Tình hình sâu, bệnh hại chính trên chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống chè kim tuyên tại tỉnh lai châu (Trang 46 - 48)

Kết quả tìm hiểu về sâu, bệnh hại cho thấy thành phần sâu, bệnh hại chính trên chè bao gồm: rầy xanh, nhện đỏ, bọ xít muỗi và bệnh chấm xám. Mỗi loài sâu, bệnh hại sống và gây hại ở những bộ phận khác nhau chủ yếu là lá và búp non với những mật độ khác nhau. Mật độ sâu hại là chỉ tiêu phản ánh mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên cây chè. Xác định mật độ sâu hại trên chè chúng tôi thu được kết quả tại bảng 3.6:

Bảng 3.6. Tình hình sâu hại chính trên cây chè

Công thức Rầy xanh (Con/khay) Bọ xít muỗi (%) Nhện đỏ (Con/lá) Bệnh chấm xám (%) CT1 (Đối chứng) 3,54 6,57 0,32 24,6 CT2 (Bón 5 tn phân HCSH) 3,61 7,30 0,33 23,8 CT3 (Bón 7 tn phân HCSH) 3,69 8,33 0,34 22,6 CT4 (Bón 9 tn phân HCSH) 3,77 8,47 0,35 21,43

Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr): Rầy xanh là một trong những

đối tượng gây hại trên chè phổ biến hiện nay. Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi hút nhựa búp non theo đường gân chính và gân phụ của lá non gây nên những chấm nhỏ như kim châm, làm cho những mầm non, lá non cong queo lại và khô đi, việc vận chuyển nước và dinh dưỡng lên búp bị ngừng trệ, lá vàng, nếu gặp thời tiết khô nóng sẽ bị khô, phần còn lại cằn cỗi, lá bị nhẹ

biến thành màu hồng tím.

Kết quả trình bày trong bảng 3.6 cho thấy: mật độ rầy xanh ở các công thức thí nghiệm ít bị ảnh hưởng bởi phân bón, ở các mức bón phân hữu cơ

sinh học mật độ rầy xanh dao động từ 3,61 - 3,77 con/khay, công thức đối chứng có mật độ 3,54 con/khay.

Bọ xít muỗi (Helopeltis thevora W): Bọ xít muỗi dùng vòi châm hút nhựa búp chè, gây nên những vết châm, lúc đầu có mầu chì, xung quanh có mầu nâu nhạt, các vết châm này dần dần biến thành mầu nâu đậm. Vết châm của sâu non nhỏ và số lượng nhiều hơn so với bọ xít trưởng thành. Mùa hè thu số lượng vết châm nhiều hơn mùa đông. Vết châm ở búp non mềm to hơn vết châm ở búp già cứng. Bọ xít muỗi non gây hại nặng hơn so với bọ xít muỗi trưởng thành vì sâu non ít chuyển động, chúng gây hại từng bụi chè và từng vùng nhỏ tạo nên hiện tượng bị hại không đồng đều trên nương chè. Búp chè có nhiều vết châm cong queo, không những thui đen không thu hoạch được mà có ảnh hưởng đến lứa sau, chè chưa đốn bị hại nặng, sinh trưởng kém, mầm ngọn bị thui khô, nương chè bị bọ xít muỗi gây hại nặng lá chè biến thành mầu xanh đen.

Kết quả trình bày trong bảng 3.6 cho thấy: tỷ lệ bọ xít muỗi gây hại ở

các công thức thí nghiệm ít bị ảnh hưởng bởi phân bón, ở các mức bón phân hữu cơ sinh học tỷ lệ bọ xít muỗi gây hại dao động từ 6,57% - 8,47%.

Nhện đỏ (Metatetrannychus bioculatus woods): Trên chè có 5 loại nhện gây hại, xong đáng chú ý nhất là nhện đỏ nâu, những năm thời tiết khô hạn nhện đỏ nâu gây hại một cách đáng kể. Chúng dùng miệng hình kim cắm vào biểu bì của lá chè hút nhựa. Nhện hại chủ yếu ở mặt trên của lá bánh tẻ, lá già các lá chè bị hại thường có mầu hung đồng, khi bị hại nặng cây chè ngừng phát triển, lá bị rụng, lúc đó nhện di chuyển lên phần ngọn cây chè. Trong năm nhện đỏ nâu gây hại nặng vào tháng 2 - 5 và tháng 9-11, song nếu bị hạn cũng có thể gây hại vào tháng 6 - 7.

Bệnh chấm xám (Pestalozia theae Sawada): Bệnh hại chủ yếu trên lá già, lá bánh tẻ. Vết bệnh thường ở đầu mép lá hoặc giữa lá, lúc đầu chỉ là một chấm nhỏ màu nâu sau chuyển thành màu nâu đậm loang rộng ra và chuyển dần thành màu xám trắng có các vành đồng tâm ranh giới của vết bệnh và mô

khỏe là một viền nâu đậm. Bệnh nặng làm cho lá bị rụng, cây phát triển còi cọc. Bệnh do nấm Pestalozzia theae gây nên. Nấm bệnh xâm nhập qua vết thương và lỗ hở tự nhiên. Bệnh tập trung vào mùa mưa, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 20-250C. Trong năm bệnh hại nặng từ tháng 5-10.

Kết quả trình bày trong bảng 3.6 cho thấy: mức độ nhiễm sâu, bệnh hại

ở các công thức thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi phân bón. Ở các mức bón phân hữu cơ sinh học và công thức đối chứng mật độ rầy xanh dao động từ

3,54 - 3,77 con/khay, tỷ lệ búp bị bọ xít muỗi gây hại dao động từ 6,57 - 8,47%, nhện đỏ từ 0,32 - 0,35 con/lá và tỷ lệ lá bị nhiễm bệnh chấm xám dao

động từ 21,43 - 24,6%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống chè kim tuyên tại tỉnh lai châu (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)