Bổ sung thử nghiệm một số thử nghiệm chi tiết và mở rộng phạm

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty tnhh kiểm toán mỹ chi nhánh cần thơ (Trang 84)

vi kiểm tra đối với thử nghiệm kiểm tra việc khóa sổ các nghiệp vụ phát sinh

Công ty nên tiến hành so sánh đối chiếu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, thu nhập khác từ chứng từ lên sổ sách nhằm đạt mục tiêu hiện hữu (trường hợp doanh thu bị khai khống) và mục tiêu đầy đủ (trường hợp bị khai thiếu).

Đối với thử nghiệm kiểm tra việc khóa sổ đối với các nghiệp vụ phát sinh doanh thu, công ty cần mở rộng phạm vi kiểm tra thay vì kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong 10 ngày xoay quanh ngày kết thúc niên độ thì công ty có thể mở rộng kiểm tra trong 15 hoặc 20 ngày xung quanh ngày kết thúc niên độ.

Đối với doanh thu hoạt động tài chính, công ty nên tiến hành thêm thủ tục ước tính chênh lệch tỷ giá, ước tính lãi tiền gửi nếu có chênh lệch thì cần kiểm tra lại xem đơn vị có tính toán chính xác hay không, ngoài ra Công ty cũng nên thiết kế thêm thủ tục kiểm toán cho doanh thu hoạt động tài chính để đảm bảo tính chính xác và hợp lý của khoản mục này.

5.3. GIAI ĐOẠN HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN

Sắp xếp nhân sự và lịch công tác hợp lý, đảm bảo KTV có thời gian để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán tại công ty khách hàng cũng như hoàn thành giấy tờ làm việc và phát hành báo cáo kịp thời gian. Tăng cường hỗ trợ kiểm toán viên chính trong việc hoàn thành báo cáo kiểm toán.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, người viết đã nhận thấy rằng Công ty có một đội ngũ nhân viên và nhà lãnh đạo rất giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp cao, phẩm chất đạo đức tốt, quy trình kiểm toán báo cáo tài chính cũng như kiểm toán khoản mục doanh thu áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ cũng tuân thủ theo các quy định, thông tư, chuẩn mực của Bộ Tài chính. Các bước trong quy trình kiểm toán được các KTV thực hiện rất tốt, rất đầy đủ. Tuy nhiên quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của Công ty vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như đã phân tích ở chương 4. Do đó, Công ty nên dựa vào những giải pháp đã nêu ở chương 5 để khắc phục những nhược điểm của quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu để quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu ngày càng hoàn thiện, hiệu quả hơn. Qua quá trình tìm hiểu và thực hiện qua từng giai đoạn, từng bước tiến hành đã cho ta thấy được cụ thể công việc kiểm toán trong thực tế. Nhờ đó, người viết có thể nắm vững hơn lý thuyết đã học, học tập thêm nhiều kiến thức và cũng có thể rút ra kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình kiểm toán.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với công ty được kiểm toán

Cập nhật thường xuyên và nhanh chóng các chính sách, quyết định mới của Nhà nước và Bộ Tài Chính về lĩnh vực tài chính, kế toán.

Đơn vị cũng nên có cách trình bày sổ sách kế toán cụ thể, rõ ràng, các hồ sơ và chứng từ được phân loại và lưu trữ cẩn thận. Công việc này giúp cho việc theo dõi chứng từ và sổ sách của đơn vị được chính xác hơn và các KTV khi thực hiện kiểm toán cũng được dễ dàng và thuận tiện hơn.

Đơn vị cần tiếp tục cũng cố hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, nhằm hạn chế tối đa các gian lận, sai sót trong hệt thống thông tin kế toán của đơn vị, góp phần hạn chế các sai sót trên báo cáo tài chính của đơn vị, bên cạnh đó cũng giúp cho công ty kiểm toán đánh giá được đầu ra của báo cáo tài chính.

6.2.1. Đối với nhà nước

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm toán như triển khai soạn thảo Luật kiểm toán độc lập; ban hành Chuẩn mực về kiểm soát chất lượng hoạt

động của Công ty kiểm toán, sửa đổi Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận cho tổ chức phát hành tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật thuộc Chuẩn mực Quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Sau đó chọn lọc và sửa đổi phù hợp cho các Công ty Kiểm toán Việt Nam.

Kiểm soát chặt chẽ việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán.

6.2.2. Đối với Hội Kiểm Toán Viên hành nghề Việt Nam

Tích cực tham gia hoạt động trong môi trường của tổ chức nghề nghiệp với các nước trên Thế giới. Tạo điều kiện cho KTV trong nước giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiệm chuyên môn.

Tăng cường công tác nghiên cứu hoàn thiện hơn chương trình kiểm toán mẫu, xây dựng chương trình kiểm toán mẫu phù hợp với đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp, tăng cường công tác kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán. Đổi mới phương pháp đào tạo, nâng cao chất lượng các cuộc thi cấp chứng chỉ KTV hành nghề.

Tăng cường đổi mới và thực hiện quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán. Đặc biệt, cần quan tâm quản lý đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, thường xuyên đổi mới chương trình và cập nhật kiến thức, tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Kiểm toán, NXB Lao Động Xã Hội, 2011.

2. Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

3. Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

4. Chương trình kiểm toán mẫu VACPA ban hành năm 2010. Ban hành theo Quyết định 1089/ QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ABC Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012

Đơn vị tính: đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Mã số Thuyết

minh Số cuối năm Số đầu năm

TÀI SẢN

A.Tài sản ngắn hạn (100 = 110+120+130+140+150) 100 218.792.420.700 228.512.184.144

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 V.01 3.331.002.150 6.355.553.952

1.Tiền 111 3.331.002.150 6.355.553.952

2.Các khoản tương đương tiền 112 - -

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 - 44.000.000.000

1.Đầu tư ngắn hạn 121 - 44.000.000.000

2.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 2 129 - -

III.Các khoản phải thu ngắn hạn 130 167.393.695.974 107.809.837.693

1.Phải thu của khách hàng 131 164.757.736.865 100.464.346.816

2.Trả trước cho người bán 132 2.461.586.889 7.173.318.657

3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 - -

4.Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 134 - -

5.Các khoản phải thu khác 135 V.03 174.372.220 172.172.220

6.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 - -

IV.Hàng tồn kho 140 44.022.656.400 61.999.711.893

1.Hàng tồn kho 141 V.04 44.022.656.400 61.999.711.893

2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 - -

1.Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - -

2.Thuế GTGT được khấu trừ 152 - 1.578.817.095

3.Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 - 1.444.880.322

4.Tài sản ngắn hạn khác 158 4.045.066.176 5.323.383.190

B.Tài sản dài hạn (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) 200 152.917.984.864 126.390.297.448

I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - -

1.Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - -

2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 V.06 - -

3.Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.07 - -

4.Phải thu dài hạn khác 218 - - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 - -

II.Tài sản cố định 220 128.892.334.864 110.614.647.448

1.Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 128.892.334.864 49.815.707.961

- Nguyên giá 222 222.017.411.784 131.725.666.510

- Giá trị hoa mòn lũy kế (*) 223 (93.125.076.921) (81.909.958.549)

2.Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 - -

- Nguyên giá 225 - -

- Giá trị hao mòn 226 - -

3.Tài sản cố định vô hình 227 V.10 - -

- Nguyên giá 228 159.500.000 159.500.000

- Giá trị hao mòn 229 (159.500.000) (159.500.000)

4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 - 60.798.939.487

III. Bất động sản đầu tư 240 V.12 - -

- Nguyên giá 241 - -

- Giá trị hao mòn 242 - -

IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 24.025.650.000 15.775.650.000

1.Đầu tư vào công ty con 251 - -

2.Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 23.454.200.000 14.544.200.000

4.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dìa hạn (*) 259 - -

V.Tài sản dài hạn khác 260 - -

1.Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 - -

2.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 - -

3.Tài sản dài hạn khác 268 - - Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200) 270 371.710.405.563 354.902.481.592 NGUỒN VỐN A.Nợ phải trả (300 = 310 +330) 300 208.694.892.583 195.545.268.437 I. Nợ ngắn hạn 310 208.694.892.583 194.814.086.172 1.Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 190.274.032.463 174.768.090.549 2.Phải trả người bán 312 564.122.642 2.715.386.092

3.Người mua trả tiền trước 313 - 1.786.400

4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 2.496.049.622 483.390.185

5.Phải trả người lao động 315 1.534.815.150 858.695.805

6.Chi phí phải trả 316 V.17 - -

7.Phải trả nội bộ 317 - -

8.Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng 318 - -

9.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 12.594.357.790 14.181.734.717 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - -

11.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 1.231.514.917 1805.002.425

II.Nợ dài hạn 330 - 731.182.265

1.Phải trả dài hạn người bán 331 - -

2.Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 - -

3.Phải trả dài hạn khác 333 - -

4.Vay và nợ dài hạn 334 V.20 - -

5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 - -

6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 - 731.182.265

7.Dự phòng phải trả dài hạn 337 - -

9.Quỹ phát triển khoa học, công nghệ 339 - -

B.Vốn chủ sở hữu (400 = 410 + 430) 400 163.015.512.980 159.357.213.155

I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 163.015.512.980 159.357.213.155

1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 83.600.000.000 83.600.000.000

2.Thặng dư vốn cổ phần 412 - -

3.Vốn khác của chủ sở hữu 413 - -

4.Cổ phiếu quỹ (*) 414 - -

5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - -

6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 - -

7.Quỹ đầu tư phát triển 417 63.097.489.309 60.693.354.277

8.Quỹ dự phòng tài chính 418 7.867.833.659 7.867.833.659

9.Quỹ khác thuộc vố chủ sở hữu 419 - -

10.Lợi nhuận chưa phân phối 420 8.450.190.012 7.196.025.219

11.Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421 - -

II.Nguồn kinh phí và các quỹ khác 430 - -

1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 - -

2.Nguồn kinh phí 432 V.23 - -

3.Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 433 - -

Tổng cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400) 440 371.710.405.563 354.902.481.592

Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Tài sản thuê ngoài - -

2.Vật tư hàng hóa giữ hộ, nhận gia công - -

3.Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi - -

4.Nợ khó đòi đã xử lý 1.273.145.500 1.273.145.500

5.Ngoại tệ các loại 1.581 1.645

PHỤ LỤC 2

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ABC

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Mã số Thuyết

minh Năm nay Năm trước

1. Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 01 VI.1 801.151.109.686 816.016.759.190

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - -

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 VI.1 801.151.109.686 816.016.759.190 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.2 705.914.762.662 709.926.186.837 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 95.236.347.024 106.090.572.353 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.3 5.971.176.109 7.396.692.316 7. Chi phí tài chính 22 VI.4 19.583.542.484 15.625.520.231

Trong đó: Chi phí lãi vay 23 19.554.239.425 15.345.223.036

8. Chi phí bán hàng 24 VI.5 13.609.863.876 15.707.826.520 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 VI.6 26.658.780.900 26.398.947.274 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 30 41.355.335.873 55.754.970.644 11. Thu nhập khác 31 VI.7 3.666.350.205 791.040.766 12. Chi phí khác 32 VI.8 65.800.393 79.839.394 13. Lợi nhuận khác 40 3.600.549.812 711.201.372

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

50

44.955.885.685 56.466.172.016 15. Chi phí thuế thuế thu nhập

doanh nghiệp hiện hành

51 VI.9

8.013.783.444 10.219.502.028 16. Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hoãn lại

52

- -

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

60

36.942.102.241 46.246.669.988 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 VI.10 4.861 6.085 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC 3

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ

Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán, đồng thời để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên báo cáo tài chính, quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AA thực hiện qua ba giai đoạn sau: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực hiện kiểm toán và Hoàn thành cuộc kiểm toán.

3.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN 3.1.1 Tiếp cận khách hàng

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán, do vậy đó là tiền đề cho những hoạt động kiểm toán của một cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của một cuộc kiểm toán, phát hiện gian lận rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 mục 2, nêu rõ: “KTV và Công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo được rằng cuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả”.

Lập kế hoạch kiểm toán giúp cho KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ để KTV đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của khách hàng. Không những thế, công việc này còn giúp hạn chế được những sai sót, nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán, tạo dựng niềm tin và uy tín đối với khách hàng. Sau khi nhận được thư mời kiểm toán của khách hàng, Công ty sẽ phân công nhân viên thu thập thông tin về khách hàng về: lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính, các thông tin quan trọng… Sau đó tiến hành đánh giá chung hồ sơ khách hàng để quyết định xem có nên chấp nhận hợp đồng đối với khách hàng mới hay tiếp tục hợp đồng đối với khách hàng cũ không.

* Đối với khách hàng mới:

Các thông tin về khách hàng mới sẽ phải được KTV cập nhật đầy đủ trước khi tiến hành vào thực hiện kiểm toán. Việc thu thập các thông tin tìm hiểu về khách hàng phải bao gồm đầy đủ các phần sau đây:

- Thảo luận với KTV tiền nhiệm.

- Tự đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ (chuyên môn, nhân lực).

- Đánh giá các yếu tố tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán.

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng của cuộc kiểm toán. - Tìm hiểu sơ lược về khách hàng.

- Con người: Những câu hỏi liên quan đến chủ sở hữu doanh nghiệp, người kiểm soát doanh nghiệp, người điều hành doanh nghiệp và các bên liên quan.

- Sản phẩm: Những câu hỏi về sản phẩm chính của doanh nghiệp, những khách hàng chính, nhà cung cấp chính, những khoản chi chính và nguồn lợi nhuận chính của doanh nghiệp.

- Thị trường: Hỏi về độ lớn của thị trường, đối thủ cạnh tranh và những thay đổi về thị trường.

- Kết quả họa động kinh doanh: Hỏi về kết quả dự tính trong năm, luồng lưu chuyển tiền, điểm hòa vốn, kế hoạch trung và dài hạn.

- Tài chính: Bao gồm những câu hỏi về nguồn tài trợ cho doanh nghiệp và

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty tnhh kiểm toán mỹ chi nhánh cần thơ (Trang 84)