2, KT1_2, KT2_2, KT3_2, KT4_2, KT5_2 và sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 để phân tích đánh giá.

Bảng 3.1. Hệ số Cronbach’s Alpha của bảng hỏi Cronbach's

Alpha Cronbach's Alpha dựa trên các biến đã được chuẩn hoá Số lượng biến

0.889 0.889 15

Qua Bảng 3.1, ta thấy giá trị Cronbach’s Alpha của bảng hỏi là 0.889 > 0.6. Đây là giá trị khá cao về độ tin cậy. Do đó, có và có thể sử dụng kết quả khảo sát này vào việc phân tích kết quả nghiên cứu.

45

Bảng 3.2. Mô tả thống kê tương quan biến tổng Biến Trung bình được điều

chỉnh nếu xoá biến

Phương sai được điều chỉnh nếu xoá biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu xoá biến

ND1_2 58.24 31.951 .486 .885 ND2_2 58.64 31.191 .529 .883 ND3_2 58.58 30.113 .657 .878 PP1_2 58.39 31.298 .565 .882 PP2_2 58.55 30.035 .673 .877 PP3_2 58.64 30.480 .621 .879 PP4_2 58.37 31.904 .448 .887 PP5_2 58.50 31.740 .457 .886 PP6_2 58.29 31.297 .480 .886 PP7_2 58.61 30.902 .588 .881 KT1_2 58.21 31.392 .541 .883 KT2_2 58.39 30.819 .626 .879 KT3_2 58.52 30.566 .661 .878 KT4_2 58.66 30.790 .576 .881 KT5_2 58.37 31.822 .426 .888

Qua Bảng 3.2, ta thấy tất cả các biến quan sát trong bảng hỏi có hệ số tương quan với toàn bảng hỏi đều lớn hơn giá trị chấp nhận được là 0.3 (cột thứ hai từ bên phải sang). Trong đó, hệ số tương quan nhỏ nhất là 0.426 của biến KT5_2, hệ số tương quan lớn nhất là 0.673 của biến PP2_2. Điều này chứng tỏ tất cả các biến đều có tương quan tốt với cả bảng hỏi nên không cần phải loại bỏ biến nào ra khỏi bảng hỏi và có thể dùng để phân tích kết quả.

Tiếp theo, ta sẽ kiểm tra độ tin cậy của từng nhân tố và hệ số tương quan của các biến trong mỗi nhân tố với yếu tố tương ứng.

46

Bảng 3.3. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng yếu tố Nhân tố Cronbach's

Alpha

Cronbach's Alpha dựa trên các biến đã được chuẩn hoá

Số lượng biến

Nội dung giảng dạy 0.664 0.665 3

Phương pháp giảng dạy 0.780 0.780 7

Kiểm tra đánh giá 0.763 0.764 5

Qua Bảng 3.3, ta thấy giá trị Cronbach’s Alpha của các yếu tố đều lớn hơn giá trị chấp nhận được là 0.6. Điều này cho thấy các yếu tố về HĐGD đều có độ tin cậy chấp nhận được và có thể đưa vào phân tích kết quả khảo sát.

Bảng 3.4. Mô tả thống kê tương quan biến tổng từng yếu tố Biến Trung bình được điều

chỉnh nếu xoá biến

Phương sai được điều chỉnh nếu xoá biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu xoá biến Nội dung giảng dạy

ND1_2 8.06 1.245 .444 .611

ND2_2 8.46 1.044 .516 .513

ND3_2 8.40 1.036 .474 .575

Phương pháp giảng dạy

PP1_2 24.89 6.631 .543 .745 PP2_2 25.04 6.337 .553 .741 PP3_2 25.13 6.379 .554 .741

Một phần của tài liệu Tác động của tự đánh giá đến hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học đồng tháp (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)