Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống chè kim tuyên tại tỉnh lai châu (Trang 34 - 38)

10 TCN 745:2006 Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử

dụng của giống chè tại Quyết định số 2930 QĐ/BNN-KHCN, ngày 10 tháng 10 năm 2006, của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Chỉ tiêu sinh trưởng

- Đường kính gốc (cm): Theo dõi 5 điểm theo phương pháp đường chéo, mỗi điểm theo dõi cố định 5 cây. Đường kính gốc được đo ở vị trí cách mặt đất 5cm. Dùng thước kẹp Panme đo 2 chiều vuông góc nhau.

Đường kính gốc của một lần nhắc là đường kính gốc trung bình của 5

điểm theo dõi. Đường kính gốc của 1 công thức là đường kính gốc trung bình của 3 lần nhắc lại. Thời gian theo dõi: trước khi tiến hành thí nghiệm và khi kết thúc thí nghiệm.

- Độ rộng tán (cm/cây): Mỗi lần nhắc lại của một công thức thí nghiệm theo dõi 5 điểm theo phương pháp đường chéo, mỗi điểm theo dõi cố định 5 cây đo vị trí rộng nhất của tán theo 2 chiều vuông góc với nhau. Độ rộng tán của một cây là trung bình của 2 lần đo vuông góc với nhau. Độ rộng tán của một lần nhắc là độ rộng tán trung bình của 5 điểm theo dõi. Độ rộng tán của một công thức là độ rộng tán trung bình của 3 lần nhắc lại. Thời gian theo dõi: trước khi tiến hành thí nghiệm đến trước khi đốn năm 2014 và khi kết thúc thí nghiệm năm 2015.

* Các yếu tố cấu thành năng suất

- Mật độ búp (búp/m2): Đếm số búp tiêu chuẩn có trong khung 25x25cm (5 điểm theo đường chéo góc) và tính cho 1m2.

- Khối lượng búp (gam/búp): Theo dõi 5 điểm theo phương pháp đường chéo, mỗi điểm hái 25 - 30 búp 1 tôm 2,3 lá (theo dõi cố định 5 cây). Búp chè phát triển bình thường, tôm chưa mở. Cân 100 búp ngẫu nhiên 3 lần. Tính trung bình 3 lần đểđược khối lượng bình quân 100 búp.

- Chiều dài búp (cm): Theo dõi 5 điểm theo phương pháp đường chéo, mỗi điểm hái 20 - 30 búp 1 tôm 2,3 lá (theo dõi cố định 5 cây) bỏ riêng vào một túi nilon. Búp phát triển bình thường, tôm chưa mở. Chiều dài búp được

đo từ cuộng hái đến hết đỉnh tôm. Chiều dài búp của một lần nhắc là chiều dài búp trung bình của 5 điểm theo dõi. Chiều dài búp của một công thức là chiều dài búp trung bình của 3 lần nhắc lại.

- Năng suất búp:

+ Năng suất búp lý thuyết (NSLT) (tấn/ha): NSLT = mật độ (búp/m2) x khối lượng búp (g/búp) x diện tích mặt tán/ha.

+ Năng suất búp thực thu (tấn/ha): Cân số kg búp tươi/ ô thí nghiệm, quy ra tấn/ha.

* Chất lượng nguyên liệu búp

- Tỷ lệ mù xòe: Búp mù xòe là những búp không có tôm hoặc tôm không rõ khả năng hình thành bộ phận mới hoặc ngừng hẳn. Cân 100 búp chè

được khối lượng P, phân loại búp mù xòe cân được khối lượng P1, tỷ lệ mù xòe ký hiệu là X. Ta có:

X = P1 x 100 P

Tỷ lệ mù xòe theo dõi theo từng lứa hái.

- Thành phần cơ giới: Mỗi công thức lấy 100 búp 1 tôm 3 lá sau đó cân riêng từng phần: tôm, lá 1, lá 2, cuộng rồi tính % của từng phần so với khối lượng 100 búp. Thành phần cơ giới búp theo dõi theo từng lứa hái.

- Tỷ lệ bánh tẻ: Dùng phương pháp bấm bẻ để xác định. Cân 100 búp

được khối lượng P, lấy mẫu 3 lần, thực hiện bấm bẻ toàn bộ số búp của mẫu.

Đối với cuộng bẻ ngược từ gốc búp hái lên đỉnh búp, đối với lá bấm bẻ từ

cuộng lá lên đầu lá, phần bấm bẻ có xơ gỗ già gọi là phần bánh tẻ có khối lượng P1, cân phần non được khối lượng P2.

Tỷ lệ % búp bánh tẻ = P1 x 100 P

Tỷ lệ % búp non = P2

x 100 P

Tiêu chuẩn chè đọt tươi được quy định như sau (TCVN 1053-1986):

Loại chè A B C D

Tỷ lệ bánh tẻ 0 - 10 % 11 - 20% 21 - 30% 31 - 40% Tỷ lệ bánh tẻ theo dõi theo từng lứa hái.

* Sâu, bệnh hại chè

Thời gian điều tra: mỗi tháng điều tra 1 lần vào thời điểm sâu bệnh hại phát sinh mạnh.

- Rầy xanh: Dùng khay nhôm có kích thước 35 x 25 x 5 cm, dưới đáy khay tráng một lớp dầu hoả, đặt khay nghiêng 45o dưới gầm, rìa tán chè, dùng tay đập mạnh trên tán chè 3 đập sau đó đếm số rầy có trong khay. Mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 3 khay.

Mật độ rầy = tổng số rầy điều tra/tổng số khay điều tra và tính trung bình số rầy/khay.

- Nhện đỏ: Mỗi công thức điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm hái 20 lá già cho vào túi nilon đem về phòng đếm tổng số con nhện trên lá.

- Bọ xít muỗi: Mỗi công thức điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm hái 20 búp cho vào túi nilon đem về phòng tính % búp có vết châm gây hại.

- Bệnh chấm xám: Mỗi công thức điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm hái 20 lá về tính % lá bị bệnh.

* Các chỉ tiêu lý, hóa tính đất

Tiến hành xác định 2 lần: lần 1 trước khi thí nghiệm. Lần 2: tháng 7/2015 khi kết thúc thí nghiệm.

- Các chỉ tiêu lý tính đất:

+ Độ ẩm đất (W(%)): Mỗi lần nhắc lại theo dõi 5 điểm theo đường chéo. Lấy mẫu ở độ sâu 0 - 20cm. Mỗi tháng lấy mẫu 1 lần, lấy vào những ngày khô ráo (sau ngày mưa ít nhất 7 ngày).

Độẩm đất được tính theo công thức: W (%) = {(M1 - M2)/M1} x 100 M1: Khối lượng đất trước khi sấy.

M2: Khối lượng đất sau khi đã sấy khô kiệt.

+ Độ xốp đất: được tính bằng công thức sau P(%) = (1-D/d) x 100, trong đó: P là độ xốp của đất, D là dung trọng đất, d là tỷ trọng đất.

- Chỉ tiêu hoá tính đất: Lấy mẫu hỗn hợp, mỗi lần nhắc lại lấy mẫu ở 5

điểm theo đường chéo ở độ sâu 0 - 20cm rồi đổ chộn vào nhau được một mẫu phân tích của một lần nhắc lại.

Xác định nitơ tổng số theo TCVN 8557:2010 Xác định hàm lượng P2O5 theo TCVN 8563:2010 Xác định hàm lượng K2O theo TCVN 8562:2010 Xác định hàm lượng OM theo TCVN 9294-2012

Mẫu đất được phân tích thông qua Văn phòng Halvetas Swiss Intercooperatinon tại Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống chè kim tuyên tại tỉnh lai châu (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)