Phân tích tình hình tín dụng theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trần đề – tỉnh sóc trăng (Trang 37 - 43)

Hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu ở mọi Ngân hàng. Do vậy phải luôn theo dõi và hiểu rỏ hoạt động này, để kịp thời có thể nắm được những diễn biến, phát huy những mặt mạnh, tìm cách khắc phục những điểm yếu. Đưa hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao, hơn nữa giúp cho Ngân hàng kinh doanh đạt hiệu quả. Ta phân tích bảng các bảng 4.5 và bảng 4.6 sau:

Bảng 4.5 : Phân loại tín dụng theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Doanh số cho vay 206.559 100 319.543 100 249.577 100 112.984 54,70 -69.966 -21,90

-Ngắn hạn 173.432 83,96 268.202 83,93 209.128 83,79 94.770 54,64 -59.074 -22,03 -Trung hạn 33.127 16,04 51.341 16,07 40.449 16,21 18.214 54,98 -10.892 -21,22 2. Doanh số thu nợ 193.102 100 253.112 100 198.872 100 60.010 31,08 -54.240 -21,43 -Ngắn hạn 164.222 85,04 220.000 86,92 175.957 88,48 55.778 33,96 -44.043 -20,02 -Trung hạn 28.880 14,96 33.112 13,08 22.915 11,52 4.232 14,65 -10.197 -30,80 3. Dư nợ 112.656 100 179.087 100 229.792 100 66.431 58,97 50.705 28,31 -Ngắn hạn 88.350 78,42 136.552 76,25 169.723 73,86 48.202 54,56 33.171 24,29 -Trung hạn 24.306 21,58 42.535 23,75 60.069 26,14 18.229 75,00 17.534 41,22 4. Nợ xấu 4.391 100 1.399 100 2.543 100 -2.992 -68,14 1.144 81,77 -Ngắn hạn 3.183 72,49 1.083 77,41 2.417 95,05 -2.100 -65,98 1.334 123,18 -Trung hạn 1.208 37,95 316 22,59 126 4,95 -892 -73,84 -190 -60,13

Bảng 4.6 : Phân loại tín dụng theo thời hạn của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHN0 & PTNT Trần Đề

4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn

Cho vay theo thời hạn có 3 loại gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhưng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Trần Đề chỉ cho vay ngắn và trung hạn không cho vay dài hạn. Nhìn chung doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát Triển Nông chi nhánh Trần đề tăng trưởng không đều qua các năm, tổng doanh số cho vay năm 2010 là 206.559 triệu đồng thì sang năm 2011 đã tăng lên đến 319.543 triệu đồng nhưng đến năm 2012 thì lại giảm xuống còn 249.577 triệu đồng. Kết quả này là do ảnh hưởng của cho vay ngắn hạn và trung hạn, cụ thể là :

-Ngắn hạn: Qua bảng số liệu có thể thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong DSCV của Ngân hàng, là do huyện chủ yếu sản xuất

6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. DS cho vay 147.176 100 85.760 100 -61.416 -41,73 - Ngắn hạn 125.692 85,40 53.848 62,79 -71.844 -57,16 - Trung hạn 21.484 14,60 31.912 37,21 10.428 48,54 2. DS thu nợ 122.663 100 73.790 100 -48.873 -39,84 - Ngắn hạn 107.352 87,52 49.549 67,15 -57.803 -53,84 - Trung hạn 15.311 12,48 24.241 32,85 8.930 58,32 3. Dư nợ 203.600 100 241.762 100 38.162 18,74 - Ngắn hạn 154.892 76,08 174.022 71,98 19.130 12,35 - Trung hạn 48.708 23,92 67.740 28,02 19.032 39,07 4. Nợ xấu 839 100 1.775 100 936 111,56 - Ngắn hạn 662 78,90 1.649 92,90 987 149,09 - Trung hạn 177 21,10 126 7,10 -51 -28,81

kinh doanh với chu kỳ ngắn, đối tượng cho vay chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, thương mại dịch vụ trên địa bàn. Bên cạnh đó do sự biến động của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh ngày càng gây gắt giữa các ngân hàng nên Ngân hàng chủ yếu chú trọng cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro, đồng thời nhanh chóng thu hồi được vốn.

Nhìn chung, qua 3 năm ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 80% doanh số cho vay, và doanh số này tăng mạnh nhất vào năm 2011. Cụ thể là năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 173.432 triệu đồng, năm 2011 đạt 268.202 triệu đồng, tăng 94.770 triệu đồng tương đương tăng 54,64% so với năm 2010. Nguyên nhân là do:

+ Tình hình thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến môi trường ao nuôi không ổn định, xuất hiện nhiều dịch bệnh trên tôm, làm cho tôm chết hàng loạt, nông dân thất mùa không có tiền trả nợ và tái sản xuất nên nhu cầu về vốn tăng lên.

+ Nhờ có chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và văn bản 7081/NHNo.TDDN nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay và giảm áp lực nợ xấu, tăng thu nhập từ đó ngân hàng đã tạo điều kiện cho bà con nông dân vay vốn để tiếp tục phát triển

+ Do huyện mới thành lập, nền kinh tế phát triển hơn so với trước thúc đẩy ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác phát triển đòi hỏi phải có nhu cầu vay vốn từ đó làm doanh số cho vay tăng nhanh.

Đến năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn giảm còn 209.128 triệu đồng, giảm 59.074 triệu đồng tương đương giảm 22,03% so với 2011, do trong năm này doanh số cho vay ngành nông nghiệp và thủy sản tăng nhưng doanh số cho vay ngành thương mại- dịch vụ và ngành khác giảm mạnh nên dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn giảm, và tình trạng này đã kéo dài đến năm 2013 dẫn đến DSCV ngắn hạn của 6 tháng đầu năm 2013 giảm.

- Trung hạn: Doanh số cho vay trung hạn của Ngân hàng tăng trưởng không ổn định qua các năm, tăng mạnh trong năm 2011 và giảm nhẹ vào năm 2012. Nguyên nhân làm cho DSCV trung hạn tăng mạnh trong năm 2011 là do ngân hàng mở rộng doanh số cho vay đối với công nhân viên chức để phục vụ nhu cầu mua sắm vật dụng gia đình, cho vay thấu chi đối với các lãnh đạo mà vấn đề ảnh hưởng nhiều nhất đến doanh số cho vay là do ngân hàng hỗ trợ cho nông dân vay mua máy gặt đập liên hợp với số tiền là 10.000 triệu đồng. Đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 khi số lượng đã đáp ứng tương đối đủ nên nhu cầu vay vốn cũng giảm xuống.

4.2.1.2. Doanh s thu nợ theo thời hạn

Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng chứ chưa phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cũng như đơn vị vay vốn, vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thì chứng tỏ khách hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách có hiệu quả, có thể luân chuyển nguồn vốn một cách dễ dàng, đồng thời nó cũng giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa.

Qua bảng 4.5 và bảng 4.6 ta thấy do chịu ảnh hưởng của DSCV nên Doanh số thu nợ (DSTN) cũng tăng mạnh ở năm 2011 và lại giảm vào năm 2012.

- Ngắn hạn: Nhìn vào số liệu trên ta thấy tỷ trọng DSTN tăng qua các năm, cụ thể là năm 2010 chiếm 86,04%, năm 2011 chiếm 86,92%, năm 2012 chiếm 88,48%, đạt được kết quả này nguyên nhân là do các khoản cho vay của chi nhánh luôn được thẩm định và giải quyết cho vay theo đúng quy định của ngân hàng, Chi nhánh cũng đã thực hiện tốt việc lựa chọn khách hàng và tư vấn cho họ khi họ đến vay vốn nên đa số khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích và sinh lời cao. Trong 6 tháng đầu năm 2013 DSTN đạt tỷ trọng 62,79%, tỷ trọng này giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, do DSCV ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác giảm, nên dẫn đến DSTN giảm.

- Trung hạn: Xét về tỷ trọng thì DSTN trung hạn giảm qua 3 năm, năm 2010 chiếm 14,96%, năm 2011 chiếm 13,08%, năm 2012 chiếm 11,52%. DSTN giảm là do thời hạn mà ngân hàng cho vay đối với đối tượng này là từ 12 tháng đến 60 tháng nên khả năng thu nợ lâu, phần lớn là chưa đến kì thu nợ. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 DSTN chiếm 14,60% tỷ trọng DSTN, cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là do DSCV 6 tháng đầu năm 2013 tăng, hơn nữa là do có một số khoản vay đến hạn thu nợ nên dẫn đếnDSTN tăng.

4.2.1.3. Tình hình dư nợ theo thời hạn

Dư nợ là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về, nó là chỉ tiêu phản ảnh thực trạng tín dụng tại một thời điểm nhất định, thường là tại thời điểm cuối năm, đồng thời nó còn là chỉ tiêu xác định để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ của ngân hàng.

Nhìn chung, Dư nợ có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ theo kỳ hạn của ngân hàng diễn biến như thế nào ta đi vào phân tích:

- Ngắn hạn: Căn cứ vào bảng số liệu, tình hình dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng đều qua 3 năm và đến 6 tháng đầu năm 2013.Dư nợ tăng cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng được mở rộng. Tuy nhiên dư nợ càng lớn thì luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Vì thế ngân hàng cần hạn chế chỉ tiêu dư nợ để cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro sao cho hợp lý.

- Trung hạn: Cùng với sự gia tăng của dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung hạn cũng tăng trưởng mạnh liên tục từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ tăng qua các năm là do món vay là trung hạn nên thời gian trả nợ được chi qua các năm, mà năm 2011 doanh số cho vay trung hạn tăng lên rất nhiều nên dư nợ còn lại qua các năm cộng thêm dư nợ mới cho vay năm 2012 nên dự nợ lại tiếp tục tăng.

4.2.1.4. Tình hình n xu theo thi hn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như chúng ta đã biết, kinh doanh luôn mang trong nó sự rủi ro, đối với hoạt động Ngân hàng hay cụ thể hơn là hoạt động tín dụng thì rủi ro đó là nợ xấu. Nợ xấu là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được thanh toán và Ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang nợ xấu. Nợ xấu luôn là vấn đề mà các ngân hàng luôn đặc biệt quan tâm vì nó phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là NHNo và PTNT chi nhánh huyện Trần Đề vì lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là cho vay trong lĩnh vực nông nghiêp, thủy sản, nên không thể tránh được tình trạng mất mùa, thiên tai, dịch bệnh, … xảy ra đối với người dân.

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 có thay đổi, năm thì giảm, năm thì tăng nhưng nhìn chung nợ xấu có xu hướng giảm.

- Ngắn hạn: Tổng nợ xấu của Ngân hàng qua các năm tăng giảm không ổn định.

+ Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn giảm so với năm 2010, do nợ xấu ngành thủy sản giảm ( nợ xấu ngành thủy sản năm 2010 là 3.729 triệu đồng, năm 2011 là 1.290 triệu đồng).

+ Đến năm 2012 nợ xấu ngắn hạn lại tăng so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho nợ xấu năm 2012 tăng là do ngành thủy sản gặp khó khăn vì thời tiết thay đổi thất thường, xuất hiện nhiều dịch bệnh trên tôm làm cho tôm chết hàng loạt, nông dân không có tiền trả nợ và tái sản xuất, trong khi đó doanh số cho vay ngành thủy sản là khá lớn. Hơn nữa, việc xử lý tài sản thế chấp là đất nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do ít người mua làm cho nợ xấu của ngân hàng

năm 2012 tăng. Do tình trạng này kéo dài nên đã làm cho nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012.

- Trung hạn:Do người dân vay vốn là trung hạn, nên thời gian trả nợ lâu hơn, tiền lãi và gốc được chia nhỏ ra nhiều thời kì trả cho Ngân hàng, nên việc thu nợ gặp nhiều thuận lợi. Hơn nữa là do Ngân hàng đã thu hồi được các món nợ tồn đọng và xử lý rủi ro các món nợ xấu. Nên từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu giảm.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trần đề – tỉnh sóc trăng (Trang 37 - 43)