Phân tích các khoản mục về doanh thu

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp quốc tế việt nam (vib)chi nhánh đồng tháp (Trang 31 - 40)

4.2.1.1. Phân tích chung v doanh thu

Ngày nay, một ngân hàng không thể tồn tại và phát triển nếu không có hoạt động kinh doanh và tạo ra thu nhập cho mình. Do đó, để việc phân tích hoạt động kinh doanh có giá trị cao thì không thể bỏ qua việc phân tích tình hình doanh thu thông qua việc xác định cơ cấu của từng khoản thu. Dưới đây là bảng số liệu 4.3 thể hiện tình hình doanh thu của Chi nhánh Đồng Tháp qua các năm:

Dựa vào bảng 4.3, ta thấy hầu hết các khoản mục thu của Chi nhánh

đều tăng qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng từ thu lãi năm 2012 lại thấp hơn năm 2011, Thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng không nhỏ cũng góp phần quan trọng trong doanh thu của ngân hàng, việc tăng doanh thu hàng năm cho thấy nền kinh tế nước ta đang dần ổn định trở lại, hoạt động sản xuất kinh doanh đang

được phục hồi, dư nợ cho vay tăng làm tăng thu nhập từ lãi.

Năm 2011 ngân hàng thực hiện theo chính sách lãi suất của NHNN, và chính sách phát triển bền vững nên các khoản thu từ lãi cũng tăng, thương hiệu của ngân hàng dần được các tổ chức cá nhân biết đến nên việc kinh doanh cũng đang thuận lợi và trên đà phát triển theo chiều hướng tốt cụ thể là năm 2011 tổng thu lãi tăng 6.475 triệu đồng tức tăng 38,44%.

Thu ngoài lãi là khoản thu biến động mạnh nhất qua 3 năm khi so sánh tốc độ tăng qua từng năm, nó thể hiện ở con số từ -2,13% (2011 so với 2010) đến 76,74% (2012 so với 2011). Điều này cho thấy trong năm 2011, Chi nhánh thực sự quan tâm đúng mức đến lĩnh vực phi tín dụng, vẫn còn nhiều yếu tố hạn chế trong hoạt động này như: biểu phí dịch vụ chưa có sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ có chất lượng chưa thật sự cao, số lượng sản phẩm chưa nhiều… trong khi nhu cầu của khách hàng thì ngày càng cao, từ đó làm cho khoản thu này giảm so với năm 2010.

Bước sang năm 2012, tầm quan trọng của lĩnh vực này đã được nâng lên. Chi nhánh đã hướng tới đầu tư vào công nghệ, nâng cấp chất lượng dịch vụ và phục vụ khách hàng, đồng thời mở thêm nhiều dịch vụ mới. Việc làm đó đã

đem lại hiệu quả tốt, thu ngoài lãi trong năm này tăng rất cao so với năm 2011. Dù tỷ trọng còn rất khiêm tốn nó vẫn đóng góp vào việc tăng doanh thu của Chi nhánh và phần nào cũng thể hiện được hiệu quả hoạt động ngân hàng.

30

Bảng 4.3: Tình Hình Doanh Thu Của Chi Nhánh Đồng Tháp

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh 11/10 So sánh 12/11 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu lãi 16.842 23.316 26.108 10.734 6.475 38,44 2.791 11,97 a. Thu lãi tiền gửi 22 43 31 11 21 97,97 (12) (28,26)

b. Thu lãi cho vay 15.247 19.428 22.178 9.236 4.181 27,42 2.750 14,16

- Thu lãi cho vay ngắn hạn 6.948 6.059 8.201 4.020 (889) (12,79) 2.142 35,36

- Thu lãi cho vay TG ngắn hạn 1.497 1.598 1.709 9 101 6,74 111 6,96

- Thu lãi cho vay trung, dài hạn 862 987 1.803 893 125 14,54 815 82,54

- Thu lãi cho vay TG trung, dài

hạn 5.367 10.285 9.886 4.111 4.918 91,63 (399) (3,88)

- Thu lãi cho vay thế chấp vàng 572 498 579 203 (74) (12,98) 81 16,21

d. Thu khác từ hoạt động TD 1.573 3.845 3.898 1.487 2.272 144,47 53 1,38

2. Thu ngoài lãi 6.518 6.379 11.275 6.231 (139) (2,13) 4.896 76,74

a. Thu từ hoạt động dịch vụ 1.874 1.438 2.950 2.439 (436) (23,26) 1.511 105,05 - Dịch vụ thanh toán 816 435 1.147 1.128 (381) (46,69) 713 163,87 - Nghiệp vụ bảo lãnh 69 99 128 53 29 42,38 29 29,52 - Dịch vụ ngân quỹ 99 126 485 79 27 27,32 359 284,41 - Nghiệp vụ uỷ thác 584 385 697 587 (199) (34,12) 312 81,11 - Thu từ dịch vụ khác 307 394 493 591 87 28,54 99 25,06

b. Thu từ kinh doanh ngoại hối 1.951 2.555 3.849 1.839 604 30,98 1.294 50,65

c. Thu khác 2.693 2.386 4.476 1.953 (307) (11,40) 2.090 87,61

Tổng doanh thu 23.360 29.696 37.382 16.965 6.336 27,12 7.687 25,88

Căn cứ vào hình 4.1, ta biết được nguồn thu chính của Chi nhánh là thu từ lãi. Khoản thu này chiếm trên 70% tổng doanh thu (cao nhất là ở năm 2010 với 72,10%). Chúng ta chấp nhận đây là thu nhập chính của Chi nhánh cũng như của tất cả các NHTM khác, nhưng việc nó chiếm tỷ trọng quá cao chưa hẳn là điều tốt. Vì như vậy thì tỷ trọng khoản thu ngoài lãi sẽ giảm xuống. Đây là vấn đề không phù hợp với xu hướng hiện nay. Bởi trong thời đại ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, nhu cầu con người càng cao thì hoạt động ngân hàng không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh doanh truyền thống (tín dụng) mà còn phải biết mở rộng ra ở nhiều lĩnh vực khác (nhất là các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại) nhằm có thêm nguồn thu mới ngoài lãi và giảm được rủi ro. Mặt khác, việc phát triển dịch vụ ngân hàng còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác nhất là các ngân hàng nước ngoài.

Ở Chi nhánh Đồng Tháp, thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng tương đối và nó

đang được nâng dần lên qua từng năm, chứng tỏ dịch vụ ngân hàng ởđây vẫn

đang trên đà phát triển. Trong tương lai Chi nhánh cần tập trung hơn nữa vào các loại hình dịch vụđể tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động.

72,10% 27,90% 78,52% 21,48% 69,84% 30,16% 63,27% 36,73% 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% 2010 2011 2012 6 tháng 2013 TỶ TRỌNG C ÁC KHOẢN MỤC THU

Thu ngoài lãi Tổng thu lãi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, 2010-2013.

Hình 4.1: Tỷ Trọng Các Khoản Mục Thu

4.2.1.2. Phân tích cơ cu tng khon mc thu

Các khoản thu từ lãi và ngoài lãi nói trên thay đổi qua từng năm là do các khoản mục trong từng khoản thu đó thay đổi làm ảnh hưởng. Sau đây chúng ta sẽđi vào phân tích cụ thể từng khoản mục nhỏ đó cũng như tỷ trọng của chúng để thấy được sựảnh hưởng này.

Thu lãi tiền gửi: Khoản thu này có được từ các khoản tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác nhằm đáp ứng yêu cầu về dự trữở NHNN và phục vụ thuận tiện cho việc thanh toán, chuyển vốn giữa các ngân hàng. Mặc dù còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu lãi (dưới 1%) nhưng khoản thu này đang tăng giảm qua các năm (năm 2010 tỷ trọng là 0,13%; năm 2011 là 0,18%; năm 2012 là 0,12%). Qua đây ta thấy Chi nhánh luôn quan tâm đến từng khoản thu nhỏ, không ngừng mở rộng hoạt động.

Năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng bất ổn, các doanh nghiệp, cá nhân được khuyến khích thanh toán qua ngân hàng nhằm góp phần kiềm chế lạm phát.

Đồng thời đây cũng là năm các doanh nghiệp cũng đang phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc thanh toán với nhau bằng tài khoản ngân hàng là rất lớn.

Năm 2011, mặt bằng lãi suất chưa ổn định nhưng do lượng tiền gửi tăng với tốc độ cao hơn của năm 2010 nên thu lãi tiền gửi trong năm này cũng tăng hơn.

Ngoài ra việc tỷ trọng khoản mục thu này tăng lên qua từng năm còn cho thấy Chi nhánh luôn mở rộng giao dịch. Vì Chi nhánh chủ yếu gửi ở tài khoản thanh toán, không nhằm mục đích lấy lãi. Quan hệ hợp tác càng mở rộng càng nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường, thương hiệu VIB càng được nhiều người biết đến. Từđó góp phần làm tăng lợi nhuận cho Chi nhánh (lợi nhuận vô hình).

Bảng 4.4: Tỷ Trọng Từng Khoản Mục Thu Lãi

ĐVT: %

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh, 2010-2013.

Thu lãi cho vay:

Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thu từ lãi (trên 70%). Nó

được tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng lại theo xu hướng giảm dần. Nhìn

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

6 tháng

đầu năm 2013

Thu lãi tiền gửi 0,13 0,18 0,12 0,10

Thu lãi cho vay 90,53 83,32 84,95 86,04

Thu khác từ hoạt động TD 9,34 16,49 14,93 13,86

vào các bảng trên ta thấy Chi nhánh chủ yếu thu từ cho vay ngắn hạn và trả

góp trung dài hạn, chúng tăng qua các năm; trong khi thu lãi cho vay trả góp ngắn hạn lại giảm và cho vay thế chấp vàng giảm năm 2011 và 2012. Sở dĩ

như vậy là vì Chi nhánh luôn hướng đến an toàn trong hoạt động ngân hàng. Trước tình hình biến động của nền kinh tế năm 2011 và 2012, lãi suất thường xuyên thay đổi, các NHTM chủ yếu huy động vốn ngắn hạn cộng thêm việc các ngân hàng bạn lại hạ lãi suất cho vay nên Chi nhánh giảm cho vay ngắn hạn để hạn chế thất thu và thay vào đó là cho vay trả góp trung dài hạn với lãi suất linh hoạt việc làm này giúp cho Chi nhánh thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường và hạn chếđược rủi ro. Mặt khác bằng việc cho vay ngắn hạn và trả

góp trung dài hạn sẽđảm bảo Chi nhánh thu hồi vốn nhanh hơn tạo điều kiện cho việc tái đầu tư và đầu tư mới, làm tăng thêm thu nhập cho mình.

Bảng 4.5: Tỷ Trọng Từng Khoản Mục Thu Lãi Cho Vay

ĐVT: %

Chỉ tiêu 2.010 2011 2012 6 tháng

năm 2013

Thu lãi cho vay ngắn hạn 45,57 31,19 36,98 43,53 Thu lãi cho vay TG ngắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hạn 9,82 8,23 7,71 0,10

Thu lãi cho vay trung, dài

hạn 5,65 5,08 8,13 9,67

Thu lãi cho vay TG trung,

dài hạn 35,20 52,94 44,58 44,51

Thu lãi cho vay thế chấp

vàng 3,75 2,56 2,61 2,20

Thu lãi cho vay 100 100 100 100%

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh, 2010-2013.

Quan sát ta thấy tỷ trọng thu lãi cho vay giảm dần qua từng năm, chứng tỏ Chi nhánh đang hướng tới đa dạng hóa trong việc sử dụng nguồn vốn, đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực khác để tăng thêm thu nhập và hạn chế rủi ro tín dụng. Dù tỷ trọng vẫn còn cao, song xu hướng trên đã nói lên rằng Chi nhánh

đang thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động đầu tư.

Như trên đã nói, trong cho vay Chi nhánh chủ yếu thu từ cho vay ngắn hạn, khoản thu này tăng giảm tỷ trọng qua từng năm (cao nhất ở năm 2010 với 45,57%). Do đó nếu khoản thu này thay đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu. Năm 2010, cho vayngắn hạn đem về cho Chi nhánh trên 40% tiền lãi thu

được. Bởi trong năm này lạm phát tăng cao Chi nhánh chủ yếu huy động vốn ngắn hạn vì không ai biết trước được khi nào lạm phát sẽ được kiềm chế, dẫn

đến đầu tư nhiều hơn cho tín dụng ngắn hạn, giảm cho vay trung dài hạn. Nếu tăng cho vay dài hạn trong lúc này sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như

rủi ro về lãi suất, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Và ta có thể nhìn thấy thực trạng này trên bảng tỷ trọng là thu lãi cho vay trung dài hạn giảm trong năm 2010.

Một khoản thu khác cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ là thu lãi cho vay trả

góp trung dài hạn (trên 30%) và tăng dần tỷ trọng qua các năm do Chi nhánh ngày càng tài trợ nhiều bằng hình thức này, khiến dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Cho vay bằng hình thức trả góp với lãi suất linh hoạt nhưở VIB sẽ góp phần hạn chế được rủi ro thanh khoản và làm tăng vòng quay vốn tín dụng. Vốn thu về Chi nhánh có thể tiếp tục đầu tưđể tạo thêm thu nhập. Qua đây ta thấy VIB luôn cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách hạn chế rủi ro và làm tăng lợi nhuận.

Thu lãi cho vay thế chấp vàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong thu lãi cho vay và có xu hướng giảm tỷ trọng qua các năm (xem bảng trên). Dù vậy nó vẫn có tốc độ tăng của năm sau so với năm trước tuy còn rất nhẹ. Nguyên nhân của việc này là do trong năm 2011 và 2012, giá vàng thế giới biến động mạnh làm

ảnh hưởng đến giá vàng trong nước nên người dân ít thế chấp vàng cho món vay của mình cũng như Chi nhánh đã hạn chế tài trợ bằng hình thức này. Vì nếu tăng tài trợ cho khoản này có thể Chi nhánh sẽ tốn kém thêm nhiều chi phí cho việc bảo quản và phải thường xuyên định giá lại tài sản đảm bảo, trong khi

đây chỉ là khoản thu nhỏ. Kết quả làm cho dư nợ năm sau giảm hoặc tăng rất ít so với năm trước nhưng kết hợp với việc tăng lãi suất, dẫn đến thu từ khoản

đầu tư này cũng không tăng lên mấy.

Thu khác từ hoạt động tín dụng: Là thu từ các khoản tín dụng khác mà Chi nhánh nhận được trên từng loại tài sản cụ thể. Số liệu cho thấy khoản thu này chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tăng dần qua từng năm, cho thấy ngân hàng

đang chú trọng phát triển nhiều dịch vụ khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm cho ngân hàng.

b. Thu ngoài lãi:

Nhưđã phân tích ở trên, trong năm 2011 Chi nhánh có hướng phát triển các khoản thu nhập ngoài lãi như thu từ phí và dịch vụ, thu từ kinh doanh ngoại tệ,… bên cạnh nguồn thu chính yếu của ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về

Thu từ hoạt động dịch vụ: Đây là khoản thu đóng góp đáng kể vào thu ngoài lãi của Chi nhánh và liên tục tăng qua các năm với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, tỷ trọng khoản mục này qua từng năm lại không theo một xu hướng nào cả, giảm ở năm 2011 và tăng lên ở năm 2012. Tỷ trọng giảm là do tốc độ tăng của các khoản thu khác tăng quá nhanh chứ không phải do Chi nhánh không phát triển hoạt động dịch vụ. Chúng ta có thể thấy rõ điều này dựa vào bảng 3, số tiền thu được trong năm 2011 giảm 23,26% so với năm 2010. Năm 2011, khoản thu dịch vụ thanh toán giảm 46,69% so với năm 2010 nên đã kéo tỷ trọng giảm theo, từđó làm giảm tỷ trọng thu từ dịch vụ.

28,76% 29,93% 41,32% 22,55% 40,05% 37,40% 26,16% 34,14% 39,70% 39,14% 29,52% 31,35% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% 90,00% 100,00% 2010 2011 2012 6 t háng 2013

TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN THU NGOÀI LÃI

Thu khác

Thu từ ki nh doanh ngoại hối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu từ dịch vụ

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh, 2010-6/2013.

Hình 4.2: Tỷ Trọng Các Khoản Thu Ngoài Lãi

Căn cứ vào bảng 4.2, ta thấy các khoản thu trong lĩnh vực dịch vụ có nhiều biến động: có khoản mục tăng cao nhưng lại có khoản mục giảm so với năm trước. Cụ thể thu về bảo lãnh ở năm 2011 tăng 42,35 % so với năm 2010, trong khi thu về nghiệp vụ ủy thác giảm 34,12%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 nền kinh tế Việt Nam còn đang khó khăn. Vì thế Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp để khuyến khích sản xuất, bên cạnh đó cũng giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu để ép giá tiêu dùng trong nước giảm dẫn đến các hình thức bảo lãnh ngoài nước cũng như trong nước tăng nhanh.

Còn dịch vụ ngân quỹ chủ yếu là dịch vụ về kiểm đếm hộ tiền, cất giữ

hộ và đổi tiền, vàng, chưa có thêm dịch vụ mới cạnh tranh với ngân hàng. Nghiệp vụ uỷ thác là một công việc vất vả và tốn kém cần phải được xem xét thận trọng trước khi tiến hành. Hơn nữa tỷ trọng khoản thu này cũng còn khá nhỏ nên Chi nhánh đã hạn chế phát triển dịch vụ này.

Trong khi đó thu từ dịch vụ thanh toán giảm đáng kể trong năm 2011 và

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp quốc tế việt nam (vib)chi nhánh đồng tháp (Trang 31 - 40)