Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ sinh học đến sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống chè kim tuyên tại tỉnh lai châu (Trang 39 - 40)

phát triển của chè

Ở giai đoạn kinh doanh (4 - 6 tuổi) cây chè cho năng suất thấp, do bộ

khung tán phát triển còn nhỏ (cành ít, tán hẹp), biện pháp bón phân thích hợp cho chè ở giai đoạn này là vô cùng quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để cây chè phát triển bộ khung cành khoẻ và cho năng suất cao.

Về chỉ tiêu đường kính gốc: Đường kính gốc lớn sẽ tạo cho cây chè có thế đứng vững chắc, đồng thời tăng khả năng cung cấp nước và các chất cần thiết cho cây, là tiền đểđể khung, tán phát triển.

Qua theo dõi đường kính gốc của 4 công thức cho thấy, đường kính gốc của các mức bón phân hữu cơ sinh học là tương đương so với công thức đối chứng (CT1) ở mức tin cậy 95%, mức tăng trưởng trung bình từ 0,73cm (CT1) đến 1,09cm (CT4). Kết quả thể hiện qua bảng số liệu 3.1:

Bảng 3.1: Ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ sinh học đến sinh trưởng Chỉ tiêu Công thức Mức tăng trưởng đường kính gốc (cm) Mức tăng trưởng tán năm 2014 (cm) Mức tăng trưởng tán năm 2015 (cm) CT1 (Đối chứng) 0,73 5,69 7,87 CT2 (Bón 5 tn phân HCSH) 0,85 7,83 10,50 CT3 (Bón 7 tn phân HCSH) 0,99 9,08 11,98 CT4 (Bón 9 tn phân HCSH) 1,09 10,15 13,61 CV% 3,7 5,3 3,9 LSD0,05 0,67 0,86 0,84

Chiều rộng tán: là một trong những chỉ tiêu chi phối năng suất búp chè, cây chè tán rộng thì diện tích thu búp nhiều, năng suất sẽ cao, ngoài ra chiều rộng tán chè còn là một chỉ tiêu ảnh hưởng đến diện tích tán chè. Nếu chiều dài tán chè bị hạn chế bởi khoảng cách trồng cây trong hàng thì việc tăng chiều rộng tán sẽ làm cho diện tích mặt tán tăng. Do đó sẽ tăng số lượng búp là cơ sở cho việc tạo năng suất cao. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các công thức phân bón đến mức tăng trưởng tán chè được thể hiện trên bảng 3.1:

Qua bảng 3.1 cho thấy mức tăng trưởng tán của các mức bón phân HCSH cao hơn hẳn so với công thức đối chứng và có sự sai khác giữa các mức bón. Mức tăng trưởng tán ở các mức bón đạt từ 5,69 - 10,15 cm của năm 2014, trong đó mức bón 9 tấn cao hơn mức bón 7 tấn và 5 tấn, mức bón 7 tấn cũng cao hơn mức bón 5 tấn và cao hơn so với công thức đối chứng.

Năm 2015 mức tăng trưởng tán đạt từ 7,87 - 13,61 cm, trong đó mức bón 9 tấn cao hơn mức bón 7 tấn và 5 tấn, thấp nhất là công thức đối chứng (chỉ đạt 7,87 cm). Điều đó chứng tỏ bón phân hữu cơ sinh học đã có sự tác

động tốt đến sinh trưởng, phát triển của cây, là tiền đề cho năng suất cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống chè kim tuyên tại tỉnh lai châu (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)