Phân loại tín dụng theo ngành

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trần đề – tỉnh sóc trăng (Trang 47 - 60)

4.2.3.1 Doanh s cho vay theo ngành

Để biết được đồng vốn của Ngân hàng có đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho người dân không. Chúng ta đi phân tích tình hình cho vay theo ngành để thấy được sự phân bổ nguồn vốn của Ngân hàng đạt hiệu quả chưa dựa vào bảng 4.9 và bảng 4.10.

- Nông nghiệp : Từ bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngành nông nghiệp đang trên đà phát triển nhưng tốc độ phát triển không bằng ngành thủy sản do nhiều hộ dân thấy ngành thủy sản mang lại lợi nhuận nhiều hơn nên một phần nhỏ những hộ làm nghề nông đã chuyển sang nuôi tôm, khai thác hải sản. Đối với ngành nông nghiệp, Ngân hàng tập trung chủ yếu vào cho vay trồng trọt, chăn nuôi. Từ đó làm cho cho doanh số cho vay nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao, chiếm trên 10% tỷ trọng trong DSCV. Cụ thể là:

+ Trồng trọt: Chủ yếu là cây lúa, mía. Do mục tiêu của việc cho vay vốn là để cho nông dân có vốn sản xuất và tạo ra nhiều của cải cho xã hội, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn. Bên cạnh đó, việc cho vay trồng trọt để người dân đầu tư mua giống lúa có năng suất cao, giống cây kháng sâu bệnh từ đó giảm nhẹ chi phí chăm sóc và làm tăng hiệu quả sản xuất của người dân. Vì vậy DSCV từ năm 2010- 2012 tăng liên tục. Tuy nhiên, DSCV của 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 do tình hình giá cả của lúa năm trước tăng, người dân bán được giá cao, có lợi nhuận hoạt động cho năm sau nên DSCV của 6 tháng đầu năm 2013 giảm.

Bảng 4.9 : Doanh số cho vay theo ngành của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHN0 & PTNT Trần Đề

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1.Nông nghiệp 20.678 10,01 24.549 7,68 33.836 13,56 3.871 18,72 9.287 37,83 - Trồng trọt 18.957 9,18 23.018 7,20 31.131 12,47 4.061 21,42 8.113 35,25 - Chăn nuôi 1.721 0,83 1.531 0,48 2.705 1,08 -190 -11,02 1.174 76,65 2.Thủy sản 22.980 11,13 39.972 12,51 74.348 29,79 16.992 73,94 34.376 86,00 3.Thương mại dịch vụ 90.338 43,73 153.395 48,00 117.811 47,20 63.057 69,80 -35.584 -23,20 4.Ngành khác 72.563 35,13 101.627 31,80 23.582 9,45 29.064 40,05 -78.045 -76,80

Bảng 4.10 : Doanh số cho vay theo ngành của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1.Nông nghiệp 30.189 20,51 27.413 31,96 -2.776 -9,20 - Trồng trọt 28.157 19,13 25.615 29,87 -2.542 -9,03 - Chăn nuôi 2.032 1,38 1.798 2,1 -234 -11,52 2.Thủy sản 36.480 24,79 25.972 30,28 -10.508 -28,80 3.Thương mại dịch vụ 70.738 48,06 30.837 35,96 -39.901 -56,41 4.Ngành khác 9.769 6,64 1.538 1,79 -8.231 -84,26

Tổng doanh số cho vay 147.176 100 85.760 100 -61.416 -41,73

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHN0 & PTNT Trần Đề

+ Chăn nuôi : Do tình hình dịch bệnh xuất hiện và cứ tái phát nên doanh số cho vay chăn nuôi của Ngân hàng có nhiều biến động. Năm 2011 giảm so với năm 2010. Do đây là nghề truyền thống chủ yếu là các nông hộ chăn nuôi heo, gà, vịt, … người dân chăn nuôi đa số là không có lời nhưng họ vẫn làm vì họ quan niệm lấy công làm lời. Vì vậy năm 2012 doanh số cho vay tăng hơn so với năm 2011. Xét 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, do trong thời gian này tình hình dịch cúm gia cầm và các loại bệnh khác đã được ngăn ngừa nên giá cả các sản phẩm này tăng nên DSCV giảm.

- Thủy sản : Từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng DSCV ngành này tăng liên tục và khá cao, chiếm trên 11% trong tổng DSCV. Đây được xem là ngành kinh tế có tiềm năng lớn của huyện. Vốn được thiên nhiên ưu đãi như gần biển, có nguồn lợi thủy sản phong phú, có diện tích mặt nước rộng lớn nên không chỉ thuận lợi cho khai thác mà còn có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ, mặn, nói chung đây là ngành mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Ngành thủy sản của huyện tập trung chủ yếu vào việc nuôi tôm.

- Thương mại dịch vụ : Đối tượng cho vay nhiều nhất của NHNo & PTNT Trần Đề là thương mại dịch vụ, phần lớn khách hàng là những hộ buôn bán tạp hoá, dịch vụ giải trí, dịch vụ thẩm mỹ, … đối tượng này đa số là vay vốn để nhập hàng hóa, mở rộng quy mô kinh doanh, hoặc đổi mới trang thiết bị, hàng hóa. Hiện nay đời sống của người dân trong huyện Trần Đề ngày được nâng cao nhu cầu thưởng thức, giải trí tinh thần ngày càng tăng, nên ngành thương mại dịch vụ phát triển rất nhanh điều đó giải thích tại sao doanh số cho vay ngành thương mại của huyện luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 40% qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2012, 2013.

Từ 2010- 2012 thì doanh số cho vay thương mại dịch vụ đạt cao nhất vào năm 2011 chiếm 48% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do trong năm 2011 trên địa bàn huyện mọc nhiều các cửa hàng điện thoại di động, phòng karaoke, quán cà phê, … để đáp ứng nhu cầu sản xuất, giải trí, mua sắm ngày càng tăng của người dân.Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay của ngành này đạt tỷ trọng là 35,96%, trong khi 6 tháng đầu năm 2012 là 48,06% tổng doanh số cho vay. DSCV 6 tháng đầu năm 2013 giảm vì trong thời gian này Ngân hàng hạn chế cho vay để cân đối nguồn vốn cho vay và nguồn vốn huy động.

- Ngành khác: Bao gồm nhiều đối tượng cho vay như tiêu dùng công nhân viên, cầm cố giấy tờ có giá, xây dựng, sửa chữa nhà ở, … nên doanh số cho vay chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay. Qua bảng 4.9 doanh số cho vay các ngành khác trong 3 năm chiếm tỷ trọng cao nhất vào năm 2010, chiếm 35,13% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân tỷ trọng cao vào năm 2010 là do huyện mới thành lập, các ngành nông nghiệp, thủy sản, thương mại dịch vụ vẫn chưa ổn định, nên người dân sản xuất kinh doanh rải rác ở nhiều ngành khác nhau. Đến năm 2011, 2012 Ngân hàng tập trung phát triển vào các ngành chủ đạo của huyện nên DSCV các ngành khác cũng giảm dần. Qua bảng 4.10, 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng doanh số cho vay này giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Vì trong năm 2013 Ngân hàng muốn cân đối nguồn vốn vay và nguồn vốn huy động nhằm làm giảm nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng trung ương.

4.2.3.1 Doanh s thu n theo ngành

Doanh số cho vay ngày càng tăng, chính vì vậy làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng qua các năm cũng tăng lên đáng kể. Tình hình thu nợ theo ngành của Ngân hàng được thể hiện ở bảng 4.11 và bảng 4.12 sau:

Bảng 4.11 : Tình hình thu nợ theo ngành của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHN0 & PTNT Trần Đề

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1.Nông nghiệp 22.150 11,47 16.656 6,58 26.404 13,28 -5.494 -24,80 9.748 58,53 -Trồng trọt 19.925 10,32 15.560 6,15 24.225 12,18 -4.365 -21,91 8.665 55,69 -Chăn nuôi 2.225 1,15 1.096 0,43 2.179 1,10 -1.129 -50,74 1.083 98,81 2.Thủy sản 17.748 9,19 18.000 7,11 51.996 26,15 252 1,42 33.996 188,87 3.Thương mại dịch vụ 82.777 42,87 118.089 46,65 117.686 59,18 35.312 42,66 -403 -0,34 4.Ngành khác 70.427 36,47 100.367 39,65 2.786 1,40 29.940 42,51 -97.581 -97,22 Tổng doanh số thu nợ 193.102 100 253.112 100 198.872 100 60.010 31,08 -54.240 -21,43

Bảng 4.12 : Tình hình thu nợ theo ngành của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1.Nông nghiệp 25.856 21,08 9.470 12,83 -16.386 -63,37 - Trồng trọt 23.987 19,56 8.123 11,01 -15.864 -66,14 - Chăn nuôi 1.869 1,52 1.347 1,83 -522 -27,93 2.Thủy sản 17.918 14,61 18.150 24,6 232 1,29 3. Thương mại dịch vụ 73.044 59,55 38.874 52,68 -34.170 -46,78 4.Ngành khác 5.845 4,77 7.296 9,89 1.451 24,82 Tổng doanh số thu nợ 122.663 100 73.790 100 -48.873 -39,84

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHN0 & PTNT Trần Đề

- Nông nghiệp : Trong những năm qua, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trần Đề đã có những biện pháp hợp lý để thu nợ cũng như tạo điều kiện cho người vay trả nợ vay đúng hạn. Chẳng hạn như gửi giấy báo hoặc nhắc nhở những hộ vay sắp đến hạn trả nợ; cán bộ tín dụng thường xuyên quan tâm, xem xét tình hình thu nhập của hộ vay để có những thông tin hữu ích cho công tác thu hồi nợ. Nhờ những biện pháp vừa nêu mà tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngành nông nghiệp tăng đáng kể. Qua bảng 4.11 và bảng 4.12 năm DSTN đạt cao nhất vào năm 2012 với tỷ trọng là 13,28% trong tổng DSTN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trồng trọt: Mặc dù trong những năm qua bị ảnh hưởng của giá cả phân bón, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nhưng giá lúa cũng tăng cao hàng năm giúp cho nông dân có lời nên trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc thu hồi nợ các hộ vay cũng được đội ngũ cán bộ tín dụng thực hiện tốt, luôn nhắc nhở người vay cố gắng trả nợ nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Mặc dù vậy DSTN vẫn tăng giảm thất thường. Cụ thể DSTN năm 2011 đạt 15.60 triệu đồng, giảm 4.365 triệu đồng hay giảm 21,91% so với năm 2010, đến năm 2012 DSTN đạt 24.25 triệu đồng tăng 8.665 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 55,69% so với năm 2011. Xét 6 tháng đầu năm 2013 thì DSTN đạt 8123 triệu đồng, giảm 15.864 triệu đồng hay tốc độ giảm 66,14% so với 6

tháng đầu năm 2012, một phần DSTN giảm là do một số người nông dân chưa có kinh nghiệm nhiều trong sản xuất dẫn đến trồng trọt bị thất, năng xuất cây trồng giảm nên bán không được giá.

+ Chăn nuôi : Doanh số thu nợ giảm qua các năm, đặc biệt là giảm mạnh vào năm 2011, DSTN đạt 1.096 triệu đồng, nguyên nhân là do vào thời điểm thu nợ các đàn gia súc, gia cầm của người dân còn nhỏ chưa thu hoạch được nên họ chưa có tiền trả cho Ngân hàng, đồng thời là do thiên tai, dịch bệnh… cũng là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến thu nhập của khách hàng mà phần đông là nông dân. Trong chăn nuôi một khi dịch bệnh xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất, làm cho sản lượng và chất lượng thấp. Điều đáng nói là trong đợt dịch bệnh thì giá cả của các loại thuốc thú y tăng cao làm cho bà con gặp nhiều khó khăn trong quá trình chữa trị bệnh dịch dẫn đến sản phẩm bán không ai mua hoặc bán được nhưng bán với giá thấp không bù đắp được chi phí đã bỏ ra làm cho họ không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Trong năm 2012 do tình hình dịch bệnh được chính quyền địa phương và người dân ngăn chặn, kiểm soát kịp thời nên việc thu nợ có chuyển biến tốt hơn.

- Thủy sản : Như trên đã nói ngành thủy sản là ngành rất có tiềm năng phát triển mạnh, làm ăn rất có hiệu quả, điều đó đã được thể hiện qua doanh số thu nợ tăng qua các năm. Từ năm 2010- 2012 thì DSTN đạt cao nhất vào vào năm 2012 với số tiền là 51.996 triệu đồng. Xét 6 tháng đầu năm 2013 DSTN đạt 18.150 triệu đồng, tăng 232 triệu đồng hay tốc độ tăng trưởng tăng 1,29%. Nguyên nhân tăng là do năng suất tôm đạt cao và giá cả tăng nên doanh số thu nợ cao.

- Thương mại dịch vụ : Ngành thương mại dịch vụ có đặc điểm là vốn quay vòng nhanh, các món vay phần lớn là hạn mức tín dụng nên thời hạn cho vay đa số là cho vay ngắn hạn đề bổ sung vốn lưu động nên doanh số thu nợ của đối tượng này lớn, bên cạnh đó các hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này hoạt động có hiệu quả nên ngành thương mại dịch vụ kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận, vì vậy khách hàng đến Ngân hàng trả nợ nhiều.

Từ bảng 4.11 ta thấy DSTN qua 3 năm đạt cao nhất là năm 2011 với DSTN 118.089 triệu đồng, đây là năm ngành thương mại dịch vụ hoạt động mạnh nhất nên việc thu nợ cao. Qua bảng 4.12, xét 6 tháng đầu năm 2013 thì DSTN lại giảm còn 38.874 triệu đồng, giảm 34.170 triệu đồng hay tốc độ tăng trưởng giảm 46,78% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân do DSCV giảm nên kéo theo DSTN cũng giảm.

- Ngành khác: Căn cứ vào bảng 4.11 doanh số thu nợ ngành khác tăng giảm không ổn định.

DSTN tăng cao nhất vào năm 2011 đạt 100.367 triệu đồng, tăng 42,51% so với năm 2010. Nguyên nhân là ngành này chủ yếu tập trung cho vay cầm cố, thuế chấp, khách hàng khi đi vay thường mang tài sản của mình đến thuế chấp cho món vay của mình, và chủ yếu là cho vay trong ngắn hạn nên khách hàng đã tranh thủ trả nợ cho Ngân hàng, hơn nữa đây là lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận, ít gặp rủi ro nên đảm bảo cho khách hàng thanh toán nợ cho Ngân hàng.

Nhưng sang năm 2012, DSTN giảm 97,22% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm đột biến như vậy là do trong năm 2012 Ngân hàng tập trung cho vay ngành thủy sản và thương mại dịch vụ, nên nhu cầu về vốn vay giảm nên dẫn đến DSTN cũng giảm. Qua bảng 4.12, DSTN 6 tháng đầu năm 2013 tăng 24,82% so với 6 tháng đầu năm 2012, DSTN tăng lên do một số vốn vay là đối tượng dài hạn đến hạn trả nợ nên làm cho DSTN tăng.

4.2.3.3 Tình hình dư nợ theo ngành

Để tìm hiểu rõ hơn tình hình dư nợ của đơn vị đối với các ngành kinh tế, nhằm cơ cấu lại cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị góp phần giảm rủi ro cho Chi nhánh chúng ta phân tích bảng số liệu bảng 4.13 và bảng 4.14.

- Nông nghiệp : Doanh số cho vay trong nông nghiệp tăng nên dư nợ của ngành này cũng tăng theo, cụ thể là do:

+ Trồng trọt: mặc dù giá cả trồng trọt tăng cao, hàng năm Ngân hàng thu nợ cũng tương đối tốt, nhưng dư nợ trồng trọt vẫn tăng đều qua các năm đến 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân là do các hộ trồng trọt mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời do ảnh hưởng của thời tiết.

+ Chăn nuôi : Trong những năm qua do xảy ra dịch bệnh nên các hộ vay chăn nuôi heo bò chưa trả được nợ Ngân hàng, nên đã đẩy dư nợ của Ngân hàng ở trong lĩnh vực chăn nuôi tăng lên qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013. Tuy dư nợ có tăng lên nhưng tỷ trọng dư nợ này chưa cao trong cơ cấu tổng dư nợ.

- Thủy sản : Do những biến động tích cực trong ngành thủy sản như giá tôm tăng mạnh mang lại hiệu quả đầu tư cao, Ngân hàng cho vay nhiều vào

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trần đề – tỉnh sóc trăng (Trang 47 - 60)