Phương hướng hoạt động năm 2014

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp quốc tế việt nam (vib)chi nhánh đồng tháp (Trang 25)

Phương hướng hoạt động năm 2014 của Chi nhánh tập trung vào các trọng tâm sau:

- Tiếp tục phát triển mạng lưới hoạt động, đặc biệt tại các quận, huyện chưa có phòng giao dịch của VIB.

- Xây dựng cơ cấu dư nợ cho vay hợp lý; tăng cường công tác quản lý tín dụng, xây dựng các tiêu chí cho vay rõ ràng, chuẩn hoá sản phẩm quy trình và quy chế cho vay.

- Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng để gia tăng huy động vốn và các khoản thu ngoài lãi cho Ngân hàng.

- Quan tâm phát triển nguồn nhân lực phù hợp với việc mở rộng mạng lưới hoạt động.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộđảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHTMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 4.1. PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH

4.1.1. Phân tích tổng quát về tài sản

Phần tài sản của ngân hàng thể hiện sự sử dụng vốn của ngân hàng. Nó thể hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm để duy trì khả năng thanh toán và quản lý tài sản sinh lời để tạo ra lợi nhuận. Vì thế, phân tích tình hình tài sản sẽ giúp ta xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của ngân hàng, để từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như

hiệu quả kinh doanh.

Tại Ngân hàng VIB – Chi nhánh Đồng Tháp, cơ cấu tài sản được thể

hiện trong bảng 4.1:

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng tài sản của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm dù tốc độ tăng có khuynh hướng giảm xuống (ở năm 2012). Tài sản trong ngân hàng có thểđược chia thành hai loại: tài sản sinh lời và không sinh lời.

Tài sản sinh lời: là những khoản sử dụng vốn mang lại thu nhập cho ngân hàng như tiền gửi tại NHNN, cho vay khách hàng, đầu tư vào chứng khoán, các tài sản có khác. Các tài sản này tăng giảm qua 3 năm, tuy nhiên tốc

độ tăng trưởng của năm sau đã thấp hơn của năm trước (đặc biệt khoản đầu tư

và tài sản có lại còn giảm ở năm 2012), tình hình tài sản có tiếp tục giảm ở 6 tháng đầu năm 2013. Điều này ắt sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả sau cùng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ những thay đổi của điều kiện khách quan cũng như chủ quan từ chính bản thân ngân hàng. Năm 2011, kinh tế nước ta phát triển không ổn định, các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư cũng bịảnh hưởng nhưng Chi nhánh đã có thể vượt qua khó khăn để tiếp tục phát triển.

Bảng 4.1: Tình Hình Tài Sản Của Chi Nhánh Đồng Tháp

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của chi nhánh, 2010-6/2013

Chỉ tiêu 2.010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh 11/10 So sánh 12/11 Số tiền % Số tiền % 1. Tiền mặt tại quỹ 7.287 9.522 9.486 5.811 2.235 30,67 (35) (0,37) 2. Tiền gửi tại NHNN 3.854 4.791 4.176 2.096 937 24,30 (614) (12,82) 3. Cho vay các TCKT, cá nhân 79.329 88.682 120.377 106.488 9.353 11,79 31.695 35,74 - Cho vay các TCKT, cá nhân 78.675 87.990 119.685 105.890 9.315 11,84 31.696 36,02 - Dự phòng phải thu khó đòi (654) (692) (691) (598) 38 5,85 (1) (0,08) 4. Các khoản đầu tư 90 120 100 80 30 33,33 (20) (16,67) - Đầu tư vào chứng khoán CP 90 120 100 80 30 33,33 (20) (16,67) 5. Tài sản 605 1.928 1.479 508 1.323 218,58 (450) (23,31) - Tài sản cốđịnh 605 1.928 1.479 508 1.323 218,58 (450) (23,31) 6. Tài sản có khác 5.733 7.900 8.796 2.741 2.168 37,82 895 11,33 - Các khoản phải thu 3.561 3.054 3.826 959 (507) (14,25) 772 25,29

- Các khoản lãi cộng dồn dự thu 672 1.274 2.371 161 602 89,52 1.097 86,12

- Tài sản có khác 1.499 3.573 2.599 1.620 2.074 138,32 (974) (27,26)

Trong số các tài sản sinh lời, cho vay là khoản mục chiếm tỷ trọng nhiều nhất và đang có xu hướng tăng dần qua từng năm. Dù rằng đây là lĩnh vực hoạt động chính của Chi nhánh cũng như của các NHTM khác, nhưng với việc ngày càng tăng dần tỷ trọng cho vay thì rủi ro tín dụng mà Chi nhánh có nguy cơ phải đối mặt cũng ngày càng lớn. Chính vì vậy trong tương lai, Chi nhánh cần phân bổ tài sản sinh lời hợp lý hơn, đa dạng hoá danh mục đầu tư, tăng

đầu tư vào các loại tài sản khác nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và các rủi ro khác mà mức sinh lời đạt được vẫn là cao nhất. Việc làm này sẽ góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động cũng như vị thế cạnh tranh của Chi nhánh trên thị

trường.

Tài sản không sinh lời: bao gồm các khoản mục còn lại trên bảng cân

đối kế toán: tiền mặt, tài sản cố định. Các tài sản này ở Chi nhánh VIB Đồng Tháp biến động mạnh qua 3 năm khi tăng, khi giảm. Trong năm 2011, tài sản không sinh lời tăng so với năm 2010 ở tất cả các khoản mục. Bởi vì trong năm này Chi nhánh đang trong giai đoạn tạo thế và lực nhằm thay đổi diện mạo của ngân hàng và tạo đà để ngân hàng phát triển theo hướng bền vững. Mặt khác, khoản mục tiền mặt tăng mạnh là do năm 2011 tình hình nền kinh tế chưa ổn

định, lạm phát tăng cao làm cho các doanh nghiệp ngần ngại vay vốn nên tiền mặt tại quỹ cũng nhiều hơn. Bên cạnh đó hàng loạt các chính sách kiềm chế

lạm phát, khôi phục nền kinh tếđược thực hiện đòi hỏi VIB – Chi nhánh Đồng Tháp phải dự trữ tiền mặt nhiều hơn để có thể kịp thời ứng phó với những thay

đổi từ các chính sách tài chính tiền tệ này.

4.1.2. Phân tích tổng quát về nguồn vốn

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả

kinh tế cao thì trước tiên phải có nguồn vốn dồi dào. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn đểđảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Để hiểu cơ cấu nguồn vốn của VIB – Chi nhánh Đồng Tháp chủ yếu hình thành từ nguồn nào, biến

Bảng 4.2: Tình Hình Nguồn Vốn Của Chi Nhánh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh 11/10 So sánh 12/11 Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi của cá nhân 89.943 108.945 154.098 113.617 19.002 21,13 45.152 41,45 - Tiền gửi thanh toán 3.275 2.897 3.615 1.254 (378) (11,54) 718 24,77 - Tiền gửi tiết kiệm 86.668 106.048 150.482 112.363 19.380 22,36 44.435 41,90 2. Tài sản nợ khác 3.982 2.690 2.789 1.920 (1.292) (32,45) 99 3,68 - Các khoản phải trả bên ngoài 13 8 11 8 (4) (35,24) 3 31,12 - Các khoản dự trả lãi 3.952 2.669 2.766 1.900 (1.283) (32,47) 97 3,63 - Các khoản phải trả nội bộ 14 9 9 8 (5) (38,36) 1 6,37 - Tài sản nợ khác 4 4 3 4 1 20,35 (1) (25,16) 3. Vốn CSH và các Quỹ 2.972 1.307 2.217 2.187 (1.664) (56,01) 909 69,57 Tổng nguồn vốn 96.897 112.943 159.103 117.724 16.045 16,56 46.161 40,87

Nhìn sơ lược vào bảng nguồn vốn của Chi nhánh Đồng Tháp, ta thấy có rất nhiều khoản mục không được thể hiện. Trong đó khoản mục cần nhắc đến nhiều nhất là tiền gửi tại kho bạc Nhà nước. Khoản mục này thể hiện quan hệ

giao dịch và thanh toán giữa ngân hàng và kho bạc trong việc nộp thuế, phí, lệ

phí và các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà nước khác của NHTM. Ở ngân hàng VIB, lợi nhuận trước thuế từ các chi nhánh được tập hợp về và Hội sở

tiến hành nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó Chi nhánh Đồng Tháp không phải tự mình nộp loại thuế này và các khoản thuế, phí, lệ phí khác đều

được thanh toán bằng tiền mặt với kho bạc nên khoản mục trên đây không

được thể hiện trong nguồn vốn của Chi nhánh Đồng Tháp.

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh tăng giảm qua các năm đặt biệt tăng mạnh vào năm 2012. Năm 2011, tình hình nguồn vốn có biến động so với năm 2010 vì trong năm này tiền gửi của các tổ

chức dân cư tăng mạnh, trong đó tăng nhiều nhất là tiền gửi tiết kiệm, tăng 19.002 triệu đồng tức tăng 21,13%, Chi nhánh tăng cường huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn vay cho doanh nghiệp, trong khi đó tài sản nợ và vốn CSH lại giảm, vốn CSH giảm nhiều nhất là 1.664 triệu đồng tức giảm 56,01%, do tốc độ giảm của vốn CSH và tài sản nợ cao hơn tiền gửi của các tổ chức cá nhân nên làm cho tổng nguồn vốn tăng không nhiều.

Bước sang năm 2012 tình hình nguồn vốn có sự biến động mạnh, tổng nguồn vốn tăng so với năm 2011, giá trị tăng là 46.161 triệu đồng tức tăng 40,87% và tăng ở tất cả các khoản mục. Nguyên nhân của thực trạng này là do trong năm 2012, Chi nhánh có chiến lược huy động vốn hiệu quả, chính sách lãi suất hấp dẫn nên đã hạn chế được việc phải nhận vốn điều chuyển. Mặt khác, thương hiệu VIB đã được nhiều người biết đến, trở thành đối tác đáng tin cậy của nhiều tổ chức cá nhân nên lượng tiền gửi ở Chi nhánh tăng vượt bậc góp phần làm tăng nguồn vốn hoạt động trong năm này.

Trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh, vốn huy động và tài sản nợ khác chiếm ưu thế nhưng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư vẫn chiếm tỷ

trọng lớn nhất. Nguồn vốn huy động càng dồi dào sẽ giúp Chi nhánh càng tự

chủ trong kinh doanh và mở rộng qui mô tín dụng. Hơn nữa, đây lại là nguồn vốn có chi phí thấp nhất trong các loại vốn hoạt động của ngân hàng. Vì vậy trong tương lai Chi nhánh cần phải tăng cường công tác huy động vốn, hạn chế sự lệ thuộc vào vốn điều chuyển nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí hoạt động, nâng cao vị thế cạnh tranh của Chi nhánh với các ngân hàng bạn trên địa bàn.

4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013 NHÁNH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013

4.2.1. Phân tích các khoản mục về doanh thu

4.2.1.1. Phân tích chung v doanh thu

Ngày nay, một ngân hàng không thể tồn tại và phát triển nếu không có hoạt động kinh doanh và tạo ra thu nhập cho mình. Do đó, để việc phân tích hoạt động kinh doanh có giá trị cao thì không thể bỏ qua việc phân tích tình hình doanh thu thông qua việc xác định cơ cấu của từng khoản thu. Dưới đây là bảng số liệu 4.3 thể hiện tình hình doanh thu của Chi nhánh Đồng Tháp qua các năm:

Dựa vào bảng 4.3, ta thấy hầu hết các khoản mục thu của Chi nhánh

đều tăng qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng từ thu lãi năm 2012 lại thấp hơn năm 2011, Thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng không nhỏ cũng góp phần quan trọng trong doanh thu của ngân hàng, việc tăng doanh thu hàng năm cho thấy nền kinh tế nước ta đang dần ổn định trở lại, hoạt động sản xuất kinh doanh đang

được phục hồi, dư nợ cho vay tăng làm tăng thu nhập từ lãi.

Năm 2011 ngân hàng thực hiện theo chính sách lãi suất của NHNN, và chính sách phát triển bền vững nên các khoản thu từ lãi cũng tăng, thương hiệu của ngân hàng dần được các tổ chức cá nhân biết đến nên việc kinh doanh cũng đang thuận lợi và trên đà phát triển theo chiều hướng tốt cụ thể là năm 2011 tổng thu lãi tăng 6.475 triệu đồng tức tăng 38,44%.

Thu ngoài lãi là khoản thu biến động mạnh nhất qua 3 năm khi so sánh tốc độ tăng qua từng năm, nó thể hiện ở con số từ -2,13% (2011 so với 2010) đến 76,74% (2012 so với 2011). Điều này cho thấy trong năm 2011, Chi nhánh thực sự quan tâm đúng mức đến lĩnh vực phi tín dụng, vẫn còn nhiều yếu tố hạn chế trong hoạt động này như: biểu phí dịch vụ chưa có sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ có chất lượng chưa thật sự cao, số lượng sản phẩm chưa nhiều… trong khi nhu cầu của khách hàng thì ngày càng cao, từ đó làm cho khoản thu này giảm so với năm 2010.

Bước sang năm 2012, tầm quan trọng của lĩnh vực này đã được nâng lên. Chi nhánh đã hướng tới đầu tư vào công nghệ, nâng cấp chất lượng dịch vụ và phục vụ khách hàng, đồng thời mở thêm nhiều dịch vụ mới. Việc làm đó đã

đem lại hiệu quả tốt, thu ngoài lãi trong năm này tăng rất cao so với năm 2011. Dù tỷ trọng còn rất khiêm tốn nó vẫn đóng góp vào việc tăng doanh thu của Chi nhánh và phần nào cũng thể hiện được hiệu quả hoạt động ngân hàng.

30

Bảng 4.3: Tình Hình Doanh Thu Của Chi Nhánh Đồng Tháp

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh 11/10 So sánh 12/11 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu lãi 16.842 23.316 26.108 10.734 6.475 38,44 2.791 11,97 a. Thu lãi tiền gửi 22 43 31 11 21 97,97 (12) (28,26)

b. Thu lãi cho vay 15.247 19.428 22.178 9.236 4.181 27,42 2.750 14,16

- Thu lãi cho vay ngắn hạn 6.948 6.059 8.201 4.020 (889) (12,79) 2.142 35,36

- Thu lãi cho vay TG ngắn hạn 1.497 1.598 1.709 9 101 6,74 111 6,96

- Thu lãi cho vay trung, dài hạn 862 987 1.803 893 125 14,54 815 82,54

- Thu lãi cho vay TG trung, dài

hạn 5.367 10.285 9.886 4.111 4.918 91,63 (399) (3,88)

- Thu lãi cho vay thế chấp vàng 572 498 579 203 (74) (12,98) 81 16,21

d. Thu khác từ hoạt động TD 1.573 3.845 3.898 1.487 2.272 144,47 53 1,38

2. Thu ngoài lãi 6.518 6.379 11.275 6.231 (139) (2,13) 4.896 76,74

a. Thu từ hoạt động dịch vụ 1.874 1.438 2.950 2.439 (436) (23,26) 1.511 105,05 - Dịch vụ thanh toán 816 435 1.147 1.128 (381) (46,69) 713 163,87 - Nghiệp vụ bảo lãnh 69 99 128 53 29 42,38 29 29,52 - Dịch vụ ngân quỹ 99 126 485 79 27 27,32 359 284,41 - Nghiệp vụ uỷ thác 584 385 697 587 (199) (34,12) 312 81,11 - Thu từ dịch vụ khác 307 394 493 591 87 28,54 99 25,06

b. Thu từ kinh doanh ngoại hối 1.951 2.555 3.849 1.839 604 30,98 1.294 50,65

c. Thu khác 2.693 2.386 4.476 1.953 (307) (11,40) 2.090 87,61

Tổng doanh thu 23.360 29.696 37.382 16.965 6.336 27,12 7.687 25,88

Căn cứ vào hình 4.1, ta biết được nguồn thu chính của Chi nhánh là thu từ lãi. Khoản thu này chiếm trên 70% tổng doanh thu (cao nhất là ở năm 2010 với 72,10%). Chúng ta chấp nhận đây là thu nhập chính của Chi nhánh cũng như của tất cả các NHTM khác, nhưng việc nó chiếm tỷ trọng quá cao chưa hẳn là điều tốt. Vì như vậy thì tỷ trọng khoản thu ngoài lãi sẽ giảm xuống. Đây là vấn đề không phù hợp với xu hướng hiện nay. Bởi trong thời đại ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, nhu cầu con người càng cao thì hoạt động ngân hàng không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh doanh truyền thống (tín dụng) mà còn phải biết mở rộng ra ở nhiều lĩnh vực khác (nhất là các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại) nhằm có thêm nguồn thu mới ngoài lãi và giảm được rủi ro. Mặt khác, việc phát triển dịch vụ ngân hàng còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác nhất là các ngân hàng nước ngoài.

Ở Chi nhánh Đồng Tháp, thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng tương đối và nó

đang được nâng dần lên qua từng năm, chứng tỏ dịch vụ ngân hàng ởđây vẫn

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp quốc tế việt nam (vib)chi nhánh đồng tháp (Trang 25)