Cơ cấu tổ chức của Công ty

Một phần của tài liệu dự báo và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020 (công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam) (Trang 39 - 42)

Hình 3.6: Sơ đồ tổ chức của Công ty South Vina

Bộ phận Cơ Điện Phòng Sản xuất Tổ Xây dựng Phòng Kỹ thuật và Kiểm nghiệm Tổ Nguyên liệu Phòng Kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu Giám Đốc P.G.D Thƣờng Trực P.G.Đ Tài Chính P.G.Đ Kỹ Thuật P.G.Đ Kinh Doanh Phòng Hành Chính-Tổ Chức Phòng Tài chính-Kế Toán

Chương III: Tổng quan về công ty

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 27

Thuyết minh sơ đồ tổ chức của Công ty South Vina:

Giám đốc

- Đại diện theo pháp luật của công ty, người có quyền lớn nhất tại công ty, chỉ đạo thực hiện việc sản xuất kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp tác liên doanh liên kết.

- Giám đốc có quyền quyết định thành lập các phòng ban và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

- Điều hành hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách của công ty và đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật của Nhà nước.

Phó giám đốc

- Quản lý toàn bộ hoạt động của công ty với sự ủy quyền của giám đốc, trực tiếp chỉ đạo phòng tổ chức, phòng kế toán.

- Là người hổ trợ cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.

- Triển khai, đôn đốc, theo dõi kế hoạch sản xuất và xử lý công việc phát sinh, thay mặt giám đốc ký kết các hợp đồng.

Phòng tổ chức – hành chính

- Quản lý hồ sơ lý lịch, tuyển dụng, bố trí lao động cho nhân viên.

- Nghiên cứu chế độ tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi công ích nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

- Quản lý hành chính, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn cho sản xuất.

Phòng kế toán:

- Hoạch toán kế toán, thống kê toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định pháp luật.

- Phân tích hoạt động kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh doanh.

- Ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược của công ty.

Chương III: Tổng quan về công ty

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 28

Phòng kinh doanh

- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trình ban giám đốc phê duyệt, báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.

- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan để xây dựng kế hoạch định giá thành, tài chính, kho hàng, vận chuyển, kế hoạch sản xuất.

- Lập chiến lược marketing cho công ty.

Phòng xuất nhập khẩu

- Thực hiện tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, quản lý hồ sơ xuất nhập khẩu.

- Tiếp thị giao dịch với khách hàng giúp giám đốc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại, phát triển thị trường, chính sách sản phẩm của công ty. Tạo mối liên kết với thị trường tiêu thụ.

- Thiết kế mẫu mã, bao bì, catalogu...của công ty.

Phòng kỹ thuật

- Quản lý giám sát quy trình công nghệ sản xuất, kiểm tra thực hiện thao tác, chương trình quản lý chất lượng.

- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra sản phẩm đúng mẫu mã, quy trình kỹ thuật đúng cam kết với khách hàng.

- Xây dựng chương trình hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. - Chịu trách nhiệm các vấn đề về kỹ thuật sản xuất.

Phòng kiểm nghiệm

- Nghiên cứu cải tiến sản phẩm của công ty để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

- Lấy mẫu thử kiểm tra vi sinh, kháng sinh.

- Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về các vấn đề có liên quan đến chất lượng sản phẩm về mặt sinh học, hóa học, đảm bảo sản phẩm không có chất cấm.

Phòng sản xuất

- Sản xuất theo đơn đặt hàng, đảm bảo chất lượng, mẫu mã, bao bì, đóng gói và thời gian giao hàng.

Chương III: Tổng quan về công ty

SVTH: Phùng Thị Mỹ Linh 29

- Liên kết với phòng kinh doanh để nghiên cứu cải thiện và phát triển sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới có giá trị cao phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Đào tạo công nhân sản xuất, đảm bảo cho việc sản xuất đúng tiêu chuẩn và yêu cầu khách hàng.

- Lập lịch sản xuất hàng ngày.

- Quản lý chặt chẽ từng công đoạn trong quá trình sản xuất, phát hiện và khắc phục nhanh chóng sự cố xảy ra.

- Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

- Điều chỉnh quy trình sản xuất phù hợp với sản phẩm.

Tổ nguyên liệu

- Xây dựng hệ thống thông tin nhằm giám sát tình hình thực tế nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu của công ty.

- Quản lý mặt chuyên môn kỹ thuật, công tác thu mua.

- Thực hiện báo cáo định kỳ các nghiệp vụ phát sinh theo quy định của công ty.

Bộ phân cơ điện

- Quản lý, vận hành, sữa chữa và đảm bảo tình trạng hoạt động của máy móc, thiết bị.

- Quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật về điện, nước, nhiên liệu.

- Nghiên cứu cải tiến máy móc, thiết bị nhằm nâng cao năng suất, giảm tiêu thụ điện.

- Tổ chức bảo trì máy móc, thiết bị định kỳ.

- Tổ chức các khóa huấn luyện về vận hành, bảo trì, sữa chữa máy móc, thiết bị.

Một phần của tài liệu dự báo và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020 (công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)