Độ xốp của đất có giá trị rất lớn về mặt nông học, nó đặc trưng cho đất có cấu trúc và độ phì cao. Độ xốp thích hợp làm cho đất thoáng khí, tạo môi trường thuận lợi cho nhóm vi sinh vật hảo khí hoạt động, đồng thời các quá trình trao đổi chất của rễ cây được diễn ra dễ dàng. Các loại vật liệu tủ qua quá trình phân hủy đã bổ sung vào đất một lượng đáng kể chất hữu cơ, từ đó làm thay đổi thành phần cơ giới đất. Qua các kết quả phân tích dung trọng, tỷ
trọng đất từ đó đánh giá được độ xốp đất ở các công thức thí nghiệm.
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của vật liệu che tủđến sự thay đổi lý tính đất Chỉ tiêu Công thức Dung trọng D (g/cm3) Tỷ trọng d (g/cm3) Độ xốp P (%) CT1 (Đối chứng) 1.13 2.58 56.33 CT2 (Tủ rơm rạ) 1.07 2.55 57.96 CT3 (Tủ thân lá ngô) 1.07 2.55 58.04 CT4 (Tủ cỏ tổng hợp) 1.05 2.57 59.07 Từ bảng số liệu 3.15 cho thấy:
Các công thức sử dụng vật liệu che tủ, dung trọng đất được cải thiện
đáng kể và đều thấp hơn so với công thức không sử dụng vật liệu che tủ. Sau 1 năm tiến hành thí nghiệm, dung trong đất của các công thức sử dụng vật liệu tủ hữu cơ có sự biến động từ 1,05 - 1,07 g/cm3. Trong đó thấp nhất là công thức 4 (sủ dụng cỏ tổng hợp).
Độ xốp của đất rất có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp và các loại cây trồng vì nước và không khí trong đất di chuyển được nhờ vào những khoảng trống hay độ xốp của đất. Các chất dinh dưỡng của đất có thể huy
động được cho cây trồng, các hoạt động của vi sinh vật đất chủ yếu cũng diễn ra ở đây, chính vì thế người ta nói độ phì của đất phụ thuộc đáng kể vào độ
xốp của đất. Ngoài ra, đất tơi xốp sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, khả
năng thấm, thoát nước và khả năng trao đổi không khí diễn ra cũng hết sức thuận lợi và nhanh chóng. Vùng đồi núi nếu đất có độ xốp cao thì phần lớn nước mưa được thấm xuống sâu, hạn chế hiện tượng nước chảy tràn trên mặt
đất và do đó, hạn chế được xói mòn trên bề mặt.
Qua bảng số liệu 3.15 cho thấy: độ xốp đất ở các công thức có che tủ đạt từ 57,96 - 59,07%, trong đó cao nhất là công thức sử dụng vật liệu tủ là cỏ
tổng hợp, thấp nhấp là công thức tủ rơm rạ. Công thức đối chứng không sử
dụng vật liệu tủ chỉ đạt 56,33%. Nguyên nhân là do các loại vật liệu che tủđã bổ sung vào đất một lượng đáng kể chất hữu cơ do thân, lá hoai mục từ đó làm thay đổi dung trọng đồng nghĩa là làm thay đổi độ xốp của đất trồng chè.
Như vậy, các công thức che tủ, thành phần đất đã được biến đổi theo hướng thuận lợi, độ xốp của đất sau khi được che tủ tăng lên rõ rệt. Đối với phủ rơm do hoai mục nhanh và thành phần cơ giới của đất nhẹ nên dễ bị rửa trôi do tác động của mưa, do vậy ảnh hưởng tới độ xốp của đất không được hiệu quả như tủ cỏ tổng hợp và thân lá cây ngô.