4.2.2.1 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Hình thức cho vay này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh số cho vay thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng thấp hơn so với thành phần hộ sản xuất và cá nhân. Xét về xu hướng, ta thấy tỷ trọng tín dụng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng dần qua 3 năm và 6 tháng đầu 2012, 2013. DSCV này tăng là do huyện Trần Đề mới thành lập nên có nhiều chính sách phát triển kinh tế, tiềm năng du lịch được khai thác, nên nền kinh tế phát triển nhanh chóng so với trước, bên cạnh đó do Ngân hàng giảm lãi suất cho vay đã khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cấp nhà xưởng, máy móc… nên nhu cầu vay vốn tăng lên.
- Hộ sản xuất và cá nhân: Cho vay này chủ yếu là cho vay có thế chấp và cầm cố chứng từ có giá. Họ vay để mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà cửa và đặc biệt là vay tiền để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp và làm kinh tế phụ gia đình, mặt khác cho vay thành phần kinh tế này khá an toàn vì có tài sản đảm bảo nên nguồn trả nợ của họ cũng được đảm bảo hơn, vì thế Ngân hàng rất chú trọng cho vay theo thành phần kinh tế này.
Từ năm 2010- 2012 tỷ trọng thành phần này chiếm trên 79% trong tổng DSCV, cụ thể năm 2010 chiếm 88%, năm 2011 chiếm 80% và năm 2012 chiếm 79,99% tổng DSCV. Trong những năm gần đây, đời sống trí thức người dân được nâng cao, họ dần biết đến khoa học kĩ thuật nên đã không ngừng đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại nâng cao sản xuất kinh doanh, từ đó nhu cầu về vốn của các hộ sản xuất cá nhân tăng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng DSCV giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là do lợi nhuận tích lũy từ những năm trước kinh doanh có hiệu quả để lại nên nhu cầu vay vốn giảm.
Bảng 4.7 : Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Tuyệt đối Tương đối
(%)
Tuyệt đối Tương đối
(%) 1. Doanh số cho vay 206.559 100 319.543 100 249.577 100 112.984 54,70 -69.966 -21,90
-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 24.787 12,00 63.908 20,00 49.950 20,01 39.121 157,3 -13.958 -21,84
-Hộ sản xuất và cá nhân 181.772 88,00 255.635 80,00 199.627 79,99 73.863 40,63 -56.008 -21,91
2. Doanh số thu nợ 193.102 100 253.112 100 198.872 100 60.010 31,08 -54.240 -21,43
-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 28.965 15,00 25.322 10,00 41.507 20,87 -3.643 -12,58 16.185 63,92
-Hộ sản xuất và cá nhân 164.136 85,00 227.790 90,00 157.365 79,13 63.654 38,78 -70.425 -30,92
3. Dư nợ 112.656 100 179.087 100 229.792 100 66.431 58,97 50.705 28,31
-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 13.590 12,06 33.530 18,72 41.973 18,27 19.940 146,3 8.443 25,18
-Hộ sản xuất và cá nhân 99.066 87,94 145.557 81,28 187.819 81,73 46.491 46,93 42.262 29,03
4. Nợ xấu 4.391 100 1.399 100 2.543 100 -2.992 -68,14 1.144 81,77
-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 735 16,74 83 5,93 - - -652 -88,71 -83 -100
-Hộ sản xuất và cá nhân 3.656 83,26 1.316 94,07 2.543 100 -2.340 -64,00 1.227 93,24
Bảng 4.8 : Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHN0 & PTNT Trần Đề
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Qua 3 năm ta thấy được doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm nhiều nhất trong năm 2011, thứ nhất là do một số doanh nghiệp đầu tư vào các ngành phục vụ cho du lịch như tuyến tàu cao tốc Trần Đề - Côn Đảo và đầu tư vào ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác (Khu Trung Tâm Thương mại Trần Đề bắt đầu khởi công trong năm 2011). Thứ hai là do các doanh nghiệp trong huyện mới thành lập, hoạt động kinh doanh chưa ổn định nên lợi nhuận mang về còn thấp. Từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình thu nợ có chuyển biến tốt hơn, do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dần dần hoạt động có lợi nhuận. 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Doanh số cho vay 147.176 100 85.760 100 -61.416 -41,73
-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 29.969 20,36 27.154 31,66 -2.815 -9,39
-Hộ sản xuất và cá nhân 117.207 79,64 58.606 68,34 -58.601 -50,00
2. Doanh số thu nợ 122.663 100 73.790 100 -48.873 -39,84
-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 25.019 20,40 27.007 36,60 1.988 7,95
-Hộ sản xuất và cá nhân 97.644 79,60 46.783 63,40 -50.861 -52,09
3. Dư nợ 203.600 100 241.762 100 38.162 18,74
-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 38.480 18,90 42.120 17,42 3.640 9,46
-Hộ sản xuất và cá nhân 165.120 81,10 199.642 82,58 34.522 20,91
4. Nợ xấu 839 100 1.775 100 936 111,56
-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - - - - - -
- Hộ sản xuất và cá nhân: đây là nhóm thế mạnh của ngân hàng trong đầu tư tín dụng và cũng là nhóm khách hàng mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. DSTN của nhóm này luôn chiếm tỷ trọng trên 79% trong tổng DSTN. Ta thấy tỷ trọng thu hồi nợ ứng với mỗi thành phần này rất phù hợp với tỷ trọng của doanh số cho vay bởi vì kết quả của việc thu nợ thường phụ thuộc vào kết quả của việc cho vay. Điều này cho thấy hoạt động của Ngân hàng ngày càng đi lên và đạt hiệu quả trong công tác thu nợ, đảm bảo cho đồng vốn quay vòng nhanh, nâng cao hiệu quả hoạt động trong kỳ tiếp theo. Bên cạnh đó do đời sống người dân ngày càng được cải thiện, ý thức của người dân được nâng cao nên các hộ sản xuất và cá nhân sản xuất kinh doanh ứng phó tốt với sự thay đổi của môi trường và có tầm nhìn chiến lược đến tình hình hoạt động kinh doanh của mình, nên hoạt động ngày càng đạt hiệu quả. Họ không những trả được nợ cho Ngân hàng mà còn mở rộng thêm quy mô và tăng năng lực sản xuất.
4.2.2.3 Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Nhìn vào bảng 4.7 và bảng 4.8 ta thấy tình hình dư nợ tăng liên tục là do doanh số cho vay tăng mạnh nhưng doanh số thu nợ thì thấp nên dư nợ cao. Bên cạnh đó là do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được khuyến khích đầu tư phát triển nên có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, các doanh nghiệp cũ thì tăng cường mở rộng quy mô hoạt động. Thêm vào đó, loại hình doanh nghiệp này chưa thật sự lớn mạnh, trên địa bàn đa phần là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, vốn tự có ít nên hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng, từ đó làm cho dư nợ này tăng.
- Hộ sản xuất và cá nhân: Cùng với sự tăng lên của dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì dư nợ hộ sản xuất và cá nhân cũng tăng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân dẫn đến dư nợ tăng một phần là do doanh số cho vay của loại hình này tăng qua các năm và phần lớn chưa đến thời hạn trả nợ nên tình hình dư nợ của loại hình này ngày càng cao qua các năm.
4.2.2.4 Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Nợ xấu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ là rất nhỏ trong tổng dư nợ. Nợ xấu đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng giảm liên tục qua các năm, đến cuối năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu đối với thành phần kinh tế này là không còn. Đây là một kết quả rất đáng mừng cho ngân hàng. Điều này xuất phát một phần là do các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, một phần là do giữ uy tín với Ngân hàng để thuận lợi cho việc hợp tác làm ăn, giao dịch với Ngân
hàng sau này nên họ trả nợ rất đúng hạn, và một phần do các doanh nghiệp cần vốn dưới hình thức này chủ yếu dùng cho việc mua hàng hóa về bán lại luân chuyển hàng hóa.
- Hộ sản xuất và cá nhân: Đây là nhóm đối tượng tập trung nhiều nợ xấu nhất, chiếm trên 83% tỷ trọng trong tổng nợ xấu. Tuy các hộ sản xuất và cá nhân đều có nhận thức đúng đắn trong việc trả nợ vay cho ngân hàng nhưng do những điều kiện bất lợi từ thiên nhiên, thị trường khôngổn định, … khiến cho nợ xấu tập trung ở thành phần kinh tế này nhiều. Mặc dù thành phần kinh tế này có tỷ trọng nợ xấu cao,nhưng qua bảng 4.7 ta thấy số liệu nợ xấu qua 3 năm lại có xu hướng giảm, chứng tỏ Ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực và hiệu quả góp phần ngăn chặn và hạn chế sự gia tăng nợ xấu. Từ bảng 4.8, nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân tăng là do nền kinh tế có nhiều sự biến động về giá cả hàng hoá trên thị trường như giá xăng, giá lương thực tăng mạnh làm cho việc làm ăn không có lợi nhuận nên nợ xấu thành phần này tăng.