Đánh giá chung về hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại BIDV

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72)

3.3.1. Kết quả đạt được

Để xác định và quản lý các rủi ro trọng yếu trong quá trình kinh doanh, BIDV đã ban hành đầy đủ hệ thống chính sách, quy định, và xác lập hệ thống hạn mức để nhận diện đo lƣờng kiểm soát và báo cáo rủi ro ở tất cả các nghiệp vụ gồm quản lý rủi ro thị trƣờng, quản lý rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi ro tín dụng. Đặc biệt, đối với QLRR tín dụng, NH đã thực hiện các chính sách và quy định nhƣ quy chế cho vay đối với khách hàng, chính sách về quản lý hạn mức tập trung đối với khách hàng là Định chế tài chính; chính sách phận loại nợ và trích lập dự phòng; chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng DN; quy định giao dịch bảo đảm trong cho vay; hƣớng dẫn về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ…Bên cạnh các hạn mức tuân thủ theo quy định NHNN, BIDV còn xác lập hạn mức nội bộ nhƣ Giới hạn cấp tín dụng của 1 chi nhánh đối với một khách hàng, giới hạn cấp tín dụng của Trụ sở chính đối với 1 khách hàng; giới hạn tín dụng toàn NH; giới hạn tín dụng của Trụ sở chính đối với 1 KH; giới hạn tín dụng theo ngành; tỷ trọng dƣ nợ ngành lớn nhất/ vốn cấp 1; mức tối đa của tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2, dƣ nợ cơ cấu/tổng dƣ nợ, múc

63

tối đa của tỷ lệ dƣ nợ trung dài hạn, dƣ nợ ngoại tế, dƣ nợ có TSBĐ/ tổng dƣ nợ…Và đến năm 2013, BIDV đã hoàn thành khung quản lý rủi ro tổng thể NH.

Với hệ thống tổ chức quản lý rủi ro tín dụng và các biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngày càng hoàn thiện, công tác nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNNVV của BIDV đã thu đƣợc những kết quả sau:

Thứ nhất, dư nợ với DNNVV tăng trưởng tốt, số lượng KH có quan hệ tín dụng với NH tăng.

Tổng dƣ nợ cho vay DNNVV đã tăng, quy mô cho vay đối với DNNVV đã đƣợc mở rộng, uy tín của NH đƣợc nâng cao qua đó thu hút ngày càng nhiều DNNVV đến vay vốn.

Thứ hai, chất lượng khoản cho vay DNNVV được cải thiện.

Số DN thuộc nhóm nợ xấu giảm và tổng số dƣ nợ thuộc nhóm nợ xấu cũng đã giảm. Nợ quá hạn tập trung ở các khách hàng nhỏ, số dƣ nợ quá hạn nhỏ cho thấy NH đang dần cải thiện đƣợc các khoản mục cho vay, đa dạng hóa cho vay các loại DN và phân tán rủi ro.

Thứ ba, lợi nhuận của BIDV luôn đạt mức cao hơn mức trung bình ngành qua các năm từ 2012 đến 2014.

BIDV đã tích cực mở rộng mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch và đặc biệt tăng dần quy mô nhân sự và chất lƣợng ban quản trị. Trong giai đoạn kinh doanh khó khăn của ngành NH, BIDV vẫn là một trong những NH đã thực hiện tốt đƣợc việc vừa gia tăng nguồn nhân lực đồng thời gia tăng đƣợc lợi nhuận. Điều này cho thấy chất lƣợng nhân lực của NH tốt, NH đã lựa chọn đƣợc những cán bộ có đủ tài năng, trách nhiệm và nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ cho DN làm ăn có hiệu quả từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững cho BIDV ngay cả khi kinh doanh trong thời kỳ lợi nhuận chung của NH tăng trƣởng chậm.

Thứ tư, chính sách quản trị điều hành ngày càng hoàn thiện theo chuẩn mực,

thông lệ quốc tế.

Ngoài việc tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn hệ thống, chỉ tiêu chất lƣợng ngành và mục tiêu tăng trƣởng kế hoạch thì BIDV còn luôn là một trong những

64

NH tiên phong trong việc thực hiện các quy định của NHNN, nâng cao chất lƣợng quản trị, hệ thống công nghệ thông tin, định hạng tín dụng đi sát dần theo quy chuẩn, thông lệ quốc tế. BIDV là NH đi đầu trong việc thực hiện các sách lƣợc kinh tế của Chính phủ, chƣơng trình hỗ trợ phát triển kinh tế của vùng, tỉnh thành địa phƣơng …..

3.3.2. Điểm hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Điểm hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong thời gian vừa qua, hoạt động cho vay đối với DNNVV tại BIDV vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau:

Thứ nhất, tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV so với tổng dư nợ chung của BIDV còn thấp.

So với nhu cầu thực tế, quy mô dƣ nợ đối với DVNVV của BIDV còn khá khiêm tốn. Hiện nay, nhu cầu vay vốn của DNNVV còn rất lớn đặc biệt là vốn trung, dài hạn dùng để đầu tƣ đổi mới thiết bị công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm của DN. Tuy nhiên BIDV chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu này do DN không đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay hoặc dự án đầu tƣ không khả thi. Theo quy định hiện nay DN phải có số vốn chủ sở hữu tối thiểu tham gia vào dự án vay vốn trung dài hạn là 50% tổng nhu cầu vốn. Đây là những điều kiện rất khó cho các DNNVV để đƣợc vay vốn thực hiện dự án và phần nào đã làm hạn chế khả năng mở rộng cho vay trung dài hạn với DNNVV.

Không những quy mô dƣ nợ nhỏ, giá trị của các khoản cho vay đối với DNNVV tại BIDV còn khá thấp. Điều này thể hiện rõ ở số lƣợng DNNVV có quan hệ tín dụng chiếm tỷ trọng bình quân 47% trong tổng số các DN có quan hệ tín dụng tại BIDV nhƣng mức dƣ nợ của DNNVV chỉ chiếm trung bình 20% trong tổng dƣ nợ. Việc cho vay nhiều món có giá trị nhỏ dẫn đến chi phí phát sinh cho các món vay này nhƣ chi phí quản lý giấy tờ, hồ sơ, thẩm định… nhiều hơn so với việc cho vay các món có giá trị lớn. Điều này là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thu đƣợc từ các món vay sẽ không cao. Hiệu quả của cho vay DNNVV chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ đúng mực nên chƣa thấy hết đƣợc vai trò của hoạt động cho vay đối với DNNVV trong hoạt động kinh doanh NH.

65

Thứ hai, nợ xấu có xu hướng tăng

Bảng 3.17 Nợ xấu các NHTM cùng quy mô giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: triệu đồng

Ngân hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 VCB 5.795.940 7.475.360 7.458.681 BID 8.906.510 9.279.609 8.116.708 CTG 4.889.996 3.770.293 4.905.151

Hình 3.9 Nợ xấu các NHTM giai đoạn 2012-2014

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB, CTG, BIDV năm 2012-2014) Qua hình 3.9 so sánh nợ xấu của BIDV với toàn ngành và một số NH có cùng quy mô, ta có thể thấy BIDV đang duy trì tốt tỷ lệ nợ xấu theo nhƣ quy định của hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Nợ xấu đạt dƣới 3% qua các năm. Song tính đến hết năm 2014, BIDV có số dƣ nợ xấu cao nhất toàn hệ thống đạt 8.116 tỷ đồng, tiếp theo là VCB (7.458 tỷ đồng) và CTG ( 4.905 tỷ đồng). Con số này nói lên dƣ nợ cho vay có khả năng mất vốn của BIDV còn cao, BIDV cần duy trì hiệu quả những biện pháp phòng ngừa rủi ro đã thực hiện và có thêm những dự đoán, phƣơng án điều chỉnh để duy trì và hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu ở một tỷ lệ thấp nhất để đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả.

66

Trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2014, hoạt động cho vay đối với DNNVV tại BIDV phát sinh các khoản nợ quá hạn và nợ xấu nhóm 5. Dƣ nợ đối với DNNVV tăng trung bình 30%/ năm trong khi đó nợ xấu tăng trung bình 25%/ năm. Nợ xấu tăng khiến NH phải tăng trích lập DPRR từ đó sẽ làm ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động cho vay đối với loại hình DNNVV.

Điều này dẫn đến hiệu quả cho vay DNNVV bị giảm sút. Mặt khác, để phát sinh tăng nợ xấu cho thấy công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay của cán bộ khách hàng chƣa tốt, năng lực quản trị rủi ro cho vay loại hình này còn chƣa cao. Vì vậy, hạn chế tình trạng phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn đang là một nhiệm vụ cấp thiết và gấp rút đối với ban quản trị của BIDV trong giai đoạn này.

Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn cho vay DNNVV chưa cao

Số lƣợng KH là DNNVV tăng qua các năm, NH đang tăng dần cho vay trung và dài hạn nhƣng hiệu suất sử dụng vốn cho vay DNNVV chiếm chƣa đầy 20%. BIDV cần tiếp tục có biện pháp để duy trì hiệu quả lƣợng vốn huy động; tỷ lệ LDR đảm bảo tính thanh khoản hệ thống để từ đó nâng cao chất lƣợng cho vay đối với DNNVV nói riêng và với toàn NH nói chung

3.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân từ phía BIDV

NH chưa nhận thức đầy đủ về việc phát triển hoạt động cho vay đối

với đối tượng là DNNVV.

Nhiều chi nhánh tồn tại quan điểm chú trọng chăm sóc khách hàng DN lớn, cho vay khách hàng DN lớn, tài trợ dự án mà hạn chế cho vay đối với DNNVV. Tâm lý của các cán bộ tín dụng cho rằng, cho vay đối với các DNNVV là mạo hiểm, có tỷ lệ rủi ro. Mặt khác do đặc thù cho vay DNNVV là khoản vay nhỏ lẻ, doanh số cho vay thấp trong khi chi phí quản lý, thẩm định khoản vay cao. Vốn chủ sở hữu nhỏ và tài sản đảm bảo ít khiến cho DNNVV khó có đủ điều kiện để hoàn thành thủ tục vay của NH, tiếp cận vốn vay đặc biệt vốn vay từ BIDV vẫn đƣợc biết đến là NH thƣơng mại cổ phần Nhà nƣớc lớn.

67

Hiện nay, việc phân công cán bộ khách hàng theo dõi và quản lý các DN có quan hệ tín dụng tại BIDV theo kiểu đa năng, không đi chuyên sâu vào một ngành hay lĩnh vực cụ thể nào cho nên cán bộ khách hàng không có nhiều kiến thức chuyên ngành hẹp. Do không có kiến thức chuyên môn sâu về từng ngành nghề cụ thể hay loại hình DNNVV dẫn đến việc đánh giá tính khả thi của phƣơng án kinh doanh/dự án đầu tƣ không chính xác hoặc bị DN cung cấp thông tin sai mà không biết và có thể đƣa ra những quyết định sai lầm trong quá trình cho vay. Khả năng dự báo tình hình biến động của ngành hàng do ảnh hƣởng của những biến động kinh tế vĩ mô cũng chƣa tốt. Chính vì vậy, cán bộ khách hàng không lƣờng trƣớc đƣợc những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án đầu tƣ nếu những biến động kinh tế xảy ra.

Sản phẩm cho vay chưa phù hợp với từng phân khúc khách hàng

Danh mục sản phẩm cho vay của BIDV chƣa thực sự chi tiết, phù hợp với từng phân khúc khách hàng

BIDV thiếu các sản phẩm tiềm năng so với NH khác nhƣ sản phẩm liên kết với các DN để đầu tƣ, hỗ trợ DN trong việc thanh toán hàng trả chậm….

Một số sản phẩm chƣa phù hợp nhu cầu của khách hàng nên sau thời gian ban hành, sản phẩm chậm triển khai trong thực tế nhƣ: sản phẩm cho vay các DN, hộ nông dân nhƣợng vƣờn cà phê…Năm 2008, BIDV đã ban hành chính sách hỗ trợ cho vay đối với DNNVV với nguồn vốn cam kết lên đến 30.000 tỷ đồng và phấn đấu đến năm 2010 đạt tổng dƣ nợ cho vay đối với khối DNNVV đạt khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng dƣ nợ của BIDV. Tuy nhiên, cho đến hết năm 2014, nguồn vốn này dƣờng nhƣ chƣa tiếp cận đƣợc với khách hàng là DNNVV. Thời gian thực hiện theo mục tiêu của BIDV đã không đạt đƣợc nhƣ đã thông cáo báo chí. Thực tế này phản ánh các sản phẩm cho vay DNNVV của BIDV chƣa thuận tiện, chƣa có kênh tƣ vấn, đơn vay vốn trực tuyến đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời.

Hạn chế của quy trình cấp tín dụng

Quy trình cấp tín dụng cho khách hàng phải trải qua nhiều khâu nhƣng chƣa có quy định chi tiết thời gian tối đa ở từng khâu nên khó đảm bảo thời gian cấp tín dụng nhanh nhất cho khách hàng.

68

Công tác thu thập thông tin thƣờng dựa vào các số liệu do khách hàng cung cấp và cũng có tham khảo thêm một số thông tin thu thập từ bên ngoài. Nhƣng nhiều khi công tác này chƣa tốt dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án cũng nhƣ khả năng thực tế của khách hàng.

Công tác đánh giá tài sản thế chấp: Việc đánh giá tài sản thế chấp cả về giá trị và tính pháp lý của tài sản đôi khi chƣa đƣợc chính xác dẫn đến việc làm giảm chất lƣợng, hiệu quả cho vay. BIDV định giá tài sản thế chấp theo quy định chung, có tham khảo giá tài sản đó trên thị trƣờng tại thời điểm định giá. Các tài sản thế chấp mà DN sử dụng để đảm bảo tiền vay chủ yếu là đất đai, nhà ở. Mức giá của các tài sản này thƣờng không ổn định nên việc định giá là rất khó khăn. Đối với các tài sản thế chấp thuộc loại hình máy móc thiết bị theo quy định, NH yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyến sở hữu tài sản. Nhƣng trên thực tế, các loại máy móc này thƣờng đƣợc mua bán lại nhiều lần nên các doanh nhiệp thƣờng không có giấy tờ sở hữu tài sản đó. Điều này làm ảnh hƣởng đến việc mở rộng cho vay của NH.

Công tác kiểm tra giám sát khi cho vay đôi khi còn mang tính hình thức, không phát hiện kịp thời những sai phạm hoặc có phát hiện nhƣng chƣa có biện pháp xử lý hữu hiệu. Đó là nguyên nhân gây phát sinh nợ quá hạn.

Chính sách cho vay của BIDV chưa chú trọng phát triển cho vay đối

với DNNVV.

Nhƣ đã phân tích ở trên một trong những hạn chế ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại BIDV giai đoạn 2012-2014 là quy mô dƣ nợ đối với DNNVV còn rất thấp, chƣa xứng với tiềm năng. Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do chính sách cho vay trong giai đoạn này chƣa chú trọng đến DNNVV.

Hoạt động cho vay một số DNNVV chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu sẵn có của DN và chủ yếu do DN tự tìm đến NH. BIDV cũng chƣa có chính sách ƣu đãi hoặc khuyến khích phát triển hoạt động cho vay với nhóm khách hàng này. Chính vì vậy mà BIDV đã bỏ qua nhiều cơ hội đầu tƣ vào các DNNVV có tiềm năng thật sự, có hoạt động kinh doanh hiệu quả dẫn đến làm giảm hiệu suất sử dụng vốn vay.

69

Định hƣớng phát triển của BIDV trong thời gian tới nên phát triển danh mục cho vay theo hƣớng giảm bớt dƣ nợ đối với những DN lớn, DN nhà nƣớc, những ngành có nhiều rủi ro và tăng dƣ nợ đối với các DNNVV ở các ngành mới, các ngành kinh doanh ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả.

NH chưa có chế độ đãi ngộ, thưởng, phạt hợp lý

Đối với cán bộ ở các vị trí khác nhau sẽ có trách nhiệm và cƣờng độ làm việc khác nhau. Tuy nhiên BIDV chƣa có bản mô tả công việc cho từng vị trí và quy định cụ thể về chế độ thƣởng phạt. So với các phòng nghiệp vụ khác, trách nhiệm của cán bộ khách hàng cao hơn rất nhiều, nhƣng cơ chế tiền lƣơng đối với cán bộ khách hàng lại không có nhiều khác biệt. Điều này dẫn đến hiện tƣợng có một số cán bộ tín dụng ngại cho vay, sợ trách nhiệm và chƣa tâm huyết với công việc, giảm tính năng động, sáng tao, động lực phấn đấu của cán bộ khách hàng, có thể dẫn tới việc chảy máu chất xám và những tiêu cực giữa cán bộ khách hàng với DN.

Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn

Năng lực quản lý của lãnh đạo DN

Do trình độ quản lý và kinh doanh của các doanh ngiệp còn hạn chế nên thƣờng thua thiệt trong kinh doanh, làm thất thoát vốn và những chi phí không cần thiết dẫn đến không đủ sức đứng vững trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trƣờng. Bên cạnh đó, các DNNVV thiếu hiểu biết trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)