Phương pháp đọc sách

Một phần của tài liệu tích cực hóa hoạt động nhận thức nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lý 12 nâng cao (Trang 58 - 61)

8. Các chữ viết tắt

2.3.5. Phương pháp đọc sách

a) Khái niệm

Phương pháp đọc sách thực chất là một cách nói ngắn gọn của PP làm việc với SGK. Đây là phương pháp tích cực, thể hiện rõ PPDH lấy HS làm trung tâm mà trong đó vai trò chỉ đạo của GV là thật cần thiết. Nếu thiếu sự chỉ đạo đó là người đọc có thể đã là nhà khoa học. Nếu sự chỉ đạo của GV không trực tiếp và không cụ thể thì PP đọc sách cũng sẽ thất bại đối với HS phổ thông. Vậy PP đọc sách hay PP làm việc với SGK có thể

hiểu là: HS tự khai thác nội dung hoặc một nội dung thành phần nào đó của bài học trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV. Ở đây, bước đầu tiên là HS làm việc với SGK, khi các em đã quen cách đọc sách này, GV có thể cho các em làm việc với tài liệu ngoài SGK.

b) Các hình thức tổ chức phương pháp đọc sách

Chuẩn bị ở nhà

Đây là hình thức HS tự đọc SGK đơn giản nhất. Theo đó, HS luôn đọc bài trước nhà. Hình thức này được nhiều GV sử dụng nhưng chưa được định hướng hay chưa có biện pháp rõ ràng. Nếu tổ chức tốt, hình thức này sẽ tập cho HS làm quen với việc tự nghiên cứu tài liệu viết, làm cơ s cho việc tiếp tục thực hiện phương pháp đọc sách cho các hình thức tiếp theo. Chú ý, đầu tiên chỉ nên cho HS đọc trước bài nhưng đọc kĩ một đoạn ngắn nào đó mà thôi (không nên cho đọc kĩ cả bài) và trả lời (viết ra tập) hoặc một số câu hỏi cho trước. Câu hỏi cần được GV soạn kĩ, có yêu cầu tư duy, có định hướng rõ ràng để HS hiểu hoàn toàn đoạn ấy. Bài chuẩn bị sẽ được GV sử dụng trên lớp như: kiểm tra sự chuẩn bị nhà, giảng nhanh đoạn đã chuẩn bị, cập nhật, m rộng kiến thức.

Nghiên cứu SGK tại lớp

Đặc điểm của hình thức này là có sự ràng buộc của thời gian. Vì vậy việc chọn bài nào, đoạn nào để HS đọc SGK là cần cân nhắc kĩ lưỡng và tập cho HS từng mức độ:

- Mức độ 1: Thực hiện một đoạn. Chọn một đoạn đơn giản để thực hiện.

- Mức độ 2: Thực hiện cả bài. Chọn bài dễ, nội dung không phân tán ra nhiều vấn đề, không có nhiều khái niệm. Tăng dần độ khó của bài học.

Trong hình thức này, mức độ thực hiện khó hay dễ chỉ là tương đối, do GV định liệu theo trình độ của HS. Tuy nhiên, sự khó hay dễ còn tùy thuộc vào hệ thống câu hỏi, yêu cầu của GV đối với sự làm việc của HS. Điều này có ý nghĩa quan trọng việc tăng dần mức độ khó khi sử dụng PP đọc sách. Cho nên, để HS có thể làm việc tốt trên lớp, GV yêu cầu HS đọc bài trước nhà.

Để chuẩn bị cho hình thức học tập này, cần chú ý những yêu cầu như sau: - Đảm bảo thời gian trên lớp.

- Các câu hỏi, chỉ dẫn phải đảm bảo liên kết thành hệ thống đê HS đi từng bước đến đích cuối cùng. Cụ thể:

+ Hệ thống câu hỏi khái quát nội dung cả bài.

Như trên đã trình bày, luyện tập cho HS quen dần với PP đọc sách không nhất thiết phải làm việc cả tiết học mà chỉ nên cho HS làm việc một đoạn trong bài học. Vì vậy, chỉ nên chuẩn bị hệ thống thứ hai để giải quyết một đoạn bài học nào đó.

HS làm việc với sơ đồ

- HS luyện tập tư duy trên tổng thể nội dung của bài học, có cái nhìn tổng quát để tìm thấy cấu trúc logic của bài học đó.

- Nếu sử dụng tốt thì PP này giống như một trò chơi xen kẽ các PP khác. - GV có thể sử dụng overhead để tiến hành thực hiện “trò chơi” vừa nói trên.

- Tuy nhiên, hình thức này không đơn giản. Trước tiên, GV phải có khả năng phân tích chính xác nội dụng bài học. Kế đến là cho HS làm quen với kí hiệu logic. HS phải tự hoàn chỉnh bài học trong tập nhà theo dàn bài mà GV đưa ra sau khi cùng HS làm việc với sơ đồ trên lớp.

c) Qui trình chuẩn bị cho phương pháp đọc sách

Chọn nội dung bài (hoặc đoạn bài học) trong SGK

Nếu chọn nội dung không phù hợp với mức độ, Hs sẽ lung túng khi đọc sách, chưa biết phân tích tổng hợp các ý trong SGK, do đó trả lời các câu hỏi không theo ý GV.

Những bài có nội dung sau không phù hợp với PP đọc sách: c) Có vận dụng hoặc nâng cao kiến thức đã học, đọc hiểu được. d) Có tập trung vào một vấn đề mới rõ ràng.

e) Có nhiều khái niệm lạ, khái niệm đã học lâu, có liên quan khái niệm môn khác.  Chọn hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp đọc sách

Bước này linh hoạt cho GV. Tốt nhất là cho HS làm việc nhà hoặc tại lớp. Nếu chọn hình thức thức ba thì cần chuẩn bị kĩ kể cả GV lẫn kĩ năng đọc hiểu ý chính từng nội dung thành phần và kĩ năng sử dụng kí hiệu logic của HS.

Chuẩn bị hệ thông câu hỏi, lời hướng dẫn

CHƯƠNG 3. BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VL Ở THPT

Một phần của tài liệu tích cực hóa hoạt động nhận thức nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lý 12 nâng cao (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)