III. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT
UNG THƯ PHỔI 1 Đại cương:
1. Đại cương:
− Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp trên thế giới và Việt Nam.
− Người bệnh đến viện còn muộn và việc phối hợp nhiều phương pháp điều trị cũng còn khó khăn.
− Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư phổi là do người bệnh nghiện hút thuốc lá và do ô nhiễm môi trường không khí gây nên.
− Phần lớn ung thư phổi gặp ở người lớn tuổi và là loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. 2. Triệu chứng và chẩn đoán: 2.1. Triệu chứng lâm sàng: - Cơ năng: •Đau ngực. • Ho, có thể ho ra máu. • Khó thở. - Thực thể:
•Trong giai đoạn sớm thường triều chứng rất nghèo nàn.
•Ở các giai đoạn muộn có thể xuất hiện các triệu chứng do u chèn ép hay lan vào trung thất hoặc di căn xa gây nên như: nói khàn, phù áo khoác, khối hạch thượng đòn.
2.2. Dấu hiệu cận lâm sàng:
- X quang phổi: có bóng mờ ở phế trường, đôi khi có hình ảnh xẹp 1 thùy hay 1 bên phổi. Khi u lan ra màng phổi có thể có tràn dịch màng phổi.
- CT Scan ngực: cho hình ảnh rất rõ ràng vị trí u, kích thước khối u, hạch trong trung
thất hay tình trạng tràn dịch màng phổi, màng tim …
- Nội soi phế quản sinh thiết: có thể thấy u sùi dễ chảy máu. Nhưng trong các trường hợp u nằm ở ngoại biên của phổi, ống soi không thể tiếp cận, cần phải chải rửa phế quản.
- Sinh thiết xuyên thành ngực trong 1 số trường hợp u ở ngoại biên. - Soi trung thấtđánh giá hạch trung thất.
- Nội soi lồng ngực sinh thiết các trường hợp u ở màng phổi.
- MRI, PET, Xạ hình xương khảo sát ăn lan cột sống, di căn hạch, di căn xương. - Các dấu chỉ ung thư (Tumor marquer):
• CEA (Carcino-Embryonic-Antigen: kháng nguyên carcinoma phổi): bình thường từ 1,93-1,94ng/ml. Trong ung thư phổi chỉ số này tăng cao.
• CYFRA 21-1 (Cytokeratin 19 Fragment 21-1: Mảnh cytokeratin 19): bình thường bằng 2,75-0,76 ng/ml.Khi tăng cao cho phép nghĩ tới ung thư phổi.
•Các xét nghiệm này không tuyệt đối chính xác vì trong 1 số bệnh lý khác các chỉ số trên có thể tăng.
Tóm lại: 1 người trung niên hay lớn tuổi, hút thuốc lá nhiều, có các triệu chứng đau ngực, ho, ho ra máu hay khó thở cần phải chụp Xquang phổi thẳng, nếu có đám mờ trong phỗi, cần chụp CT Scan ngực để xác định . Nội soi phế quản sinh thiết là bước tiếp theo để xác định loại tế bào ung thư.
3. Phân loại:
3.1. Theo tế bào ung thư: có 2 loại
- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, hay gặp chiếm trên 80-85%. - Ung thư tế bào nhỏ, ít gặp hơn.
3.2. Theo giai đoạn bệnh: Giai Giai đoạn T N M IA IB IIA IIB IIIA IIIB IV T1 T2 T1 T2 T3 T3 T1-T3 T4 Bất kể T Bất kể T N0 N0 N1 N1 N0 N1 N2 Bất kể N N3 Bất kể N M0 M0 M0 M0 M0 M0 M0 M0 M0 M1
- Trong đó: T: khối u; N: hạch; M: di căn xa.
Dựa vào bảng phân loại này để chỉ định điều trị phẫu thuật hay không.
4. Điều trị:
4.1. Điều trị bằng phẫu thuật:
- Phụ thuộc vào giải phẫu bệnh tế bào ung thư, tuổi tác, giai đoạn bệnh và các bệnh lý khác kèm theo…
- Phẫu thuật là phương pháp chọn lựa đầu tiên đối với ung thư không phải tế bào nhỏ. Phẫu thuật thường ở giai đoạn bệnh còn tương đối sớm: IA, IB, IIA, IIB, IIIA.
- Trong các trường hợp người bệnh già yếu, có bệnh lý kèm theo thì chỉ định phẫu thuật rất hạn chế.
- Nên phẫu thuật cho giai đoạn IIIB, IV nếu thể trạng bệnh nhân tốt và nốt di căn đơn độc có thể cắt bỏ được.
- Phẫu thuật nôi soi cho u giai đoạn I. Phẫu thuật nôi soi hỗ trợ cho u giai đoạn II.
- Nguyên tắc phẫu thuật là cắt thùy phổi có u (có khi cắt 2 thùy hoặc 1 lá phổi), lấy bỏ các hạch.
4.2. Hóa trị:
- Ung thư phổi loại tế bào nhỏ, u tiến triển nhanh có khuynh hương lan tràn toàn thân. Hóa trị là phương pháp chủ yếu để cải thiện thởi gian sống thêm và làm dịu các triệu chứng. - Hóa trị hỗ trợ: sau phẫu thuật ung thư phổi không phải tế bào nhỏ nhằm giảm nguy cơ tái
phát và di căn xa.
- Hóa trị triệu chứng: trong giai đoạn tiến xa, tái phát hoặc đã di căn.
- Hóa trị tân hỗ trợ: hóa trị trước phẫu thuật làm hạ thấp giai đoạn, cải thiện kết quả phẫu thuật.
Hiện nay xu hướng của thế giới là dùng các thuốc ung thư thế hệ mới (Gemzar, Taxol, Taxotere …) phối hợp với Cysplastine, Carboplatine.
4.3. Xạ trị:
- Hiện nay xạ trị bằng máy gia tốc thẳng để điều trị ung thư phổi. Bước đầu xạ trị cho kết quả khả quan.
- Chỉ định cho trường hợp không thể cắt bỏ u được. - Xạ trị trước mổ không được đánh giá cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nishant Patel, Torin P.Fitton, Richard F.Heitmiller. Lung carcinoma. Manual of cardiothoracic surgery. Volume I 2007, p211- p241.
2. Dennis A. Wigle, Shaf Keshavjee, and Robert J. Ginsberg. Lung cancer: surgical treatment Surgery of the chest (Sabiston & Spencer) 2005, p253-276.
3. Larry R.Kaiser; Sunil Singhal. Bronchogenic cancer. Essentials of Thoracic surgery 2004. p 163 – 216.
4. Robert J Ginsberg, Nael Martini. Non small cell lung cancer: surgical management. Thoracic surgery 2002, p 837-859
5. Joseph I Miller, Jr. Benign tumors of the lower respiratory tract. Glenn’s thoracic and cardiovascular surgery 2007. p345 - 356