Giới thiệu tổng quan về trường Đại học Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Tác động của tự đánh giá đến hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học đồng tháp (Trang 39 - 40)

8. Mô hình nghiên cứu

2.1.Giới thiệu tổng quan về trường Đại học Đồng Tháp

Trường Đại học Đồng Tháp được thành lập ngày 10/01/2003 theo Quyết định số 08/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 5830/VPCP-KGVX ngày 04 tháng 09 năm 2008 về việc đổi tên Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp thành Trường Đại học Đồng Tháp.

Chức năng, nhiệm vụ:

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước;

- Đào tạo giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông các cấp học cho tỉnh Đồng Tháp và vùng Đồng bằng sông Cửu Long;

- Bồi dưỡng và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục;

- Nghiên cứu khoa học, triển khai áp dụng tiến bộ khoa học phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Nhà trường đã tiến hành xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn ISO 9001:2008, và đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp - QUACERT cấp chứng nhận, có giá trị từ ngày 05/8/2011.

Bộ máy nhà trường gồm: 14 Khoa đào tạo chuyên ngành; 12 Phòng ban chức năng; 02 Trung tâm; 01 Tạp chí khoa học (có chỉ số ISSN); 01 Thư viện trung tâm; 01 Trường Mầm non Hoa Hồng; 01 Trạm Y tế;

Đội ngũ

Trường Đại học Đồng Tháp sở hữu 575 cán bộ giảng viên, trong đó đã có: 34 Tiến sĩ; 58 Nghiên cứu sinh; 271 Thạc sĩ; 30 giảng viên đang học cao học.

30

Năm học 2012 - 2013, Trường Đại học Đồng Tháp đào tạo 03 chuyên ngành Thạc sĩ, 31 ngành đại học và 16 ngành cao đẳng hệ chính quy, 02 ngành Trung cấp chuyên nghiệp với trên 10.000 sinh viên từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đồng thời với trên 7.000 học viên hệ vừa làm vừa học.

Trường Đại học Đồng Tháp liên kết với các trường Đại học trong nước đào tạo Sau đại học nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường và đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh kế – xã hội của tỉnh Đồng Tháp và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng số có khoảng 800 học viên với 22 chuyên ngành đào tạo.

Đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện TĐG là Phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng đào đào. Bên cạnh đó, phòng còn có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện mảng công việc về khảo thí và bảo đảm chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Tác động của tự đánh giá đến hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học đồng tháp (Trang 39 - 40)