Xuất giải pháp phát triển Công ty đến năm 2020

Một phần của tài liệu dự báo và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020 (công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam) (Trang 82)

Để thực hiện định hướng phát triển của Công ty tới năm 2020, sản lượng xuất khẩu đạt 24.8 ngàn tấn, nguyên liệu do Công ty cung cấp đạt 53 – 59 ngàn tấn tăng diện tích nuôi trồng lên 108 - 120 ha tổng diện tích mặt nước, tăng thêm 46.76 – 58.76 ha so với hiện tại . Đề tài tiến hành đề xuất các giải pháp sau nhằm đáp ứng các chỉ tiêu đặt ra tới năm 2020:

5.5.2.1. Giải pháp nguồn nguyên liệu:

- Với cá tra nguyên liệu có giá không ổn định và hiện nay đang đối mặt với vấn đề thiếu nguyên liệu do người nuôi bị phá sản vào năm 2012. Thì vấn đề cấp thiết hiện nay là Công ty phải đầu tư mở rộng thêm 46.76 – 58.76 ha vùng nuôi cá áp dụng tiêu chuẩn Global GAP, SQF100, nuôi sinh thái, nuôi thân thiện với môi trường,... để xây dựng các vùng nuôi an toàn, đảm bảo các quy trình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các chứng chỉ quốc tế phù hợp thị trường. Nghiên cứu xác định kích cỡ thu hoạch cá tra nguyên liệu phù hợp với quy luật tăng trưởng và có hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Tham gia vào các Trung tâm giống quốc gia ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long như nghiên cứu chọn tạo giống cá tra mới có chất lượng cao, kháng bệnh.

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 70

Tiếp tục tham gia học hỏi các khu sản xuất giống cá tra tập trung để đảm bảo điều kiện sản xuất giống và kiểm soát được chất lượng con giống cá tra; nghiên cứu phát triển thức ăn công nghiệp có chất lượng cao, tỷ lệ hấp thụ cao; nghiên cứu sử dụng nguyên liệu tại chỗ nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, giảm chi phí sản xuất thức ăn thủy sản, giảm giá thành sản xuất.

- Nếu như nguồn nguyên liệu của Công ty không đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu thì hợp đồng thu mua nguyên liệu với người nuôi và xác nhận hợp đồng xuất khẩu nhằm đảm bảo sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường; nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc từ cá giống và vật tư đầu vào đến cá tra nguyên liệu.

5.5.2.2. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

- Nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cần được quan tâm phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

- Để đáp ứng đủ sản lượng đề ra trong năm 2020, Công ty cần tuyển thêm các lao động lành nghề làm việc trực tiếp dưới xưởng. Hiện nay với công suất 21,05 ngàn tấn/năm cần 1056 lao động trực tiếp dưới xưởng (xem bảng 3.1) tương đương 1 người sản xuất khoảng 20 tấn cá/ năm. Như vậy, để đạt công suất 24.8 ngàn tấn/năm cần đào tạo thêm 187 công nhân lao động trực tiếp dưới xưởng.

- Phát huy mọi tiềm năng để đào tạo đồng bộ nguồn nhân lực theo một cơ cấu tương quan hợp lý giữa đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và thợ lành nghề; chú trọng đội ngũ cán bộ chuyên sâu, cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành để tiếp cận nền kinh tế tri thức phục vụ cho việc phát triển có hiệu quả ngành chế biến thủy sản.

- Có chính sách khen thưởng, động viên, phúc lợi xã hội cho công nhân viên - Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật. Nâng cao hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo, trường học để phối hợp nhịp nhàng giữa năng lực đào tạo và nhu cầu nhân lực sản xuất, giảm tình trạng dư thừa lao động giản đơn, thiếu lao động kỹ thuật. Nâng cao trình độ và tính năng động của cán bộ các cấp, các ngành.

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 71

5.5.2.3. Giải pháp đầu tƣ máy móc, thiết bị

- Hiện tại, Công ty vẫn chưa sử dụng tối đa công suất của máy móc, thiết bị. Vì thế, với công suất 24.8 ngàn tấn/năm tăng thêm 3.75 ngàn tấn/năm thì Công ty không cần đầu tư mua thêm máy móc, trang thiết bị.

- Bên cạnh đó, Công ty phải lập kế hoạch bảo trì từng loại máy móc theo định kỳ. Kiểm tra trước khi vận hành máy, dây chuyền. Cần vệ sinh hàng ngày các loại máy móc và thiết bị, dụng cụ thường xuyên hoạt động trong quá trình sản xuất. Công nhân làm việc tại bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm vệ sinh dưới sự phân công của tổ trưởng, kết hợp nhóm nhỏ TPM nhằm theo dõi tình trạng máy móc và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân vận hành và công nhân bảo trì của Công ty.

5.5.2.4. Giải pháp tiếp cận thị trƣờng

- Nâng cấp tiêu chuẩn VietGAP tương đồng với các tiêu chuẩn quốc tế để đàm phán, thừa nhận lẫn nhau các sản phẩm từ cá tra. Thông tin, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh sản phẩm cá tra Việt Nam qua các kênh truyền hình, internet, ấn phẩm,…đến trực tiếp người tiêu dùng.

- Nghiên cứu mở trung tâm đầu mối phân phối, bán đấu giá sản phẩm cá tra tại các thị trường tiêu thụ rộng lớn để thuận lợi trong việc phân phối sản phẩm và tránh bán phá giá của các doanh nghiệp.

- Lập phòng kế hoạch marketing để thông tin, dự báo để phản ứng kịp thời với thay đổi của thị trường, tìm kiếm, phân tích, nghiên cứu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng ở từng vùng để có chiến lược sản xuât, kinh doanh hợp lý.

- Tham gia dự án SUPA để nâng cao vị thế hình ảnh cá tra trên thị trường quốc tế. Tạo dựng thương hiệu tốt cho cá tra và cũng cố niềm tin từ người tiêu dùng, trước hết là thị trường EU.

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 72

5.5.2.5. Giải pháp chất lƣợng

- Không ngừng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP, SQF, ISO trong chế biến thủy sản.

- Thiết lập hệ thống kiểm soát chuỗi, đảm bảo tính đồng bộ của các tiêu chuẩn, quy phạm, quản lý chất lượng, VSATTP trong tất cả các khâu từ sản xuất nguyên liệu, thu gom, vận chuyển, chế biến đến xuất khẩu.

- Chủ động vượt qua các rào cản thương mại, tìm kiếm mọi cơ hội hợp tác nhằm hạn chế tác động của các vụ kiện, phối hợp cùng các nhà xuất khẩu trong công tác truyền thông để phản bác những thông tin sai lệch về thủy sản Việt Nam.

- Tập trung tổ chức nuôi trồng thuỷ sản theo hướng liên kết sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi tiên tiến (VietGAP, GLOBAL GAP, GAqP, CoC,...) để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn với sản lượng hàng hoá lớn tạo uy tín cho Công ty tới khách hàng trong nước và nước ngoài.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm xây dựng thương hiệu riêng cho Công ty khẳng định vị thế cạnh tranh với các công ty khác.

- Đăng ký thương hiệu riêng cho sản phẩm Công ty để tránh nhằm lẫn với các đối thủ cạnh tranh khác và đăng ký thương hiệu riêng để được bảo hộ.

5.5.2.6. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng

Để đáp ưng nhu cầu thị trường tiêu thụ cá tra trong thời kỳ hội nhập, Công ty cần xây dựng và áp dụng chặt chẽ mô hình chuỗi cung ứng để cung cấp đầu vào nguyên liệu và sản phẩm đầu ra đạt chất lượng. Đề tài đề xuất giải pháp xây dựng mô hình chuỗi cung ứng nhằm cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu và sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lượng.

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 73

Hình 5.6: Mô hình chuỗi cung ứng

- Nguồn nguyên liệu đầu vào: Để đảm bảo nguồn cung - cầu giữa người nuôi và nhà sản xuất về số lượng, chất lượng và giá thành hợp lý. Công ty cần liên kết với nông hộ mở rộng diện tích vùng nuôi đạt tiêu chuẩn Global GAP nhằm nâng cao nguồn nguyên liệu sạch đáp ứng các yêu cầu của các thị trường khó tính. Hợp đồng nuôi gia công: doanh nghiệp cung cấp con giống, thức ăn, kỹ thuật, đảm bảo đầu ra cho cá thương phẩm; còn các nông hộ đầu tư ao, cơ sở hạ tầng, nhân công. Công ty cần theo dõi, kiểm tra định kỳ đảm bảo quá trình nuôi an toàn, điều chỉnh kịp thời khi có sai sót. Hình thức này không chỉ doanh nghiệp được lợi mà người nông dân cũng được bảo vệ quyền lợi và có thu nhập ổn định.

- Quản lý hoạt động sản xuất của Công ty: Phải tuân thủ nghiêm túc điều kiện sản xuất và chấp nhận tiêu chuẩn VSATTP. Lãnh đạo công ty phải cam kết chấp hành mọi tiêu chuẩn VSATTP và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người trong công ty thực hiện. Lập kế hoạch sản xuất hợp lý, thường xuyên kiểm tra từng công

Vùng nuôi Xuất khẩu Xuất khẩu Nhà cung cấp giống Công ty SouthVina Khách hàng trong nước Đại lý thu, mua và hổ trợ kỹ thuật Cảng Nông hộ HTX nuôi trồng Nông hộ

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 74

đoạn tránh sai sót và kịp thời khắc phục lỗi. Nâng cấp phòng giá trị gia tăng, phòng phụ gia và bao bì như mở rộng diện tích trang thiết bị. Thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, luân chuyển vị trí hợp lý tránh ứ động trong quá trình sản xuất. Tạo điều kiện cho công nhân tiếp cận và tuân thủ các quy định thực hành sản xuất, qui phạm vệ sinh theo HACCP. Thực hiện tốt phúc lợi xã hội theo tiêu chuẩn SA8000 để công nhân có tinh thần làm việc tốt nhất, gắn bó lâu dài với công ty, có trách nhiệm trong công việc vì ý thức con người rất quan trọng.

- Tồn kho: Lập kế hoạch sản xuất và thu mua hợp lý tránh sản xuất thừa, thu mua theo kích cở đơn hàng để giảm tồn kho. Chuyển hệ sản phẩm lưu kho để phù hợp với đơn hàng mới như thay đổi bao bì, quy cách đóng gói, mạ băng lại,...và chuẩn bị bao bì, phương tiện đầy đủ. Hàng lưu kho phải được thống kê thường xuyên tránh tình trạng lưu kho quá lâu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tăng chi phí sản xuất. Cửa kho phải được đóng kín, hạn chế ra vào kho thường xuyên, khi vào kho phải có ít nhất 2 người.

- Thị trường đầu ra: Quan tâm đến thị trường nội địa. Chú trọng đến thị trường lớn. Mở rộng, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và phát triển thị trường. Hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau. Xây dựng và quảng bá thương hiệu. Lựa chọn kênh phân phối hiệu quả. Tham gia các hội nghị, hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu marketing để có thể nắm bắt chính xác, kịp thời các thông tin thị trường yêu cầu. Chủ động mở tìm kiếm và thâm nhập vào các thị trường mới tìêm năng. Đa dạng hóa sản phẩm, tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

- Truy xuất nguồn gốc: Sử dụng công nghệ RFID là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu lọc RFID. Giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng truy xuất nhanh, chính xác. Khả năng lưu trữ thông tin lớn không bị hạn chế. Dễ dàng nhập dữ liệu và tìm kiếm dữ liệu, dễ sử dụng. Thông tin được bảo mật và an toàn.

- Logictics: Nâng cao hệ thống giao thông, cảng Cái Cui, cảng Cần Thơ thành cảng quốc tế để có thể xuất hàng trực tiếp ra nước ngoài. Tiết kiệm được một phần chi phí vận chuyển khá lớn cho doanh nghiệp, thời gian vận chuyển rút ngắn. Nên có hệ thống ghe thông thủy riêng để chủ động hơn trong vận chuyển, giảm rủi ro khi phải thuê mướn bên ngoài, tiết kiệm chi phí. Đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm thuế xuất khẩu. Đưa các hệ thống quản lý vận tải (TMS). Hệ thống tối ưu hóa lịch trình, tuyến đường và hệ thống giám sát, kiểm soát có ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Chương VI: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 75

CHƢƠNG VI

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận

Qua quá trình đi thực tập tại “Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam”, đề tài hoàn thành và giải quyết các nội dung sau:

- Xác định được phương pháp dự báo nhu cầu sản lượng tiêu thụ hợp lý cho sản phẩm cá tra fillet thịt trắng của Công ty.

- Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho sản phẩm. - Đề xuất các giải pháp phát triển cho Công ty đến năm 2020.

Do thời gian có hạn và bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, dự báo thường chỉ mang tính tương đối, số liệu quá khứ không nhiều nên việc phân tích để tìm phương pháp dự báo còn nhiều hạn chế.

Các giải pháp quy hoạch phát triển ngành thủy sản của Nhà nước phần nào giúp Công ty yên tâm đầu tư phát triển nuôi trồng và chế biến cá tra fillet trong tương lai.

6.2. Kiến nghị

Nhà nước cần đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông, mở rộng cảng biển. Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản cá tra phát triển.

Chương VI: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 76

Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam nên tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho việc giao tiếp giữa các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam với đối tác làm ăn, có thể bằng cách tổ chức các hội nghị, hội chợ, triển lãm. Mở rộng mối quan hệ bạn bè trên thế giới để tạo cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam vươn cao trong trường quốc tế.

Công ty nên nhanh chóng thành lập bộ phận marketing để có thể nắm bắt chính xác kịp thời các thông tin thị trường yêu cầu. Xây dựng và phát triển thị trường, thương hiệu sản phẩm. Đẩy mạnh đào tạo nguồn lực vì đây là yếu tố có tính quyết định trong quá trình phát triển.

Do hạn chế về mặt thời gian nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập những chính sách của Nhà nước để phân tích, đề tài nên tìm hiểu nhiều hơn nữa về vấn đề này.

Chương VI: Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Trần Thị Mỹ Dung (2012), Bài giảng Kỹ thuật dự báo,Trường Đại học Cần Thơ.

2. Quy hoạch phát triển chế biến và tiêu thụ thủy sản vùng ĐBSCL đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

3. Phê duyệt quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Luận văn tốt nghiệp:

- Võ Thị Mỹ Linh, đề tài “Dự báo và hoạch định nhu cầu vật tư cho công ty cổ phần sản xuất Nhựa Duy Tân”.

- Nguyễn Thị Ngọc Tho, đề tài “Dự báo và hoạch định nhu cầu nguyên vật

liệu (nhà máy nước giải khát PepsiCo Cần Thơ)”.

- Dương Thị Mai Hường, đề tài “Dự báo và hoạch định tổng hợp cho công ty cổ phần thủy sản Mekong”

- Huỳnh Thị Ngọc Trâm, đề tài “Phân tích và giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng – Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam”

Website: http://timtailieu.vn/tai-lieu/cac-van-de-nuoi-thuy-san-o-dong-bang-song-cuu-long- 21989/ http://luanvan.co/luan-van/ba-quan-diem-co-ban-phat-trien-nganh-nuoi-ca-tra-viet- nam-theo-huong-ben-vung-28693 http://digital.lrc.ctu.edu.vn/digital/?s=15&&dept_id=3&&job_id=QLCN http://supa.vasep.com.vn/?go=new&lg=vi&page=detail&igc=&ig=1052&id=330

Phụ lục 1: Quy trình cung cấp nguyên liệu theo tiêu chuẩn Global GAP

Một phần của tài liệu dự báo và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020 (công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam) (Trang 82)