Phương pháp tự học

Một phần của tài liệu tích cực hóa hoạt động nhận thức nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lý 12 nâng cao (Trang 39 - 42)

8. Các chữ viết tắt

2.3.2. Phương pháp tự học

a) Phương pháp tự học trong quá trình dạy học Vật lý

Tự học

Trong quá trình HT bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Tự học không có nghĩa là không cần đến sự trợ giúp của GV khi HS gặp khó khăn, không có sự tranh luận của HS với nhau. Sự giúp đỡ của GV có thể chia nhiệm vụ nhận thức thành những nhiệm vụ bộ phận vừa sức với HS, đưa ra những nhận xét theo kiểu phản biện, nêu những câu hỏi định hướng trong quá trình làm việc của học sinh hoặc hướng dẫn học sinh xây dựng cơ s định hướng khái quát các hoạt động khi làm việc với nguồn thông tin cụ thể (làm việc với bản đồ, đồ thị, thí nghiệm vật lý) cơ s định hướng khái quát của quá trình xây dựng các loại kiến thức vật lý khác nhau (khái niệm về các sự vật khác nhau, hiện tượng vật lý, khái niệm về đại lượng vật lý, định luật, qui tắc và nguyên lý cơ bản, thuyết, ứng dụng vật lý) cơ s định hướng của việc giải bài tập sau đó.

Phương pháp tích cực tự lực là gì?

Tính tự lực là một phẩm chất vốn có của con người, b i vì để tồn tại và phát triển con người phải luôn chủ động tích cực và tự lực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy hình thành và phát triển tính tự lực là một những nhiệm vụ trọng yếu của GD.

Tính tự lực trong học tập về thực chất là tính tích cực trong hoạt động nhận thức, đặc trưng khát vọng hiểu biết, có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tự lực trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú nghiên cứu tìm tòi. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố hình thành tính tự lực của HS. Tính tự lực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sự sáng tạo.

Tính tự lực thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:  Làm theo mẫu hoạt động của thầy, của bạn…

 Tìm tòi độc lập giải quyết vấn đề đưa ra, tìm cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề.

 Sáng tạo tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.  Vai trò của việc đẩy mạnh phương pháp tự học ở HS

Lâu nay người ta thường quan niệm tự học là khi học nhà. Nhưng sự thực việc tự học có phương pháp phải bắt đầu từ trên lớp học. Không thể tách rời việc học lớp với việc học nhà. Trên lớp học, học sinh phải biết chú ý lắng nghe lời thầy giảng, tập trung tư tư ng theo dõi một cách không thụ động, biết đề xuất những thắc mắc, những chỗ chưa hiểu được rõ để thầy giải đáp, cùng với người thầy xây dựng bài giảng. Thầy chú ý phát huy năng lực trí tuệ của trò, trò biết tự phát huy để hư ng ứng. Trò là chủ thể không phải nhân vật thụ động, tiếp thu máy móc. Nếu nói bí quyết để học giỏi cũng bắt đầu từ đây. Đã từ lâu, các thầy giáo giảng dạy có kinh nghiệm cũng đã đề ra phương pháp dạy và học đạt yêu cầu này.

Thời gian tự học nhà cũng rất quan trọng, đây là lúc HS có nhiều thời giờ suy ngẫm, đào sâu vấn đề, tiếp tục đề xuất những thắc mắc để thầy giải đáp, suy nghĩ liên hệ hoặc vận dụng vào thực tế. Việc học nhà còn phải làm tốt việc chuẩn bị trước theo yêu cầu của từng bài giảng. Những HS xuất sắc thường phải học theo hướng này.

Thay đổi phương pháp học của học sinh đòi hỏi sự nỗ lực, tâm huyết của giáo viên và nhà trường và phải xây dựng động cơ HT đúng đắn cho các em, thì học mới say mê, thay đổi PP dạy và KT của GV nhất là đổi mới vấn đề thi cử, ra đề của các cấp có thẩm quyền vì người ta thưòng nói: dạy học, thi cử như thế nào thì HS học như thế. Vì vậy những vấn đề trên phải làm đồng thời nhưng không thể chờ đợi, trông chờ làm xong vấn đề này, mới làm vấn đề kia.

Mục tiêu của phương pháp tự học.

Mục tiêu dạy học không chỉ những kết quả học tập cụ thể, những kiến thức kỹ năng cần hình thành, mà điều quan trong hơn cả là bản thân việc học, khả năng tự tổ chức và thực hiện quá trình học tập có hiệu quả của HS.

Mục tiêu dạy HS phương pháp tự học chỉ đạt hiệu quả khi bản thân HS chủ động, tích cực, tự lực hoạt động và chỉ đạt được sau 1 quá trình rèn luyện của HS.

b) Biện pháp thực hiện.

HS cần nắm vững kiến thức của hệ thống phương pháp học tập tích cực

Trong quá trình HT, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn PP, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. Song điều quan trọng là HS phải có hệ thống kỹ năng tự học. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với HS, b i lẽ muốn có kỹ năng tự học trước hết phải có kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ s phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức. Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động, muốn nắm vững tri thức và vận dụng vào trong thực tế thì việc rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. HS cần vận dụng một cách ST các PP học tập tích cực với nhau như: học nhóm, làm việc tập thể, thảo luận, làm thí nghiệm, nghiên cứu phát hiện vấn đề…

Như vậy, để hoạt động học tập của HS đạt chất lượng và hiệu quả, HS phải có tri thức và kỹ năng tự học. Chính kỹ năng tự học là điều kiện vật chất bên trong để HS biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làm cho HS tự tin vào bản thân mình, bồi dưỡng và phát triển hứng thú, duy trì tính tích cực nhận thức trong hoạt động tự học của HS.

Vận dụng hệ các phương pháp tự học vào chu trình tự học của HS

Giai đoạn 1- Tự nghiên cứu: Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học).

Giai đoạn 2 – Tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy.

Giai đoạn 3 – Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh.

Chu trình tự nghiên cứu tự thể hiện tự kiểm tra, tự điều chỉnh “thực chất cũng là con đường” phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết, và giải quyết vấn đề của nghiên cứu khoa học.

Rèn luyện phương pháp tự học phải trở thành một mục tiêu học tập của HS

Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân HS để hoàn thành nhiệm vụ học tập đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học – đào tạo trong nhà trường. Tự học là sự

thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quá trình nhận thức của HS. Trong quá trình đó, người học hoàn toàn chủ động và độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo, điều khiển của GV.

Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình, HS cần tự rèn luyện PP tự học, đây không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quả học tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập. Phương pháp tự học sẽ tr thành cốt lõi của phương pháp học tập.

c) Vai trò của GV trong việc rèn luyện cho HS phương pháp tự học.

Trong quá trình HT, có rất nhiều việc phải làm: phát hiện vấn đề, thực hiện giải pháp đã đề xuất, xử lí kết quả thực hiện giải pháp, khái quát hóa rút ra kết luận mới và vận dụng kiến thức. Trong một loạt công việc đó GV cần tính toán xem với thời gian cho phép lên lớp, trình độ HS trong lớp thì việc được giao cho HS tự làm (tự làm ngay trên lớp hay nhà), việc gì cần sự trợ giúp của GV, còn việc gì GV phải cung cấp thêm thông tin để HS có thể hoàn thành. Trong mọi bài học, GV có thể tìm ra một vài công việc để HS tự làm.

Trong dạy học vật lý 12, ngoài việc tổ chức cho HS tự lực làm việc với các thí TN, GV có thể cho HS tự nghiên cứu nhiều nội dung KT ngay trên lớp như thiết lập phương trình biểu diễn sự biến đổi vận tốc trước và sau va chạm…GV cần lựa chọn một số nội dung kiến thức mới trong các bài học để HS tự học nhà.

Với mỗi chủ đề học tập, GV có thể giao cho mỗi nhóm HS những đề tài nghiên cứu nhỏ, đòi hỏi HS phải sưu tầm thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (sách báo, phương tiện nghe nhìn, quan sát tự nhiên…) xử lí thông tin theo nhiều cách (lập bảng đo các giá trị, biểu đồ, so sánh phân tích các dữ liệu..) rút ra kết luận và truyền đạt thông tin qua thảo luận, báo cáo viết…

Cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, kết hợp học tập cá nhân với học tập hợp tác với các hình thức khác nhau (cặp, nhóm, lớp). các hình thức học tập này rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc tập thể trong công việc được giao. GV cần tiếp tục rèn luyện các kỹ năng làm việc tập thể mà HS có trong các giờ học trên lớp và cả trong tự học nhà. Thông qua các hoạt động học tập tích cực, tự lực HS không những chiếm lĩnh được kiến thức, rèn luyện được kĩ năng, mà còn có niềm vui của sự thành công trong học tập và phát triển được năng lực sáng tạo của mình.

Một phần của tài liệu tích cực hóa hoạt động nhận thức nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lý 12 nâng cao (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)