Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ sinh học đến sự thay đổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống chè kim tuyên tại tỉnh lai châu (Trang 45 - 46)

tính đất

Để xác định được lượng phân bón cho chè có hiệu quả và ảnh hưởng của phân bón đến đất trồng chè chúng tôi tiến hành phân tích đất trước và sau khi tiến hành thí nghiệm, xác định một số chỉ tiêu hoá học của đất, kết quả thu

được trình bày tại bảng 3.5:

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến sự thay đổi hóa tính đất

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Công thức N tổng số P2O5 tổng số K2O tổng số OM CT1 (Đối chứng) -0,7 -0,5 -10,1 -6,0 CT2 (Bón 5 tn phân HCSH) -0,2 0,3 -2,5 -4,2 CT3 (Bón 7 tn phân HCSH) 0,9 1,1 5,1 13,6 CT4 (Bón 9 tn phân HCSH) 1,1 1,3 7,5 16,0

Sau 1 năm, một số hóa tính đất có sự thay đổi so với trước thí nghiệm. Hàm lượng N tổng số tăng từ 0,9 - 1,1% ở mức bón 7 tấn và 9 tấn phân hữu cơ sinh học, ở mức bón 5 tấn giảm 0,2%, công thức đối chứng giảm 0,7%.

Hàm lượng P2O5 tổng sốở các mức bón phân hữu cơ sinh học tăng từ

0,3 - 1,3%, cao nhất là mức bón 9 tấn, còn công thức đối chứng giảm 0,5%. Hàm lượng K2O tổng số cũng có sự chênh lệch giữa các mức bón phân hữu cơ sinh học khác nhau, tăng từ 5,1 - 7,5% ở mức bón 7 tấn và 9 tấn, mức bón 5 tấn giảm 2,5%, riêng công thức đối chứng giảm 10,1%.

Hàm lượng OM tăng từ 13,6 - 16,0% ở mức bón 7 tấn và 9 tấn, mức bón 5 tấn giảm 4,2%, riêng công thức đối chứng giảm 6,0%.

Như vậy, bón phân hữu cơ sinh học với lượng bón 7 tấn và 9 tấn đã làm tăng hàm lượng dinh dưỡng đạm, lân, kali và chất hữu cơ trong đất; tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch giữa các lượng bón là không lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống chè kim tuyên tại tỉnh lai châu (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)