Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu dự báo và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020 (công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam) (Trang 70)

Những thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực NTTS về công nghệ gen, sản xuất giống, nuôi thương phẩm, xử lý môi trường, thông tin,... sẽ được tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian tới. Đây sẽ là những nhân tố tích cực tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của NTTS cả nước nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa một cách hiệu quả và bền vững. Đặc biệt, do tác động của xu thế toàn cầu hóa và trong điều kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lĩnh vực NTTS nói riêng cũng như ngành thủy sản nói chung phải nhanh chóng tiếp cận,

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 58

du nhập, ứng dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới, đặc biệt là công nghệ sản xuất giống, nuôi thương phẩm ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái để nâng cao chất lượng sản phẩm và vượt qua các rào cản kỹ thuật, yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản của các thị trường nhập khẩu.

5.2.4. Dự báo biến động môi trƣờng

Hàng năm các nguồn chất thải do NTTS ở ĐBSCL thải ra khoảng 500 triệu m3 bùn thải và chất thải NTTS. Riêng chất thải nuôi cá Tra, cá Basa đã trên 2 triệu tấn/năm. Nguồn chất thải độc hại này hiện nay vẫn chưa được xử lý triệt để và thải vào sông rạch trong khu vực. Các chất thải NTTS là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân huỷ, các chất tồn dư sử dụng như hoá chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất. Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45 Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước. Mất cân bằng sinh thái trong NTTS thể hiện rõ nét ở tình trạng phát sinh dịch bệnh trên diện rộng do ô nhiễm môi trường ở các mô hình nuôi thâm canh cá Tra, cá Basa,... làm tổn thất kinh tế rất lớn. Môi trường nước trên sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch vùng ngọt hoá đã có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ. Với các mô hình nuôi thâm canh càng cao, qui mô công nghiệp càng lớn thì lượng chất thải lại càng lớn và mức độ nguy hại càng nhiều, vấn đề mất cân bằng sinh thái càng trở nên nghiêm trọng.

Tương tự như vậy, đối với nuôi cá tra, mặc dù diện tích nuôi hiện nay không lớn so với diện tích nuôi tôm, chỉ đạt khoảng 7.000 ha với sản lượng trên 1 triệu tấn. Theo một số nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ cho thấy với mức độ thâm canh hiện nay thì khi sản xuất ra 1 kg cá thịt thì sẽ thải ra môi trường 23,2±2,1 g N và 8,66±0,25 g P. Vì vậy khi sản xuất 1 triệu tấn cá Tra thì sẽ đưa ra môi trường khoảng 23.000 tấn N và 8.660 tấn P. Nguồn chất dinh dưỡng này tạo ra sự phú dưỡng nguồn nước. Để làm giảm thiểu nguồn chất dinh dưỡng trong nguồn nước cần phải có những vùng đất ngập nước, rừng ngậm mặn để hấp thụ và lọc sạch môi trường.

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 59

5.2.5. Thời cơ và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản nói chung và ngành xuất khẩu cá tra vùng ĐBSCL nói riêng trong thời kỳ hội nhập xuất khẩu cá tra vùng ĐBSCL nói riêng trong thời kỳ hội nhập

5.2.5.1. Những thời cơ

- Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm thủy sản Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới, do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn, doanh nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó có sản phẩm thủy sản.

- Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Để đáp ứng được các quy định của WTO cũng như yêu cầu của các nước thành viên, Bộ Thủy sản và nay là Bộ NN&PTNT đã không ngừng điều chỉnh cơ chế chính sách và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn cho phù hợp.

- Gần đây nhất là việc Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức được Quốc hội Nhật Bản thông qua và có hiệu lực từ ngày 24/6/2009. Theo Hiệp định, trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, 92% các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ được miễn thuế, trong đó có mặt hàng thủy sản.

- Dự án SUPA của VASEP do phó tổng bí thư Nguyễn Hoài Nam trình bày có phương thức tiếp cận thị trường, người tiêu dùng giúp nâng cao vị thế và hình ảnh cá tra trên thị trường thế giới, trước hết tại EU.

- Những chính sách của Nhà nước về quy hoạch và phát phát triển ngành thủy sản Việt Nam.

5.2.5.2. Những thách thức

- Việt Nam là nước đang phát triển nên khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản còn yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, trong khi các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 60

khắt khe.

- Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu, cụ thể hơn là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khu vực chế biến xuất khẩu cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

- Công tác quản lý nguồn lợi, quản lý tàu thuyền trên biển, công tác thống kê nghề cá còn lạc hậu và chưa đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập.

- Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng khi gia nhập WTO.

- Năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát chất lượng, kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu còn hạn chế - là thách thức lớn đối với việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng như sức khoẻ và môi trường sống của các loài thủy sản, đồng thời đó cũng là thách thức đối với những cạnh tranh không lành mạnh sẽ diễn ra đối với thủy sản Việt Nam.

- Do Việt Nam là nước đang phát triển nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, bên cạnh đó kỹ năng và trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế và còn rất thấp so với các đối thủ.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thủy sản (hệ thống thủy lợi, các chợ thủy sản đầu mối, các trung tâm thương mại thủy sản) chưa có hoặc còn yếu, cộng với khả năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là thách thức lớn trong việc giữ được thị trường trong nước.

- Vấn đề thương hiệu của thủy sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn, vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, vừa không quảng bá được sản phẩm, vừa có thể gây ra những rắc rối như vụ “cá Basa” thành “cá Mú” ở thị trường Mỹ vừa qua.

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 61

- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam đang là mối lo ngại nhất trong giai đoạn hiện nay. Nếu không nâng cao được sức cạnh tranh, thì ngành thủy sản Việt Nam không những sẽ đuối sức trong cuộc đua xuất khẩu với những đối thủ mạnh của Châu Á và Châu Mỹ, mà còn bị cạnh tranh ngay chính trên “sân nhà”. Mục tiêu phát triển nghề cá bền vững chỉ có thể đạt được trên nền tảng sản xuất hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

- Việc EU đưa ra qui định IUU về truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010), theo đó, các lô hàng thuỷ sản phải có thông tin từ tên tàu khai thác, tên chủ tàu, phương tiện đánh bắt, vùng biển khai thác, loại sản phẩm và trọng lượng, giấy khai báo chuyển hàng trên biển, trong khu vực cảng, tàu tiếp nhận hoặc đơn vị tiếp nhận trong cảng,... sẽ có tác động lớn đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thực hiện qui định này.

5.3. Điều kiện phát triển của Công ty 5.3.1. Thuận lợi 5.3.1. Thuận lợi

Vị trí địa lý: Nằm trong khu công nghiệp Trà Nóc II và cách không xa trung tâm thành phố Cần Thơ (khoảng 10km, theo hướng Tây Bắc) nên rất thuận lợi cho việc sử dụng nguồn lao động dồi dào từ thành phố, không nằm gần khu dân cư do đó không ảnh hưởng đến người dân, bảo vệ môi trường. Công ty cũng nằm trong khu nguyên liệu cá tra nên cũng chủ động được nguồn nguyên liệu dùng sản xuất các sản phẩm fillet.

Nguồn cung cấp điện: Công ty nằm trong đường biến điện quốc gia, đường dây cao thế 110 KV, có trạm hạ áp thích hợp trong sinh hoạt và sản xuất (do có các thiết bị điện cần điện liên tục để đảm bảo chất lượng sản phẩm, Công ty đã lắp một máy phát điện dự phòng tránh trường hợp cúp điện trên lưới điện quốc gia.

Nguồn cung cấp nước: Để giảm chi phí trong sản xuất nên Công ty đã tận dụng nguồn nước ngầm tự nhiên nơi đây ưu đãi, Công ty đã đầu tư xây dựng trạm cấp nước sử dụng nước giếng khoan. Cung cấp mỗi ngày 900 – 1.200 m3.

Điều kiện giao thông thủy bộ: Mặt trước của Công ty nằm trên đường trục chính của Khu công nghiệp, cách sân bay Trà Nóc 4km, cách trung tâm thành phố

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 62

Cần Thơ gần 10 km đi theo hướng Tây Bắc. Mặt sau nằm sát bờ sông Hậu, thông với Cảng Cần Thơ trên tuyến đường 91. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa theo đường bộ lẫn đường thủy.

Nguồn nhân lực: Công ty có trên 1200 công nhân viên tại địa phương có trình độ tay nghề và chuyên môn cao. Đa số được cung cấp từ các trung tâm đào tạo và giảng dạy có uy tín và chất lượng như: Đại học Cần Thơ, các trường Cao đẳng, trung tâm dạy nghề,... Đây là điều kiện hết sức thuận lợi đối với Công ty trong việc đầu tư chất xám, nghiên cứu khoa học và ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn sản xuất. (Xem bảng 3.1)

Máy móc, thiết bị: Hệ thống máy móc dây chuyền sản xuất tự động khép kín với công nghệ chế biến theo các nước phát triển như Nhật Bản, Đức, Anh,... Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty có thể sản xuất với quy mô lớn và đồng thời đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ các nước nhập khẩu khó tính. (xem bảng 3.2)

Nguồn nguyên liệu:

- Công ty có 12 vùng nuôi riêng rộng hơn 60 ha diện tích mặt nước và các vùng đang được xây dựng, cung cấp từ 60 – 70 nguồn nguyên liệu cho Công ty đạt 20-30 ngàn tấn/năm theo tiêu chuẩn Global GAP, SQF1000, nuôi sinh thái, nuôi thân thiện môi trường...

- Công ty có nguồn con giống tại chổ chất lượng tốt kiểm tra về chất lượng và VSATTP. Hầu hết các vùng nuôi được đặt dọc sông Tiền, sông Hậu và gần công ty rất thuận tiện cho quá trình vận chuyển bằng ghe đục mà vẫn đảm bảo chất lượng. Một số địa điểm nuôi: Cồn Sơn (Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ), Cồn Tôm (Lai vung, Đồng Tháp), Kế Sách (Sóc trăng), Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre...(xem bảng 3.3)

5.3.2. Khó khăn

- Công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh nên việc tìm kiếm nguyên liệu đôi khi phải đến tận Trảng Bàng, Tây Ninh dẫn đến chi phí nhân công và chi phí vận chuyển cao. Các đối thủ cạnh tranh tự hạ giá bán để thu hút các hợp đồng ngoại thương tạo ra sân chơi theo xu hướng “cạnh tranh không lành mạnh”.

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 63

- Cá Tra nguyên liệu có giá không ổn định, có những lúc phải đối mặt với việc thừa nguyên liệu và hiện nay đang đối mặt với vấn đề thiếu nguyên liệu do người nuôi bị phá sản vào năm 2012 và hiện nay phần lớn đang sản xuất cầm chừng. Khó khăn trong việc mở rộng sản xuất và định hướng phát triển bền vững về lâu dài.

- Chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các hàng rào kỹ thuật và hàng rào thuế quan, hạn ngạch từ các nước nhập khẩu do các nước đó muốn bảo vệ các mặt hàng trong nước của họ. Ví dụ như việc phải truy vấn được nguồn gốc xuất xứ, hàm lượng mạ băng, tỷ lệ nước trong cá phải phù hợp với yêu cầu của nhà nhập khẩu, yếu tố môi trường cũng là vấn đề phải đối mặt,... Thị trường chính như EU, Nhật Bản, Mỹ có nền kinh tế đang phục hồi sau khũng hoảng nhưng thị trường này đang có xu hướng bão hòa nên việc nhập khẩu của họ cũng không nhiều như trước đây.

- Các chính sách và chủ trương của Nhà nước đưa ra tuy có mặt tích cực nhưng song song đó cũng tồn tại những bất cập đi kèm, ví dụ: Nghị định 36 có quy định phải đăng ký hợp đồng ngoại thương xuất khẩu với VASEP, điều này gây khó khăn vì vấn đề hợp đồng là việc bảo mật nhưng các thành viên trong VASEP cũng có người là nhân viên của các đối thủ cạnh tranh; thời gian gần đây Bộ GTVT đã áp dụng nghiêm Thông tư 03/2011/TT – BGTVT về việc vận chuyển hàng thủy sản bằng container cũng gây khó khăn cho việc giao hàng kịp tiến độ.

5.4. Phân tích điều kiện phát triển bằng ma trận SWOT

Từ những thời cơ, thách thức của ngành thủy sản nói chung và ĐBSCL nói riêng kết hợp với những điều kiện phát triển của Công ty, đề tài tiến hành phân tích bằng ma trận SWOT nhằm đưa ra những chiến lược phù hợp cho Công ty góp phần thúc đẩy ngành cá tra vùng ĐBSCL phát triển mạnh.

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 64

Bảng 5.13: Bảng ma trận SWOT

O: Cơ hội

- O1: Việt nam gia nhập WTO tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước cạnh tranh công bằng với doanh nghiệp nước ngoài, mở rộng thị trường

- O2: Các quyết định của Nhà nước về quy hoạch nuôi và chế biến thủy sản của ĐBSCL

- O3: Mặt hàng thủy sản ngày được ưa chuộng và sức tiêu thụ mạnh.

-O4: Dự án SUPA về nâng cao hình ảnh cá tra

T: Đe dọa

-T1: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước

-T2: Đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài

-T3: Xuất hiện nhiều rào cản khi xuất khẩu

-T4: Giá cá nguyên liệu không ổn định -T5: Vận chuyển hàng thủy sản bằng container

-T6: Mất cân đối giữa nguồn nguyên liệu và sản xuất chế biến

S: Điểm mạnh

-S1: Cở sở vật chất đầy đủ

-S2: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Một phần của tài liệu dự báo và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020 (công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam) (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)