Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới

Một phần của tài liệu dự báo và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020 (công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam) (Trang 65)

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới, thị trường thủy sản sẽ không ngừng mở rộng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các vấn đề về bệnh dịch phát sinh trong khu vực các sản phẩm từ gia súc, gia cầm thì cơ hội cho các sản phẩm thủy sản sẽ tăng trưởng và chiếm lĩnh thị trường thực phẩm. Đặc biệt các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ biển và những vùng biển sâu.

Theo dự báo của FAO, tổng nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới sẽ đạt 190 triệu tấn vào năm 2020, trong đó các nước đang phát triển sẽ chiếm 85% tổng nhu cầu (tương đương 162 triệu tấn).

Bảng 5.9: Dự báo nhu cầu tiêu thụ cá trên thế giới đến năm 2020 (Đvt: 1000 tấn)

Danh mục 2015 2020 Thế giới 165,006 190,913

Các nước đang phát triển 136,459 162,045 Tỷ trọng (%) 83 85 Các nước phát triển 28,547 28,868 Tỷ trọng (%) 17 15

(Nguồn: http://www.globefish.org)

5.2.3. Dự báo nguồn cung cấp thủy sản trong nƣớc

Dự báo sau năm 2014 thị trường hàng hoá thủy sản trong nước còn rất lớn; tuy nhiên, đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng ngày càng cao, chỉ các giống loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng bảo đảm mới hấp dẫn được người tiêu dùng. Nếu trước những năm 90 của thế kỷ trước, thủy sản được tiêu thụ

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 53

chủ yếu dưới dạng nguyên con, đã chết, các giống loài nuôi phát triển nhanh (rô phi), cá ướp muối, ướp đá... thì ngày nay các loài cá đã chế biến qua sơ chế, đông lạnh, tươi sống và kể cả đồ hộp đã và đang trở thành sản phẩm hàng hoá phổ biến trên thị trường. Những đối tượng thủy sản giá trị cao như tôm biển, cua, ghẹ, tôm hùm, các loại cá như; cá mú, cá giò, cá chình, cá quả, cá rô phi, cá ba sa, cá tra, cá trắm đen... được tiêu thụ rộng rãi chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng tươi sống.

Ngay sau bài học lớn được rút ra sau sự kiện đánh thuế “bán phá giá” cá ba sa và cá tra vào thị trường Mỹ ở ĐBSCL, hàng loạt các hộ nuôi cá tra, cá ba sa không bán được sản phẩm, ngay sau đó nhờ mở rộng thị trường nội địa với sự phát triển các mặt hàng mới, một thị trường lớn ngay trong nội địa đã được mở cho loại hàng thủy sản này. Hiện nay hầu hết các siêu thị, các cửa hàng lớn trên toàn quốc đều có bán các loại sản phẩm cá tra chế biến dưới các dạng khác nhau, đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nghề NTTS trong cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng phát triển.

Từ những dự báo trên cho thấy thị trường trong nước và thế giới còn rộng mở và đầy hấp dẫn, có tính bền vững trong thời gian tới với thủy sản Việt Nam. Nếu được phát triển đúng hướng, thị trường cho NTTS (bao gồm thị trường nội địa và xuất khẩu) của cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng còn nhiều thuận lợi. Những thuận lợi đó càng được nhân lên khi trình độ chế biến thủy sản của nước ta (đặc biệt ở khu vực ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh) hiện nay đã đứng đầu trong khu vực và trên thế giới.

Theo quyết định số: 2310 /QĐ-BNN-CB ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về quy hoạch phát triển chế biến thủy sản xuất khẩu đến năm 2020. Trong đó, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 1,620 nghìn tấn năm 2015 tương đương 7,500 triệu USD và con số được nâng lên 1,900 nghìn tấn tương đương 10000 triệu USD vào năm 2020.

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 54

Bảng 5.10: Quy hoạch sản lượng thủy sản xuất khẩu Việt Nam đến năm 2020

Chỉ tiêu Đến năm 2015 Đến năm 2020 Sản lƣợng (1.000 tấn) Giá trị (triệuUSD) Sản lƣợng (1.000 tấn) Giá trị (triệuUSD) 1. Thủy sản đông lạnh 1.560 7.250 1.820 9.600 Cá đông lạnh, 1.050 3.310 1.220 4.390 trong đó: Cá tra 760 2.300 850 3.000 Cá ngừ 80 320 90 450 Cá khác 210 690 280 940 Tôm đông lạnh 270 2.540 330 3.300 Mực, bạch tuộc đông lạnh 110 490 120 650 Thủy sản khác đông lạnh 130 910 150 1.260 2. Thủy sản khô 60 250 80 400 Tổng 1.620 7.500 1.900 10.000

Cũng theo quyết định trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đề ra chính sách quy hoạch phân bố khu vực chế biến thủy sản trên toàn quốc. Trong đó, khu vực ĐBSCL có tiềm năng phát triển mạnh ngành thủy sản nhất trên cả nước.

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 55

Bảng 5.11: Dự báo quy hoạch phân bố các khu vực chế biến thủy sản trên toàn quốc TT Chỉ tiêu ĐBSH BTB và DHMT ĐNB ĐBSCL Tổng Đến năm 2015 1 Sản lượng thủy sản chế biến (1.000 tấn) 40 180 350 1.050 1.620 2 Công suất thiết kế

(1.000 tấn/năm) 70 230 400 1.240 2.050 3 Hiệu suất thiết bị 60 80 90 85

4 Số cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh đầu tư mới (Cơ sở)

0 6-7 10-12 0

5 Số cơ sở chế biến thủy sản

khô đầu tư mới (Cơ sở) 0 5 5-6 1 6 Tỷ trọng sản phẩm

GTGT(%) 50-60 50-60 60-70 50-60

Đến năm 2020

1 Sản lượng thủy sản chế

biến (1.000 tấn) 70 230 420 1.180 1.900 2 Công suất thiết kế (1.000

tấn/năm) 80 250 450 1.300 2.125 3 Hiệu suất thiết bị ( ) 90 90 90 90

4 Số cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh đầu tư mới (Cơ sở)

2-3 4-5 10-12 10-12

5 Số cơ sở chế biến thủy sản

khô đầu tư mới (Cơ sở) 1 5 5-6 1 6 Tỷ trọng sản phẩm GTGT

(%) 60-70 60-70 70-80 60-70 -

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 56

- Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, trong đó vùng ĐBSCL:

 Giai đoạn 2011 - 2015, hạn chế việc đầu tư mới cơ sở chế biến đông lạnh, chỉ đầu tư nâng cấp nhà xưởng, đổi mới dây chuyền thiết bị đối với các nhà máy hiện có đã lạc hậu để sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng.

 Giai đoạn 2016 - 2020, căn cứ vào tín hiệu thị trường và khả năng sản xuất thủy sản nguyên liệu, có thể đầu tư thêm cơ sở chế biến cá tra đông lạnh với công suất 45 nghìn tấn sản phẩm/năm và cơ sở chế biến tôm đông lạnh với công suất khoảng 15 nghìn tấn sản phẩm/năm, tập trung đầu tư công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng và các sản phẩm phụ cho các cơ sở này. Hiệu suất sử dụng thiết bị đạt 90 .

 Xây dựng Cần Thơ thành trung tâm thủy sản vùng với các khu chế biến sâu, công nghệ cao và kết nối với các trung tâm chế biến vệ tinh khác trong vùng như: hải sản ở Kiên Giang; cá tra ở An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ; tôm ở Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre

- Ngày 11/9/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có Quyết định số 3885/QĐ-BNN-TCTS về việc phê duyệt quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 57

Bảng 5.12: Quy hoạch nuôi cá tra vùng ĐBSCL

Năm Danh mục ĐBSCL

Diện tích (ha) 11000 Sản lượng (1000 tấn) 1650

2015 Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 37970 Giá trị xuất khẩu (triệu USD) 1850 Nhu cầu con giống (triệu con) 3850 Nhu cầu thức ăn (1000 tấn) 2475 Diện tích (ha) 13000 Sản lượng (1000 tấn) 1860

2020 Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 51800 Giá trị xuất khẩu (triệu USD) 2310 Nhu cầu con giống (triệu con) 5850 Nhu cầu thức ăn (1000 tấn) 3200

Dựa vào bảng trên, ta thấy diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL sẽ tăng từ 11000 ha năm 2015 lên 13000 ha năm 2020 (tăng 18 ) và sản lượng nuôi tăng 1650 ngàn tấn năm 2015 lên 1860 tấn năm 2020 (tăng 12.7 ). Cho thấy ngành nuôi trồng và chế biến cá tra vùng ĐBSCL sẽ có bước phát triển mạnh trong những năm tiếp theo.

5.2.3. Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ

Những thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực NTTS về công nghệ gen, sản xuất giống, nuôi thương phẩm, xử lý môi trường, thông tin,... sẽ được tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian tới. Đây sẽ là những nhân tố tích cực tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của NTTS cả nước nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa một cách hiệu quả và bền vững. Đặc biệt, do tác động của xu thế toàn cầu hóa và trong điều kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lĩnh vực NTTS nói riêng cũng như ngành thủy sản nói chung phải nhanh chóng tiếp cận,

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 58

du nhập, ứng dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới, đặc biệt là công nghệ sản xuất giống, nuôi thương phẩm ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái để nâng cao chất lượng sản phẩm và vượt qua các rào cản kỹ thuật, yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản của các thị trường nhập khẩu.

5.2.4. Dự báo biến động môi trƣờng

Hàng năm các nguồn chất thải do NTTS ở ĐBSCL thải ra khoảng 500 triệu m3 bùn thải và chất thải NTTS. Riêng chất thải nuôi cá Tra, cá Basa đã trên 2 triệu tấn/năm. Nguồn chất thải độc hại này hiện nay vẫn chưa được xử lý triệt để và thải vào sông rạch trong khu vực. Các chất thải NTTS là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân huỷ, các chất tồn dư sử dụng như hoá chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất. Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45 Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước. Mất cân bằng sinh thái trong NTTS thể hiện rõ nét ở tình trạng phát sinh dịch bệnh trên diện rộng do ô nhiễm môi trường ở các mô hình nuôi thâm canh cá Tra, cá Basa,... làm tổn thất kinh tế rất lớn. Môi trường nước trên sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch vùng ngọt hoá đã có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ. Với các mô hình nuôi thâm canh càng cao, qui mô công nghiệp càng lớn thì lượng chất thải lại càng lớn và mức độ nguy hại càng nhiều, vấn đề mất cân bằng sinh thái càng trở nên nghiêm trọng.

Tương tự như vậy, đối với nuôi cá tra, mặc dù diện tích nuôi hiện nay không lớn so với diện tích nuôi tôm, chỉ đạt khoảng 7.000 ha với sản lượng trên 1 triệu tấn. Theo một số nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ cho thấy với mức độ thâm canh hiện nay thì khi sản xuất ra 1 kg cá thịt thì sẽ thải ra môi trường 23,2±2,1 g N và 8,66±0,25 g P. Vì vậy khi sản xuất 1 triệu tấn cá Tra thì sẽ đưa ra môi trường khoảng 23.000 tấn N và 8.660 tấn P. Nguồn chất dinh dưỡng này tạo ra sự phú dưỡng nguồn nước. Để làm giảm thiểu nguồn chất dinh dưỡng trong nguồn nước cần phải có những vùng đất ngập nước, rừng ngậm mặn để hấp thụ và lọc sạch môi trường.

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 59

5.2.5. Thời cơ và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản nói chung và ngành xuất khẩu cá tra vùng ĐBSCL nói riêng trong thời kỳ hội nhập xuất khẩu cá tra vùng ĐBSCL nói riêng trong thời kỳ hội nhập

5.2.5.1. Những thời cơ

- Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm thủy sản Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới, do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn, doanh nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó có sản phẩm thủy sản.

- Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Để đáp ứng được các quy định của WTO cũng như yêu cầu của các nước thành viên, Bộ Thủy sản và nay là Bộ NN&PTNT đã không ngừng điều chỉnh cơ chế chính sách và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn cho phù hợp.

- Gần đây nhất là việc Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức được Quốc hội Nhật Bản thông qua và có hiệu lực từ ngày 24/6/2009. Theo Hiệp định, trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, 92% các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ được miễn thuế, trong đó có mặt hàng thủy sản.

- Dự án SUPA của VASEP do phó tổng bí thư Nguyễn Hoài Nam trình bày có phương thức tiếp cận thị trường, người tiêu dùng giúp nâng cao vị thế và hình ảnh cá tra trên thị trường thế giới, trước hết tại EU.

- Những chính sách của Nhà nước về quy hoạch và phát phát triển ngành thủy sản Việt Nam.

5.2.5.2. Những thách thức

- Việt Nam là nước đang phát triển nên khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản còn yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, trong khi các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi

Chương V: Dự báo – phân tích và đề xuất giải pháp

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 60

khắt khe.

- Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu, cụ thể hơn là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khu vực chế biến xuất khẩu cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

- Công tác quản lý nguồn lợi, quản lý tàu thuyền trên biển, công tác thống kê nghề cá còn lạc hậu và chưa đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập.

- Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng khi gia nhập WTO.

- Năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát chất lượng, kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu còn hạn chế - là thách thức lớn đối với việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng như sức khoẻ và môi trường sống của các loài thủy sản, đồng thời đó cũng là thách thức đối với những cạnh tranh không lành mạnh sẽ diễn ra đối với thủy sản Việt Nam.

- Do Việt Nam là nước đang phát triển nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, bên cạnh đó kỹ năng và trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế và còn rất thấp so với các đối thủ.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thủy sản (hệ thống thủy lợi, các chợ thủy sản đầu mối, các trung tâm thương mại thủy sản) chưa có hoặc còn yếu, cộng với khả năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là thách thức lớn trong việc giữ được thị trường trong nước.

- Vấn đề thương hiệu của thủy sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn, vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà

Một phần của tài liệu dự báo và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020 (công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)