Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu dự báo và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020 (công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam) (Trang 30)

3.2.1. Quá trình hình thành của Công ty

Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (SOUTH VINA) là một tập đoàn kinh doanh chuyên về nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. South Vina được thành lập năm 2005, tại lô 2.14, khu Công nghiệp Trà Nóc II, Phường Phước Thới, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Ngày 10-07-2006, South Vina chính thức đi vào hoạt động.

Chương III: Tổng quan về công ty

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 18

South Vina được xây dựng trên diện tích 13.000 m2

, tại địa điểm rất thuận lợi về cả giao thông đường bộ lẫn đường thủy. Cảng cá tại Công ty có khả năng tiếp nhận 150 – 200 tấn nguyên liệu/ngày. Hiện tại Công ty có khoảng 40 hầm nuôi cá, với diện tích hơn 60 ha, chủ yếu tại Sóc Trăng, Vĩnh Long, Đồng Tháp...

Công ty được đầu tư trang thiết bị và hệ thống máy móc dây chuyền sản xuất tự động khép kín với công nghệ chế biến theo các nước phát triển như Nhật Bản, Đức, Anh,...sản phẩm làm ra luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các thiết bị chính gồm: 4 băng chuyền fillet cá, 8 băng chuyền sửa cá, 2 máy rửa có băng chuyền tự động, 19 máy quay tăng trọng (15 máy có công suất 500kg thành phẩm/mẽ và 4 máy có công suất 300kg thành phẩm/mẽ),...và được lắp đặt hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn môi trường quốc gia. Ngoài ra, với lực lượng hơn 1200 công nhân có tay nghề chuyên nghiệp và có kỹ thuật cao và 1 chi nhánh là Nhà máy Công nghệ thực phẩm Miền Tây, hơn hết Công ty nằm trong vùng nguyên liệu cá tra nên hằng năm South Vina cung cấp cho thị trường khoảng hơn 15.000 tấn sản phẩm.

Với mục tiêu chính sách “Niềm tin, uy tín và chất lượng hàng đầu” đã tạo nên thương hiệu và các sản phẩm của Công ty đã có mặt trên các thị trường quốc tế như Nga, Balan, Trung Đông, Nam Mỹ, Canada, Úc, Hồng Kông, Châu Phi,.. Thậm chí những thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

3.2.2. Những thành tựu đạt đƣợc trong những năm qua

Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã có những bước đi và đạt được những danh hiệu:

- Thương hiệu của Công ty được đăng ký Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật ngày 31/08/2006

- Là Hội viên chính thức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ngày 04/05/2007

- Là Hội viên chính thức của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Chương III: Tổng quan về công ty

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 19

- Đạt giải thưởng “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển” năm 2007, “Doanh nghiệp phát triển vì cộng đồng”

- Giải thưởng lãnh đạo xuất sắc của Giám đốc Công ty Trần Văn Quang - Doanh nghiệp Việt Nam Uy tín – Chất lượng.

Bên cạnh đó, Công ty còn đạt những tiêu chuẩn như Tiêu chuẩn hệ thống quản lý phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (ISO/IEC 17025), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000), Chứng nhận đủ tiêu chuẩn HALAL,...

3.3. Lĩnh vực hoạt động

Sản phẩm sản xuất của Công ty chủ yếu xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài, nên Công ty luôn chú trọng đến việc đầu tư hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế nhằm đưa ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với nhiều thương hiệu trong và ngoài nước. Hiện nay, Công ty đã được cấp các chứng chỉ quản lý chất lượng như HACCP, HALAL, ISO 9001 – 2000, SQF 1000, BRC, ISO 17025.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty:

- Chế biến và xuất khẩu thủy hải sản đông lạnh - Sản xuất con giống và nuôi trồng thủy sản - Chế biến thức ăn cho gia súc

- Cho thuê kho lạnh

Sản phẩm chính của Công ty là cá tra fillet chiếm khoảng 90% sản lượng sản phẩm của Công ty. Các sản phẩm khác của Công ty chiếm tỷ lệ thấp như các mặt hàng giá trị gia tăng, cá cắt khúc,... Do chiếm lượng nhỏ nên các sản phẩm này ảnh hưởng không nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Chương III: Tổng quan về công ty

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 20

Các sản phẩm của Công ty:

Light yellow meat pink meat

White meat light pink meat

Hình 3.1: Một số sản phẩm của Công ty South Vina

3.4. Chính sách chất lƣợng

Lãnh đạo và toàn thể công nhân viên Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam cam kết thực hiện chính sách chất lượng của Công ty:

- Với phương châm “chất lượng là yếu tố tồn tại và phát triển”

- Xây dựng đội ngũ cán bộ tinh gọn, đủ năng lực và trình độ nghiệp vụ để phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành thủy sản Việt Nam và thế giới.

Chương III: Tổng quan về công ty

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 21

- Tạo môi trường làm việc thông thoáng cho cán bộ, công nhân viên phát huy hết năng lực. Không ngừng cải tiến, duy trì và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng nhằm tạo ra sản phẩm “An toàn, chất lượng và hợp pháp”

- Đảm bảo nước và chất thải phải được xử lý đúng theo quy định của pháp luật - Đảm bảo đầy đủ các chế độ, chính sách khen thưởng... Nhằm nâng cao đời sống và tạo điều kiện cho cán bộ và công nhân viên yên tâm sản xuất.

3.5. Định hƣớng phát triển của Công ty

- Công ty không chỉ sản xuất các mặt hàng cá Tra fillet đông lạnh chủ lực mà còn vươn xa hơn trong các lĩnh vực khác, các mặt hàng giá trị gia tăng, cá biển đông lạnh nhằm phân tán rủi ro và tăng hiệu quả cho Công ty.

- Kiểm soát chi phí, tăng năng suất, giảm giá thành để nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty.

- Tiếp tục nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng các nước, các nhà nhập khẩu về sản phẩm giá trị gia tăng có giá trị dinh dưỡng cao.

- Đảm bảo chất lượng đã được khẳng định và thời gian giao hàng. Uy tín về chất lượng sản phẩm hiện đang được xem là tài sản lớn nhất của Công ty.

- Thu mua, thu hoạch nguyên liệu theo đơn đặt hàng tránh tồn kho và sản xuất hàng không đúng đơn hàng giảm tình trạng chậm trễ đơn hàng.

- Phát triển và huy hoạch thêm nhiều vùng nuôi theo tiêu chuẩn Global G.A.P để đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu.

Chương III: Tổng quan về công ty

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 22

3.6. Quy trình công nghệ sản xuất

Quy trình công nghệ sản xuất được tiến hành qua những công đoạn:

TNNL (CCP) Cắt tiết - Rửa 1 Fillet Rửa 2 Lạng da Chỉnh hình Kiểm KST/xương (CCP) Cắt dè Cân Phân cỡ, phân loại

Xử lý phụ gia

Chờ đông

Cấp đông (IQF) Xếp khuôn

Cấp đông (block) Tách khuôn Cân Mạ băng Bao gói Bảo quản Rửa 3 Vụn Chờ đông Xếp khay

Chương III: Tổng quan về công ty

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 23

3.6.1. Tiếp nhận nguyên liệu

Từ vùng nuôi, nguyên liệu được chuyển bằng ghe Đục tới Công ty. Vớt nguyên liệu lên bằng lưới cho vào thùng chuyên dụng sau đó chuyển đến khu tiếp nhận nguyên liệu bằng xe đẩy. Tại khu tiếp nhận, Bộ phận QC kiểm tra chất lượng bằng cảm quan (Cá còn sống không có dấu hiệu nhiễm bệnh

không khuyết tật, trọng lượng >= 500/con). Hình 3.3 Tiếp nhận nguyên liệu

3.6.2. Cắt tiết – Rửa 1

Sau khi vào xưởng cá được căn trọng lượng và sau đó được chuyển đến công đoạn cắt tiết và thực hiện rửa lần thứ nhất cho sạch máu

Hình 3.4: Bồn rửa 1

3.6.3. Fillet – Rửa 2

Sau khi ngâm rửa, cá được băng tải tự động cuốn lên phân vào các băng tải fillet. Công nhân đứng dọc theo băng tải fillet, sử dụng dao chuyên dùng để fillet cá. Tách thịt hai bên thân cá, bỏ đầu, bỏ nội tạng, dưới vòi nước chảy liên tục, thao tác phải đúng kỹ thuật, miếng fillet phải nhẵn, phẳng và tránh vỡ nội tạng, không để sót xương, phạm thịt và hạn chế để lại thịt còn thừa.

Bán thành phẩm sau khi fillet được cân để xác định nâng suất của người fillet. Sau đó, được tiến hành rửa lần 2 để loại bỏ máu, nhớt và tạp chất.

Chương III: Tổng quan về công ty

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 24

3.6.4. Lạng da – Chỉnh hình

Sau khi ngâm rửa lần 2, nguyên liệu được chuyển đến công đoạn lạng da và chỉnh hình.

Sử dụng máy lạng da để lạng bỏ da. Thao tác nhẹ nhàng đúng kỹ thuật để miếng fillet sau khi lạng da không phạm vào thịt hoặc rách thịt.

Hình 3.5: Lạng da và chỉnh hình

Chỉnh hình theo yêu cầu của khách hàng nhằm loại bỏ xương, mỡ, da, làm trắng đẹp theo yêu cầu của khách hàng. Miếng fillet sau khi chỉnh hình phải sạch phần thịt đỏ, mỡ, không rách thịt, không sót xương, bề mặt miếng fillet phải láng.

3.6.5. Kiểm tra ký sinh trùng

Sau khi chỉnh hình nguyên liệu được chuyển tới bàn soi. Kiểm tra ký sinh trùng trên từng miếng fillet bằng mắt trên bàn soi, miếng fillet được đặt lên bàn soi kiểm tra ký sinh trùng có lắp đèn huỳnh quang. Yêu cầu bàn soi ký sinh trùng phải đủ ánh sáng, thao tác phải nhanh và chính xác. Công đoạn này nhằm loại bỏ ký sinh trùng trước khi đến người tiêu dùng.

3.6.6. Rửa 3 – Phân cở

Ở công đoạn này, cá được rửa lại lần nửa cho sạch bằng máy tự động với thể tích bồn rửa khoảng 2700 lít làm lạnh bằng đá vẩy (nhiệt độ 10 – 120C).

3.6.7. Xử lý phụ gia

Cá được cho vào máy quay tăng trọng với số lượng 150 – 300 kg/mẻ tùy theo máy quay lớn hay nhỏ. Sau đó cho dung dịch thuốc gồm đá vẩy, muối, thuốc, nước lạnh nhiệt độ từ 3 – 70 C theo tỷ lệ cá và dịch thuốc là 3:1. Nồng độ thuốc và muối tùy theo loại hóa chất tại thời điểm sử dụng. Nhiệt độ cá sau khi quay <150 C. Tăng trọng làm tăng cảm quan sản phẩm và ổn định khả năng giữ nước.

Chương III: Tổng quan về công ty

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 25

3.6.8. Cân – Xếp khuôn

Bán thành phẩm được cân theo yêu cầu trọng lượng của khách hàng nhằm xác định khối lượng trước khi cấp đông, đảm bảo khối lượng tịnh.

Sau khi cân, tiến hành xếp khuôn (đông block hoặc IQF) theo từng cỡ, loại riêng biệt hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Từng miếng cá được xếp vào khuôn sao cho thể hiện tính thẩm mỹ dạng khối sản phẩm.

3.6.9. Chờ đông

- Sản phẩm Block chuyển đến kho chờ đông (t0 -1: 40C)

- Sản phẩm IQF phân cở, loại muối gián tiếp trong nước đá (t0 -1: 40C)

Công đoạn này nhằm duy trì tốt cho chất lượng sản phẩm và ổn định trước khi chuyển qua cấp đông.

3.6.10. Cấp đông – Tách khuôn – Cân – Mạ băng

Sau khi chờ đông bán thành phẩm chuyển đến từ cấp đông, thời gian cấp đông 3 tiếng ( t0

<= -350C), tách khuôn ra Block. Đối với sản phẩm IQF sau khi chờ đông xếp lên băng chuyền chuyển đến cấp đông ( thời gian: 30 – 45 phút tùy cở cá, t0 <= -350C). Mạ băng ở nhiệt độ <= 40C.

3.6.11. Bao gói

- Sản phẩm Block tách khuôn xong được bao gói ngay.

- Sản phẩm IQF sau khi mạ băng đưa vào túi PE sau đó chuyển vào thùng carton.

Tùy theo khách hàng mà sản phẩm được cân và cho vào bao bì thường là từ 1 – 5 kg và cho vào thùng tối đa là 10kg, sử dụng băng keo dán kín miệng thùng – dây đai được nẹp viền 2 ngang, 2 dọc. Bên ngoài thùng có ghi đầy đủ các thông tin về sản phẩm.

Chương III: Tổng quan về công ty

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 26

3.6.12. Bảo quản thành phẩm

Sau khi bao gói, sản phẩm cuối cùng sẽ được chuyển đến kho lạnh và sắp xếp theo thứ tự, bảo quản với t0 < -180C nhằm duy trì chất lượng, giữ được trạng thái ban đầu của sản phẩm, kéo dài thời gian sử dụng.

3.7. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Hình 3.6: Sơ đồ tổ chức của Công ty South Vina

Bộ phận Cơ Điện Phòng Sản xuất Tổ Xây dựng Phòng Kỹ thuật và Kiểm nghiệm Tổ Nguyên liệu Phòng Kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu Giám Đốc P.G.D Thƣờng Trực P.G.Đ Tài Chính P.G.Đ Kỹ Thuật P.G.Đ Kinh Doanh Phòng Hành Chính-Tổ Chức Phòng Tài chính-Kế Toán

Chương III: Tổng quan về công ty

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 27

Thuyết minh sơ đồ tổ chức của Công ty South Vina:

Giám đốc

- Đại diện theo pháp luật của công ty, người có quyền lớn nhất tại công ty, chỉ đạo thực hiện việc sản xuất kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp tác liên doanh liên kết.

- Giám đốc có quyền quyết định thành lập các phòng ban và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

- Điều hành hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách của công ty và đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật của Nhà nước.

Phó giám đốc

- Quản lý toàn bộ hoạt động của công ty với sự ủy quyền của giám đốc, trực tiếp chỉ đạo phòng tổ chức, phòng kế toán.

- Là người hổ trợ cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.

- Triển khai, đôn đốc, theo dõi kế hoạch sản xuất và xử lý công việc phát sinh, thay mặt giám đốc ký kết các hợp đồng.

Phòng tổ chức – hành chính

- Quản lý hồ sơ lý lịch, tuyển dụng, bố trí lao động cho nhân viên.

- Nghiên cứu chế độ tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi công ích nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

- Quản lý hành chính, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn cho sản xuất.

Phòng kế toán:

- Hoạch toán kế toán, thống kê toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định pháp luật.

- Phân tích hoạt động kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh doanh.

- Ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược của công ty.

Chương III: Tổng quan về công ty

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 28

Phòng kinh doanh

- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trình ban giám đốc phê duyệt, báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.

- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan để xây dựng kế hoạch định giá thành, tài chính, kho hàng, vận chuyển, kế hoạch sản xuất.

- Lập chiến lược marketing cho công ty.

Phòng xuất nhập khẩu

- Thực hiện tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, quản lý hồ sơ xuất nhập khẩu.

- Tiếp thị giao dịch với khách hàng giúp giám đốc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại, phát triển thị trường, chính sách sản phẩm của công ty. Tạo mối liên kết với thị trường tiêu thụ.

- Thiết kế mẫu mã, bao bì, catalogu...của công ty.

Phòng kỹ thuật

- Quản lý giám sát quy trình công nghệ sản xuất, kiểm tra thực hiện thao tác, chương trình quản lý chất lượng.

- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra sản phẩm đúng mẫu mã, quy trình kỹ thuật đúng cam kết với khách hàng.

- Xây dựng chương trình hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. - Chịu trách nhiệm các vấn đề về kỹ thuật sản xuất.

Phòng kiểm nghiệm

- Nghiên cứu cải tiến sản phẩm của công ty để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

- Lấy mẫu thử kiểm tra vi sinh, kháng sinh.

- Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về các vấn đề có liên quan đến chất lượng sản phẩm về mặt sinh học, hóa học, đảm bảo sản phẩm không có chất cấm.

Phòng sản xuất

- Sản xuất theo đơn đặt hàng, đảm bảo chất lượng, mẫu mã, bao bì, đóng gói

Một phần của tài liệu dự báo và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020 (công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)