Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Phú Xuyên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 2014 (Trang 32 - 35)

2014 theo 13 nội dung quản lý quy định trong Luật Đất đai 2003

4.1.1Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Phú Xuyên là một xã Miền núi nằm ở phía tây của huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện 10 km. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.213,88 ha, trong đó đất nông nghiệp là 1.957,67 ha chiếm 88,43%, đất phi nông nghiệp 239,78 ha chiếm 10,83%, đất chưa sử dụng 16,43 ha chiếm 0,08 %. Xã có 1.858 hộ, dân số 6.888 khẩu, đang sinh sống trong 18 xóm.

Phía Đông giáp xã Phú Thịnh và xã Bản Ngoại; phía Tây giáp xã Yên Lãng (huyện Đại Từ) và tỉnh Tuyên Quang; phía Nam giáp xã La Bằng; phía Bắc xã Na Mao và xã Yên Lãng.

4.1.1.2 địa hình địa mạo

Xã Phú Xuyên có địa hình tương đối đặc trưng: phía Tây là núi cao và phía Đông là cánh đồng bằng phẳng ven theo quốc lộ QL37. Địa hình thấp dần từ phía Tây xuống Đông Bắc với đồi núi thấp, đồng bằng xen kẽ sông, suối, ao hồ. Chênh lệch địa hình giữa các vùng trong xã giao động từ 1000 m nơi cao nhất đến 400 m nơi thấp nhất.

4.1.1.3 Khí hậu thủy văn

Khí hậu: Phú Xuyên là một xã miền núi, khí hậu mang tính chất đặc thù của vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm được chia thành 2 mùa rõ rệt.

- Mùa đông ( hanh, khô), từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này thời tiết lạnh, có những đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ít thiếu nước cho cây trồng vụ Đông.

25

- Mùa hè (mùa mưa) nóng, nực từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn vào tháng 6,7,8, chiếm 70% lượng mưa của cả năm, thường gây ngập úng ở một số nơi trên địa bàn xã, ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân, mùa này có gió mùa Đông nam thịnh hành.

+ Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22,80C , tổng tích ôn là 7000 đến 80000

C.

+ Lượng mưa trung bình trong năm từ 1700 đến 2210 mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 8, khoảng trên 2000 mm và thấp nhất vào tháng 1, khoảng 1212 mm.

Số giờ nắng trong năm dao động từ 1200 đến 1500 giờ, được phân bố tương đối đồng đều cho các tháng trong năm.

+ Độ ẩm trung bình cả năm là 85%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8; Độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, thỏng 12 hàng năm.

+ Sương mù bình quân từ 20 đến 30 ngày/năm, sương muối xuất hiện ít. Nhiệt độ trung bình năm từ 20-220C , nhiệt độ cao nhất 390C, nhiệt độ thấp nhất 70

C.

Thủy văn: Phú Xuyên có nhiều hệ thống ngòi, suối nhỏ chảy quanh các triền khe, chân đồi như: Suối Cạn, suối Tân Lập, suối Cầu Trà,... và một số hồ, đầm. Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Các hồ, đầm và ao nhỏ ngoài tác dụng giữ nước để phục vụ sản xuất còn được sử dụng vào nuôi cá nước ngọt. Nhìn chung nguồn nước suối và hồ, đầm trên địa bàn xã khá rồi dào, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu trồng trọt, phát triển chăn nuôi thủy sản và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất.

Xã Phú Xuyên có tổng diện tích tự nhiên là 2213,88 ha, đất đai được phân ra một số loại đất chính sau:

26

+ Đất feralít mầu đỏ vàng phát triển trên đá Mác ma a xít và trung tính, phân bố ở các vùng đồi núi, loại đất này có tầng đất tương đối dầy 1m, đất có cấu trúc tơi xốp, thành phần cơ giới thịt nặng, hàm lượng mùn, đạm nhiều, đất chua có độ loại đất này phù hợp với các loại cây trồng như chè, ngô, lúa nương, sắn, cọ và các cây lâm nghiệp.

+ Đất Thung lũng do sản phẩm dốc tụ, phân bố ở khắp các chân đồi gò đã được nhân dân khai thác để trồng cây lúa nước và các cây hoa mầu ngắn ngày khác, loại đất này có tầng đất dầy, độ mùn tiềm tàng cao.

+ Đất phù sa của các con sông, suối nằm rải rác dọc theo hai bên bờ của các con sông, con suối, loại đất này có độ mùn tiềm tàng cao, phù hợp cho các loại cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, và các loại cây hoa màu ngắn ngày khác

Tài nguyên nước.

+ Nguồn nước mặt: Phú Xuyên có 17,15 ha đất sông suối và MNCD, gồm có các con suối, ao, đập, hồ, đây là nguồn nước rất lớn phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

+ Nguồn nước ngầm: Độ sâu từ 10-15m là nguồn nước ngầm rất quý hiếm đã được nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân trong toàn xã.

Tài nguyên rừng.

Diện tích rừng ở xã Phú Xuyên 1.519,18 ha, chiếm 68,62% tổng diện tích tự nhiên. Những năm trước kia rừng bị khai thác, chặt phá bừa bãi, dẫn đến rừng bị nghèo kiệt, các loại gỗ quý hiếm còn lại không đáng kể. Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp, các ngành rừng được bảo vệ và chăm sóc, diện tích rừng được giao đến từng hộ gia đình để quản lý và chăm sóc. Diện tích rừng ngày một tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu cây trồng rất đa dạng và phong phú. Rừng đặc dụng có diện tích 1.096,53 ha, do chính sách giao đất giao rừng của địa phương được thực hiện tốt nên các loại cây gỗ quý đang được chăm sóc và tái sinh. Rừng trồng sản xuất có diện tích 422,65 ha, cây trồng chủ yếu là Bạch đàn, keo và các cây bản địa. Nhìn

27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chung rừng của xã Phú Xuyên đang được phát triển tốt, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái ngày một tốt hơn, hạn chế được quá trình xói mòn rửa trôi đất trong khi mưa lũ. Đây là nguồn tài nguyên quí hiếm, có tiềm năng lớn đối với sự phát triển kinh tế của xã trong tương lai

Tài nguyên nhân văn.

Xã Phú Xuyên tính đến tháng 8 năm 2014 có 6888 khẩu và số hộ là 1858, trong đó số khẩu nông nghiệp chiếm 90%, còn lại là số khẩu phi nông nghiêp chiếm dưới 5%, Dân số được phân thành 18 cụm dân cư gồm nhiều dân tộc anh em đang sinh sống như: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Sán chỉ. Trên địa bàn xã không có làng nghề truyền thống cũng như các khu di tích lịch sử. Trình độ dân trí ở mức trung bình. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Uỷ Đảng, Chính quyền xã Phú Xuyên, cán bộ và nhân dân đoàn kết, thống nhất, chịu thương, chịu khó hăng xay lao động.

Cảnh quan môi trường.

Là một xã miền núi của huyện Đại Từ, được sự quan tâm của các cấp, các ngành những năm gần đây, diện tích rừng được tăng tương đối nhanh do phát động phong trào trồng rừng theo chương trình 661, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hiện nay đất rừng của xã đang tăng nhanh, cây trồng đa rạng, phong phú, ngoài ra phong trào trồng cây xanh làm đẹp cơ quan, đường làng, ngõ xóm cũng được các cấp các ngành quan tâm, cảnh quan đẹp, môi trường trong sạch, mát mẻ, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm không khí và nguồn nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Phú Xuyên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 2014 (Trang 32 - 35)