Hoàn thiện các quy định về biện pháp ngăn chặn trong TTHS nhằm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 110 - 112)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3Hoàn thiện các quy định về biện pháp ngăn chặn trong TTHS nhằm

nhằm tăng cường bảo vệ các quyền con người

3.2.3.1. Hoàn thiện các quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn

BLTTHS cần hoàn thiện các quy định liên quan tới biện pháp ngăn chặn và áp dụng biện pháp ngăn chặn đảm bảo tuân thủ triệt để quy định của điều 20 Hiến pháp 2013 về đảm bảo quyền con người, cụ thể đảm bảo “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” và đảm bảo “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang” và đảm bảo “việc bắt, giam giữ người do luật định”.

Và như vậy, BLTTHS cần quy định cụ thể rõ ràng và hợp lý về các biện pháp ngăn chặn từ căn cứ áp dụng, thẩm quyền ra quyết định áp dụng, thủ tục áp dụng cho đến các trường hợp không áp dụng, các trường hợp phải thay thế hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn …đặc biệt cần quy định rõ ràng, đầy đủ và chặt chẽ căn cứ áp dụng, thẩm quyền ra quyết định áp dụng, thủ tục tiến hành, chế độ tạm giam, các trường hợp phải thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác… đảm bảo quy định thống nhất về biện pháp ngăn chặn tạm giam trong các quy định của BLTTHS.

- BLTTHS cần quy định rõ ràng căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn theo đúng mục đích, yêu cầu của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Biện pháp ngăn chặn tạm giam chỉ có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có căn cứ cụ thể khẳng định rằng nếu không tạm giam họ, họ có thể tiếp tục

phạm tội, có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án..

- Bỏ căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam hiện quy định tại quy định trong khoản 1 điều 88 BLTTHS: “Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng”; “Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm…” bởi việc dựa vào phân loại tội phạm để đánh giá tính cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam, làm căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam không đảm bảo tính khoa học, không phù hợp với bản chất, mục đích, yêu cầu của việc áp dụng biện pháp này, không phù hợp với quy định tại điều 79 BLTTHS về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam, làm mất giá trị nhân đạo, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc bảo vệ các quyền con người của bị can, bị cáo nói chung, của bị can bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi trong TTHS. Bởi vì theo điều 12 BLHS thì người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 88 BLTTHS thì tất cả người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ đương nhiên bị tạm giam vì họ đều bị truy cứu TNHS về tội trất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng. Mặt khác vì căn cứ áp dụng bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội được quy định tại khoản 1 điều 303 không có gì khác với người đã thành niên quy định tại điều 88 BLTTHS.

3.2.3.2. Hoàn thiện các quy định về thay thế, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

BLTTHS cũng cần quy định cụ thể, rõ ràng về căn cứ để thay thế hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo hướng người có thẩm quyền phải quyết định thay thế hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đã áp dụng khi căn cứ áp dụng biện

pháp ngăn chặn không còn, khi không còn cần thiết hoặc đã hết thời hạn pháp luật quy định. Cụ thể:

- Để đảm bảo bảo vệ các quyền con người trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn, BLTTHS cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan THTT trong thời gian áp dụng biện pháp ngăn chặn, phải thường xuyên kiểm tra tính có căn cứ, tính cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn, kịp thời thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đã áp dụng nếu căn cứ áp dụng biện pháp đó không còn, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn không còn cần thiết. Đảm bảo không ai bị áp dụng biện pháp ngăn chặn thiếu căn cứ, không cần thiết. Mọi trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn không có căn cứ, không cần thiết đều là trái pháp luật và đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 110 - 112)