Nắm chắc các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận

Một phần của tài liệu tích cực hóa hoạt động nhận thức nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lý 12 nâng cao (Trang 32 - 33)

8. Các chữ viết tắt

1.8.5.Nắm chắc các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận

Trắc nghiệm để đánh giá kết quả HT của HS so với mục tiêu môn học. Trắc nghiệm là khách quan vì tiêu chí đánh giá là đơn nhất, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của người chấm. Đổi mới phương pháp ra đề kiểm tra đánh giá kết quả HT của HS người ta thường dùng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.

Trắc nghiệm tự luận là loại hình câu hỏi hoặc bài tập mà HS phải viết đầy đủ các câu trả lời hoặc bài giải theo cách riêng của mình.

Trắc nghiệm khách quan là loại câu hỏi hoặc bài tập mà các phương án trả lời đã có sẵn hoặc nếu HS phải viết câu trả lời thì câu trả lời là câu ngắn và chỉ duy nhất có một cách viết đúng.

Quy trình biên soạn một đề kiểm tra viết môn VL:

Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra.

Bước 2: Xác định nội dung kiểm tra (mục tiêu dạy học). - Các lĩnh vực kiến thức, kĩ năng.

- Các kiến thức, kĩ năng của từng lĩnh vực theo mức độ từ thấp đến cao (nhận biết, thông hiểu, vận dụng).

Bước 3: Xây dựng ma trận của đề kiểm tra.

Bước 4: Viết các câu hỏi theo ma trận.

Bước 5: Xây dựng đáp án và biểu điểm.

Những điều cần lưu ý khi biên sọan đề kiểm tra:

 Phải đảm bảo thể hiện được những mục tiêu cơ bản ghi trong chương trình.

 Có thể thay đổi tỉ lệ các câu trắc nghiệm tự luận và khách quan, nhưng trong mọi trường hợp thì đều phải cố gắng sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan.

 Để tránh việc HS hỏi nhau khi làm bài nên thay đổi thứ tự của các câu để tạo ra những đề kiểm tra có nội dung như nhau nhưng có cấu tạo khác nhau.

 Để có thể sử dụng đề kiểm tra nhiều lần, không nên để HS làm bài vào tờ giấy in đề kiểm tra mà làm bài ra một tờ giấy riêng có ghi rõ họ tên.

 Chú ý rèn luyện kĩ năng biên sọan câu hỏi. Sáu kĩ năng để hình thành năng lực đặt câu hỏi nhận thức theo hệ thống phân loại các mức độ câu hỏi của Bloom.

CHƯƠNG 2. TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở THPT

Một phần của tài liệu tích cực hóa hoạt động nhận thức nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lý 12 nâng cao (Trang 32 - 33)