Các phương pháp dạy học tích cực hỗ trợ phát triển năng lực sáng tạo cho HS

Một phần của tài liệu tích cực hóa hoạt động nhận thức nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lý 12 nâng cao (Trang 35)

8. Các chữ viết tắt

2.3. Các phương pháp dạy học tích cực hỗ trợ phát triển năng lực sáng tạo cho HS

2.3.1. Phương pháp dạy học hợp tác (dạy học theo nhóm)

a) Khái niệm

- Nhóm dài hạn: Nhóm này được thành lập cho mục đích nào đó, không phải trong lớp học, kéo dài thời gian trong ngày hoặc rải ra trong tuần.

- Nhóm đôi: Nhóm này thường có hai người, thường dùng trong học ngoại ngữ (trong lớp, ngoài lớp) để rèn luyện các kĩ năng nghe nói.

- Nhóm thảo luận (hoặc nhóm tạm thời): Tổ chức ngay trong lớp học để thảo luận, khám phá theo yêu cầu của GV.

b) Sự khác nhau giữa dạy học theo nhóm (hợp tác) và nhóm truyền thống

Nhóm truyền thống Nhóm hợp tác

Kết quả phụ thuộc chủ yếu vào nhóm trư ng.

HS kém không có cơ hội làm việc như HS khá.

Kết quả phụ thuộc chủ yếu vào tính tích cực của mỗi cá nhân.

Không phải cá nhân nào cũng chịu trách nhiệm về kết quả chung của nhóm. Không dạy kĩ năng hợp tác.

Nhóm trư ng được thầy chỉ định. Thầy để các nhóm tự hoạt động.

Mỗi cá nhân chịu trách nhiệm về kết quả chung của cả nhóm mình.

Có dạy các kĩ năng hợp tác. Mỗi cá nhân có một nhiệm vụ. Thầy tổ chức, quan sát, có đánh giá.

c) Ưu việt của học theo nhóm hợp tác

 Làm việc hợp tác là phong cách làm việc của thời đại.  Nguyên tắc học bằng hành động.

 Sự giúp đỡ lẫn nhau xen kẽ với sự lắp đầy những “lỗ hổng” cho nhau.  Mọi HS đều làm việc thực sự và tích cực, đều có cơ hội làm việc như nhau.  Không khí học tập sinh động (thảo luận, thay đổi nhóm…)

 Các kiểu nhóm có tác dụng và ưu việt chung nhưng mỗi kiểu cũng có tác dụng riêng theo ý đồ của GV.

 Giảm lượng nói của thầy.

d) Các kiểu học nhóm và cách tổ chức

Kiểu nhóm cố định

Nhóm cố định là nhóm được tổ chức cho HS ngồi gần nhau, giải quyết nhiệm vụ nhanh chóng trong vòng một vài phút, không cần xê dịch chỗ ngồi.

- Kiểu nhóm này thuận tiện cho dạy học khám phá, lớp đông HS hoặc không có điều kiện xê dịch bàn ghế.

- Cách tổ chức: 2, 3 thậm chí có thể 4 HS ngồi gần nhau, trên dưới…  Kiểu nhóm di động

Loại nhóm này cần xê dịch chỗ ngồi, gom lại thành từng nhóm, có thể 3 hoặc 4 hoặc đông hơn, tùy GV và hoàn cảnh lớp học.

Nhóm di động có thể giải quyết nhiệm vụ phức tạp hơn, lâu hơn và có cách chia nhóm đa dạng. Không khí lớp học được thay đổi hẳn khi chia và ghép nhóm. Có thể giữ nguyên nhóm từ đầu giờ đến cuối giờ. Cách chia nhóm: tự chọn, xếp theo vần chữ cái, theo số thứ tự, theo màu sắc phát cho HS ngẫu nhiên…

Kiểu nhóm ghép 2 lần

- Mỗi nhóm giải quyết một vấn đề không trùng nhau.

- Sau khi giải quyết xong vấn đề, ghép nhóm lần thứ 2, mỗi HS là một “đại sứ” cho nhóm mới, truyền đạt lại những gì mà nhóm cũ đã giải quyết.

Bài học sẽ được giải quyết trọn vẹn sau hai lần làm việc:

Lần 1: 11111 22222 33333 44444 55555 66666 Lần 2: 123456 123456 123456 123456 123456 123456 Tác dụng:

. HS giỏi không chiếm diễn đàn. . HS kém không ỷ lại.

. Tinh thần trách nhiệm (vai trò mỗi HS thật sự trong nhóm). . Rèn luyện lòng tự tin cho HS (khi làm việc nhóm sau).

Nhóm Kim tự tháp Tổ chức: - Lần 1: Cá nhân làm việc - Lần 2: Nhóm đôi - Lần 3: Nhóm bốn - Lần 4: Nhóm tám - Lần 5: Kết quả chung Tác dụng:

- Thống nhất nội dung ôn tập, tổng kết - Lấy ví dụ vận dụng vào thực tế

- So sánh, đối chiếu sự giải thích một vấn đề đi đến thống nhất  Nhóm trà trộn

Tổ chức: HS đi tự do trong lớp tìm người thích hợp để trao đổi. Tác dụng:

- Kích thích sự nhận thức - Lớp sinh động

- Có cơ hội hỏi nhiều người (mà không ngại ngùng)

Nội dung làm việc: Tự kiểm tra bảng trả lời câu hỏi (không làm được thì hỏi bạn) để kiểm tra, xác minh kết quả của mình.

e) Một số kiểu nội dung bài học có thể tổ chức học hợp tác

Thảo luận để đánh giá một qui trình làm việc

Kiến thức qui trình thường được cấu trúc thành các bước hoặc các giai đoạn. Để HS theo dõi tốt và tự nhận thức qui trình, có thể ra nhiệm vụ cho các nhóm trao đổi. Ví dụ, để biểu diễn một bài thí nghiệm GV sẽ tuần tự thực hiện 6 bước, GV chuẩn bị trước các bản photo để phát cho các nhóm trước khi làm thí nghiệm và dặn HS cách làm việc nhóm sau khi kết thúc thí nghiệm.

Trao đổi trước giờ học

Một cuộc trao đổi đầu giờ học sẽ tạo cho HS một bầu không khí tâm lí thuận lợi trong suốt giờ học. Có nhiều cách m đầu bài học để có bầu không khí như vậy, song cách này là 1 kiểu làm đặc biệt, với sự tham gia hào hứng của toàn thể HS.

- Có thể HS trao đổi bằng sự tái hiện kiến thức cũ để làm cơ s cho bài mới. Cũng như vậy nhưng các nhóm HS đi tìm những ví dụ thực tế trong cuộc sống hằng ngày mà những ví dụ ấy sẽ là những ứng dụng cho bài học mới.

- Có thể cho HS biết chủ đề bài học mới, các nhóm sẽ đón nhận nội dung cụ thể sẽ học hôm nay, đề xuất những yêu cầu mà các em muốn biết có liên quan đến đề tài bài học… Về hình thức, các nhóm có thể liệt kê theo yêu cầu, vẽ sơ đồ suy nghĩ, vẽ hình mà các em tư ng tượng. Sau đó các ap-phic sẽ được treo lên tường, lưu lại suốt buổi học để thầy sử dụng hoặc các em sẽ trình bày vào 1 lúc nào đó.

Trong cách làm này thì những HS yếu sẽ hăng hái tham gia bài học, đôi khi các em có những bổ sung cho những HS khá về kiến thức thực tế của mình, những suy nghĩ đặc biệt của mình.

Tìm sự tương ứng

Với các nội dung này các nhóm sẽ trao đổi, so sánh các sự kiện, ngữ nghĩa để sắp xếp lại cho đúng logic hoặc nội dung môn học. Kiểu làm này rất hợp với các bài học ứng dụng, m đầu bài học mới hoặc bài ôn tập.

Phân loại, so sánh

Cũng làm như trên nhưng với nội dung phân loại.

Việc làm này mang ý nghĩa tư duy cao hơn là tìm sự tương ứng b i vì khi phân loại hoặc so sánh bao giờ cũng yêu cầu HS phân tích hoặc giải thích hoặc trình bày trước lớp với những lí lẽ của mình.

Dùng sơ đồ để tóm tắt nội dung bài học hoặc tìm ra kiến thức mới

Muốn HS làm điều này thì trước hết phải cho các em học và luyện tập biểu diễn một phần kiến thức bằng sơ đồ. Các nội dung học cho cách thảo luận này là:

- Lập sơ đồ tóm tắt nội dung một chương, một phần hoặc một bài đã học. - Lập sơ đồ khái niệm.

- Lập sơ đồ tư duy.

- Cho sơ đồ cấu trúc một bài học với một số ô trống, HS đọc SGK rồi điền các nội dung vào các nội dung vào ô trống cho hợp lí.

2.3.2 Phương pháp tự học.

a) Phương pháp tự học trong quá trình dạy học Vật lý

Tự học

Trong quá trình HT bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Tự học không có nghĩa là không cần đến sự trợ giúp của GV khi HS gặp khó khăn, không có sự tranh luận của HS với nhau. Sự giúp đỡ của GV có thể chia nhiệm vụ nhận thức thành những nhiệm vụ bộ phận vừa sức với HS, đưa ra những nhận xét theo kiểu phản biện, nêu những câu hỏi định hướng trong quá trình làm việc của học sinh hoặc hướng dẫn học sinh xây dựng cơ s định hướng khái quát các hoạt động khi làm việc với nguồn thông tin cụ thể (làm việc với bản đồ, đồ thị, thí nghiệm vật lý) cơ s định hướng khái quát của quá trình xây dựng các loại kiến thức vật lý khác nhau (khái niệm về các sự vật khác nhau, hiện tượng vật lý, khái niệm về đại lượng vật lý, định luật, qui tắc và nguyên lý cơ bản, thuyết, ứng dụng vật lý) cơ s định hướng của việc giải bài tập sau đó.

Phương pháp tích cực tự lực là gì?

Tính tự lực là một phẩm chất vốn có của con người, b i vì để tồn tại và phát triển con người phải luôn chủ động tích cực và tự lực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy hình thành và phát triển tính tự lực là một những nhiệm vụ trọng yếu của GD.

Tính tự lực trong học tập về thực chất là tính tích cực trong hoạt động nhận thức, đặc trưng khát vọng hiểu biết, có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tự lực trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú nghiên cứu tìm tòi. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố hình thành tính tự lực của HS. Tính tự lực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sự sáng tạo.

Tính tự lực thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:  Làm theo mẫu hoạt động của thầy, của bạn…

 Tìm tòi độc lập giải quyết vấn đề đưa ra, tìm cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề.

 Sáng tạo tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.  Vai trò của việc đẩy mạnh phương pháp tự học ở HS

Lâu nay người ta thường quan niệm tự học là khi học nhà. Nhưng sự thực việc tự học có phương pháp phải bắt đầu từ trên lớp học. Không thể tách rời việc học lớp với việc học nhà. Trên lớp học, học sinh phải biết chú ý lắng nghe lời thầy giảng, tập trung tư tư ng theo dõi một cách không thụ động, biết đề xuất những thắc mắc, những chỗ chưa hiểu được rõ để thầy giải đáp, cùng với người thầy xây dựng bài giảng. Thầy chú ý phát huy năng lực trí tuệ của trò, trò biết tự phát huy để hư ng ứng. Trò là chủ thể không phải nhân vật thụ động, tiếp thu máy móc. Nếu nói bí quyết để học giỏi cũng bắt đầu từ đây. Đã từ lâu, các thầy giáo giảng dạy có kinh nghiệm cũng đã đề ra phương pháp dạy và học đạt yêu cầu này.

Thời gian tự học nhà cũng rất quan trọng, đây là lúc HS có nhiều thời giờ suy ngẫm, đào sâu vấn đề, tiếp tục đề xuất những thắc mắc để thầy giải đáp, suy nghĩ liên hệ hoặc vận dụng vào thực tế. Việc học nhà còn phải làm tốt việc chuẩn bị trước theo yêu cầu của từng bài giảng. Những HS xuất sắc thường phải học theo hướng này.

Thay đổi phương pháp học của học sinh đòi hỏi sự nỗ lực, tâm huyết của giáo viên và nhà trường và phải xây dựng động cơ HT đúng đắn cho các em, thì học mới say mê, thay đổi PP dạy và KT của GV nhất là đổi mới vấn đề thi cử, ra đề của các cấp có thẩm quyền vì người ta thưòng nói: dạy học, thi cử như thế nào thì HS học như thế. Vì vậy những vấn đề trên phải làm đồng thời nhưng không thể chờ đợi, trông chờ làm xong vấn đề này, mới làm vấn đề kia.

Mục tiêu của phương pháp tự học.

Mục tiêu dạy học không chỉ những kết quả học tập cụ thể, những kiến thức kỹ năng cần hình thành, mà điều quan trong hơn cả là bản thân việc học, khả năng tự tổ chức và thực hiện quá trình học tập có hiệu quả của HS.

Mục tiêu dạy HS phương pháp tự học chỉ đạt hiệu quả khi bản thân HS chủ động, tích cực, tự lực hoạt động và chỉ đạt được sau 1 quá trình rèn luyện của HS.

b) Biện pháp thực hiện.

HS cần nắm vững kiến thức của hệ thống phương pháp học tập tích cực

Trong quá trình HT, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn PP, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. Song điều quan trọng là HS phải có hệ thống kỹ năng tự học. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với HS, b i lẽ muốn có kỹ năng tự học trước hết phải có kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ s phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức. Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động, muốn nắm vững tri thức và vận dụng vào trong thực tế thì việc rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. HS cần vận dụng một cách ST các PP học tập tích cực với nhau như: học nhóm, làm việc tập thể, thảo luận, làm thí nghiệm, nghiên cứu phát hiện vấn đề…

Như vậy, để hoạt động học tập của HS đạt chất lượng và hiệu quả, HS phải có tri thức và kỹ năng tự học. Chính kỹ năng tự học là điều kiện vật chất bên trong để HS biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làm cho HS tự tin vào bản thân mình, bồi dưỡng và phát triển hứng thú, duy trì tính tích cực nhận thức trong hoạt động tự học của HS.

Vận dụng hệ các phương pháp tự học vào chu trình tự học của HS

Giai đoạn 1- Tự nghiên cứu: Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học).

Giai đoạn 2 – Tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy.

Giai đoạn 3 – Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh.

Chu trình tự nghiên cứu tự thể hiện tự kiểm tra, tự điều chỉnh “thực chất cũng là con đường” phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết, và giải quyết vấn đề của nghiên cứu khoa học.

Rèn luyện phương pháp tự học phải trở thành một mục tiêu học tập của HS

Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân HS để hoàn thành nhiệm vụ học tập đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học – đào tạo trong nhà trường. Tự học là sự

thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quá trình nhận thức của HS. Trong quá trình đó, người học hoàn toàn chủ động và độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo, điều khiển của GV.

Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình, HS cần tự rèn luyện PP tự học, đây không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quả học tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập. Phương pháp tự học sẽ tr thành cốt lõi của phương pháp học tập.

c) Vai trò của GV trong việc rèn luyện cho HS phương pháp tự học.

Trong quá trình HT, có rất nhiều việc phải làm: phát hiện vấn đề, thực hiện giải pháp đã đề xuất, xử lí kết quả thực hiện giải pháp, khái quát hóa rút ra kết luận mới và vận dụng kiến thức. Trong một loạt công việc đó GV cần tính toán xem với thời gian cho phép lên lớp, trình độ HS trong lớp thì việc được giao cho HS tự làm (tự làm ngay trên lớp hay nhà), việc gì cần sự trợ giúp của GV, còn việc gì GV phải cung cấp thêm thông tin để HS

Một phần của tài liệu tích cực hóa hoạt động nhận thức nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lý 12 nâng cao (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)