Tình hình sâu hại chính trên cây chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống chè kim tuyên tại tỉnh lai châu (Trang 60 - 102)

Sâu hại là một trong những vấn đề đặc biệt quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh đối với cây chè. Rầy xanh và bọ cánh tơ là hai loại sâu hại chính ảnh hưởng đến năng suất, phẩm cấp chè nguyên liệu. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại vật liệu che tủ đến một số loại sâu, bệnh hại chè, thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.17. Tình hình sâu hại chính trên cây chè Chỉ tiêu Công thức Rầy xanh (Con/khay) Bọ xít muỗi (%) Nhện đỏ (Con/lá) Bệnh chấm xám (%) CT1 (Đối chứng) 3,51 6,90 0,32 23,27 CT2 (Tủ rơm rạ) 3,68 7,80 0,34 23,10 CT3 (Tủ thân lá ngô) 3,64 7,93 0,34 23,00 CT4 (Tủ cỏ tổng hợp) 3,78 7,97 0,35 22,47

Kết quả trình bày trong bảng 3.17 cho thấy: ở các công thức có sử dụng vật liệu che tủ không có sự chênh lệnh nhiều về thành phần và tỷ lệ sâu, bệnh hại. Rầy xanh, bọ xít muỗi, nhện đỏ, bệnh chấm xám là đối tượng gây hại phổ

biến trên các công thức thí nghiệm. Mật độ rầy xanh trung bình từ 3,51 - 3,78 con/khay, búp và lá non bị bọ xít gây hại từ 6,9 - 7,97%, nhện đỏ từ 0,32 - 0,35 con/lá, các lá già nhiễm bệnh chấm xám phổ biến ở mức 22,47 - 23,27%.

Điều đó chứng tỏ việc che tủ đất ít làm ảnh hưởng tới thành phần sâu, bệnh hại và mức độ gây hại của chúng trên chè.

3.2.8. Hiệu quả kinh tế

Vật liệu che tủđã cho những kết quả tốt về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Do đó đã làm tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế của các công thức che tủđối với chè. Qua

đánh giá hiệu quả kinh tế thu được kết quả thể hiện ở các bảng 3.18 và 3.19:

Bảng 3.18: Tổng chi của các công thức ĐVT: Triệu đồng/ha Công thức Chi phí CT1 (Đối chứng) CT2 (Tủ rơm rạ) CT3 (Tủ thân lá ngô) CT4 (Tủ cỏ tổng hợp) Phân bón nền 9,869 9,869 9,869 9,869 Thuốc BVTV 1,200 1,200 1,200 1,200 Vật liệu phủ 0 3,500 4,000 5,100 Công lao động 15,047 14,410 14,470 14,627 Tổng chi 26,117 28,979 29,539 30,797

Kết quả thể hiện ở bảng 3.18 cho thấy: giá trị đầu tư cho các công thức rất khác nhau. Công thức đối chứng tổng chi là 26,117 triệu đồng/ha, thấp hơn so với các công thức có sử dụng vật liệu che tủđất (công thức tủ rơm 28,979 triệu đồng/ha, tủ thân lá cây ngô 29,539 triệu đồng/ha, tủ cỏ tổng hợp 30,797 triệu đồng/ha), trong đó giá trị đầu tư của công thức tủ cỏ tổng hợp (CT4) là cao nhất. Nguyên nhân các công thức có sử dụng vật liệu che tủ giá trị đầu tư

cao hơn là phải đầu tư cho vật liệu che tủ.

Giá trị thu được và lãi thuần: giá trị búp chè và lãi thuần của từng công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.19:

Bảng 3.19: Tổng thu, chi và lãi thuần của các công thức.

ĐVT: Triệu đồng/ha

Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi thuần

CT1 (Đối chứng) 44,737 26,117 18,620

CT2 (Tủ rơm rạ) 46,550 28,979 17,570

CT3 (Tủ thân lá ngô) 51,850 29,539 22,310

CT4 (Tủ cỏ tổng hợp) 52,637 30,797 21,840

Kết quả thể hiện ở bảng 3.19 cho thấy tổng thu của các công thức có sử

dụng vật liệu che tủ khác nhau (từ 46,550 - 52,637 triệu đồng/ha) nhưng luôn cao hơn so với đối chứng (44,737 triệu đồng/ha), cao nhất là CT4 (tủ bằng cỏ

tổng hợp), tiếp đến là CT 3 (tủ thân lá ngô), thấp nhấp là CT2 (tủ rơm rạ). Các công thức có sử dụng vật liệu che phủ đều có tác động tích cực

đối với cây chè. Tuy nhiên, lãi thuần của các công thức có che tủ lại phụ

thuộc vào từng vật liệu. Nếu người dân phải mua vật liệu che tủ thì khi so sánh CT3 (tủ thân lá cây ngô) sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn các công thức khác, lãi thuần là 22,31 triệu đồng/ha, tiếp đến là CT4 (tủ cỏ tổng hợp) lãi 21,84 triệu đồng/ha, CT2 (tủ rơm rạ) chỉ lãi 17,57 triệu đồng/ha, thấp hơn công thức đối chứng không che tủ (18,620 triệu đồng/ha). Nguyên nhân là do phải mua vật liệu che tủ, chi phí đầu tư lớn nên lãi thuần không cao. Tuy nhiên, nếu nông dân không phải mua vật liệu mà bỏ công đi thu gom thì mức lãi thuần sẽ cao hơn.

Tóm lại, xét về hiệu quả kinh tế của biện pháp che tủ đất cho chè giai

Qua nghiên cứu cho thấy: che tủ bằng cỏ tổng hợp có tác động tích cực nhất tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây chè, tuy nhiên vật liệu phủ này hiện nay không còn nhiều do nhân dân đã tận dụng hết các quỹ đất trống để

canh tác nên tốn rất nhiều công để thu gom, vận chuyển và làm giảm hiệu quả

kinh tế. Còn che tủ bằng thân lá cây ngô tuy tác động của nó tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây chè không cao như tủ cỏ tổng hợp nhưng lại dễ thu gom, đồng thời giúp thu dọn tàn dư thực vật trên các cánh đồng ngô nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Do vậy, tùy vào điều kiện thực tế của từng vùng mà sử dụng các vật liệu che phủ cho phù hợp.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở các kết quả thí nghiệm về lượng phân bón và vật liệu che tủ

cho đất trồng chè Kim Tuyên chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

Về lượng phân bón: Bón phân hữu cơ sinh học với lượng bón 9 tấn/ha năng suất chè đạt cao nhất (49,31 tạ/ha) và tăng so với không bón phân hữu cơ sinh học 13,95 tạ/ha. Bên cạnh đó, tỷ lệ tôm cao hơn so với đối chứng 2,04%, tỷ lệ búp mù thấp nhất (chỉ chiếm 3,66%), phẩm cấp A + B cao nhất (đạt 90,48%). Một số hóa tính đất được cải thiện và tăng so với trước khi thí nghiệm (N tổng số tăng 1,1%, P2O5 tăng 1,3%, K2O tăng 7,5%, OM tăng 16%). Bón phân HCSH tăng thu nhập cho người dân từ 1.405.000 đồng/ha

đến 5.011.000 đồng/ha; góp phần cải thiện đời sống của người nông dân. Về vật liệu che tủ: Che tủ đất bằng các vật liệu hữu cơ có tác động tới sinh trưởng, phát triển và góp phần tăng năng suất chè từ 4,47% đến 28,2%. Độ xốp của đất được cải thiện, tăng từ 0,74% đến 1,28%. Thành phần các chất dinh dưỡng trong đất được duy trì và tăng so với công thức không che phủ: N tổng số tăng từ 1,07-6,86%, P2O5 tổng số tăng từ 1,43- 10,29%, K2O tăng từ 0,25-2,11%, OM tăng từ 1,89 - 3,16% so với trước thí nghiệm. Cỏ tổng hợp và thân lá cây ngô là hai loại vật liệu che tủ tốt nhất, tăng thu nhập cho người dân từ 3.220.00 đồng/ha đến 3.690.000 đồng/ha; góp phần cải thiện đời sống của người nông dân, đồng thời bảo vệ được tài nguyên đất và môi trường.

2. Đề nghị

Phổ biến quy trình kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ sinh học và tủ gốc giữ ẩm cho sản xuất chè Kim Tuyên tại Lai Châu. Trong đó:

Bón phân hữu cơ sinh học với lượng bón 9 tấn/ha để góp phần sản xuất chè an toàn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Ngọc Bình (2005), “Thử nghiệm phân lân hữu cơ vi sinh Sông Gianh cho cây chè Trung Du trồng tại Tân Cương, Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học công nghệ và nông nghiệp Việt Nam, Số 3, tr. 72 - 77.

2. Nguyễn Thị Ngọc Bình, Nguyễn Văn Toàn (2005), “Ảnh hưởng của tủ gốc rác, tưới nước đến năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất chè an toàn tại

Thái Nguyên”, Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2001 - 2005, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr. 59 - 64.

3. Nguyễn Thị Ngọc Bình, Hà Đình Tuấn, Lê Quốc Doanh (2009), “Nghiên cứu sử dụng vật liệu hữu cơ che phủ cho một số loại hình chè Trung Quốc nhập nội”, Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2006 - 2009, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr. 97 - 107.

4. Bùi Đình Dinh, Võ Minh Kha, Lê Văn Tiềm (1993) Phân lân chậm tan - một sốloại phân có hiệu quả trên đất chua. Tạp chí khoa học đất số 3, Hà Nội- 1993.

5. Lê Văn Đức (1994). Nghiên cứu bón phân cho chè KTCB theo bản đồ Nông hoá. Báo cáo khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội- 1996. 6. Lê Tất Khương (1997), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của

một số giống chè mới trong điều kiện Bắc Thái và những biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý cho nhiều giống chè có triển vọng nhất, Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

7. Nguyễn Thị Cẩm Mỹ (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn kiến thiết cơ bản và độ phì đất tại Phú Hộ - Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.

8. Phạm Kiến Nghiệp (1984). Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất và chất lượng nguyên liệu vùng Bảo Lộc- Lâm Đồng. Tạp chí khoa học kỹ

thuật Nông nghiệp số 10, Hà Nội- 1984.

9. Đinh Thị Ngọ (1996). Nghiên cứu ảnh hưởng của phân xanh phân khoáng đến sinh trưởng, phát triển năng suất và chất lượng chè trên đất đỏ vàng ở Phú Hộ- Vĩnh Phú. Luận án PTS khoa học, Hà Nội - 1996.

10. Đỗ Ngọc Quỹ và các cộng tác viên (1979). Kết quả thí nghiệm bón phân khoáng N, P, K cho chè ở Phú Hộ. Kết quả nghiên khoa học 10 năm 1969- 1979. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội- 1979.

11. Đỗ Ngọc Quỹ (1980). Kỹ thuật trồng chè. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội- 1980.

12. Đỗ Ngọc Quỹ (1989), “40 năm nghiên cứu về cây chè ở trại nghiên cứu chè Phú Hộ”, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

13. Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000), Giáo trình cây chè dùng cho sau

đại học, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

14. Nguyễn tử Siêm, Nguyễn Thị Thanh Hà và Thái Phiên (1996). Kết quả thí nghiệm bón phân thâm canh cho chè kinh doanh (1993 - 1996) - Tạp chí: canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam - NXB Nông Nghiệp.

15. Vũ Cao Thái (1996). Phân N, P, K một hướng đi công nghiệp hóa với cân đối dinh dưỡng cho cây trồng. Tạp chí Khoa học Đất, số 23-2006, 1996.

16. Phạm Văn Toản (2002), Báo cáo kết quả đề tài KHCN.02.06: “Nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm mở rộng việc sản xuất, ứng dụng phân VSV cố định đạm và phân giải lân phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững”, Hội nghị tổng kết các chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 1996 - 2000, Hà Nội tháng 12/2002.

17. Phạm Văn Toản (2005), “Nghiên cứu công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật mới, phân bón chức năng phục vụ chăm sóc cây trồng cho một số vùng sinh thái”, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Nhà nước KC.04.04. 18. Hà Đình Tuấn, Lê Quốc Doanh (2005), “Nghiên cứu áp dụng các biện

pháp che phủđất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp vùng cao”, Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2001 - 2005, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr. 113 - 132 .

19. Nguyễn Văn Tạo (2006). Thời kỳ và liều lượng bón phân lân cho chè kinh doanh giống PH1 ở Phú Hộ tỉnh Phú Thọ. Tạp chí khoa học đất 24, 2006. 20. Nguyễn Văn Toàn (2007), Nghiên cứu sản xuất chè an toàn và chất lượng

cao, dự án Khoa học công nghệ nông nghiệp vốn vay ADB.

B. Tiếng Anh

21. Degeus - J.G (1982). Hướng dẫn bón phân cho cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới tập II (tài liệu dịch). NXB Nông nghiệp, Hà Nội- 1982.

22. Duc (Ho Quang) (1994). Management practies and experiences with

balanced nutrition for tea cultivation in Viet Nam.

23. Othieno. C. O. (1979), Estimates of removal of N, P and K by a clonal tea

24. Sharma. V. S (1994).Planting and harvesting practices in relation to tea

productivity in South India. International seminar of the tea-1994 in

Colombo. Srilanka.

25. White head. D.L; Temple. C. M (1990). Why does application of

nitrogenous fertilizer affect tea quality? Quaeterly-newsletter-tea reseach

foundation of central Africa No.99-1990. p. 6-8.

26. Willson K. C. and Clifford M. N. (1992), Tea cultivation to cosumption,

PHẦN PHỤ LỤC

BALANCED ANOVA FOR VARIATE MTT FILE DKG 2/ 8/** 17: 8

--- PAGE 1

Muc tang truong duong kinh goc thi nghiem 1 VARIATE V003 MTT

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 .105000E-02 .525000E-03 0.46 0.656 3 2 CTHUC 3 .228092 .760306E-01 66.27 0.000 3 * RESIDUAL 6 .688333E-02 .114722E-02

--- * TOTAL (CORRECTED) 11 .236025 .214568E-01

--- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKG 2/ 8/** 17: 8

--- PAGE 2

Muc tang truong duong kinh goc thi nghiem 1 MEANS FOR EFFECT NLAI

--- NLAI NOS MTT 1 4 0.925000 2 4 0.902500 3 4 0.910000 SE(N= 4) 0.169353E-01 5%LSD 6DF 0.585820E-01 --- MEANS FOR EFFECT CTHUC

--- CTHUC NOS MTT 1 3 0.723333 2 3 0.850000 3 3 0.990000 4 3 1.08667 SE(N= 3) 0.195552E-01 5%LSD 6DF 0.676447E-01 ---

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống chè kim tuyên tại tỉnh lai châu (Trang 60 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)