Khái niệm bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật TTHS

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 25)

7. Kết cấu luận văn

1.1.3Khái niệm bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật TTHS

Khoa học pháp lý Việt Nam trên cơ sở thừa nhận chung về vai trò không thể thiếu đối với việc bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật TTHS đã có nhiều quan niệm, khái niệm về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật TTHS được đưa ra. Trong đó đặc biệt phải kể đến quan điểm của GS. TSKH. Lê Văn Cảmtrên cơ sở lý luận khoa học, đánh giá đầy đủ yêu cầu của một hệ thống pháp luật TTHS cũng như cơ chế TTHS hoàn chỉnh, tiến bộ, nhân đạo, văn minh đảm bảo yêu cầu bảo vệ các quyền con người đã đưa ra quan điểm khoa học về khái niệm bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật TTHS đó là:

Sự điều chỉnh đầy đủ về mặt lập pháp, sự thực thi chính xác về mặt hành pháp và sự đảm bảo tối đa về mặt tư pháp các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để làm cho các quy định đó phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm tương ứng của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự, được tuân thủ, chấp hành và áp dụng một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và triệt để bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án [5, tr. 224].

Theo đó, bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật TTHS thể hiện đầy đủ ở các nội dung sau:

- Thứ nhất, bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật TTHS là sự điều chỉnh đầy đủ, chính xác và cần thiết về mặt lập pháp quy phạm pháp luật TTHS, sự thực thi và áp dụng chính xác về mặt hành pháp quy phạm pháp luật TTHS và sự đảm bảo tối đa về mặt tư pháp đối với pháp luật TTHS trong thực tiễn TTHS.

- Thứ hai, bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật TTHS chính là sự phản ánh ở những mức độ khác nhau các nguyên tắc tiến bộ được thừa nhận chung của luật TTHS trong Nhà nước pháp quyền dân chủ, tiến bộ, văn minh trên thế giới như nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc minh oan, nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa… trong TTHS.

- Thứ ba, bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật TTHS là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đảm bảo cho các quy định của pháp luật TTHS được áp dụng, chấp hành và tuân thủ nghiêm chỉnh, thống nhất trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật TTHS phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động TTHS.

- Thứ tư, bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật TTHS nhằm mục đích giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, tạo lòng tin của quần chúng nhân dân vào pháp luật TTHS về tính nghiêm minh của pháp chế, tính minh bạch và bình đẳng, nhân đạo của pháp luật, của công lý cũng như sức mạnh và uy tín của hệ thống các cơ quan tư pháp trong Nhà nước pháp quyền.

Thứ năm,xuất phát từ vai trò của pháp luật TTHS trong việc bảo vệ các quyền con người, pháp luật TTHS phải thực sự đảm bảo tính khoa học, cần thiết, chính xác, cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn khách quan, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, khả thi trong thực tiễn TTHS.

Từ những phân tích trên có thể đi đến khái niệm bảo vệ các các quyền con người bằng pháp luật TTHS như sau:

Với vai trò là công cụ bảo vệ các quyền con người, pháp luật TTHS do Nhà nước ban hành chứa đựng đầy đủ các quy phạm quy định về TTHS thể hiện những nội dung tiến bộ, nhân đạo phù hợp với chuẩn mực quốc tế đủ hiệu lực hiệu quả điều chỉnh quan hệ pháp luật TTHS để bảo vệ các quyền con người, các quy phạm pháp luật TTHS là những quy phạm khả thi, hữu hiệu để cơ quan THTT hình sự, người THTT hình sự, cũng như mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự sử dụng chống lại mọi hành vi xâm hại, bảo vệ vững chắc các quyền con người.

1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật TTHS.

Việc nghiên cứu bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật TTHS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên tất cả các phương diện từ lý luận đến thực tiễn, trong hoạt động lập pháp cũng như hoạt động áp dụng cũng như hoạt động bảo vệ pháp luật TTHS…

1.2.1. Ý nghĩa về mặt lý luận khoa học pháp lý TTHS

Việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật TTHS luôn có ý nghĩa thiết thực đối với khoa học pháp lý TTHS cũng như đối với các hoạt động thực tiễn TTHS. Với vai trò là đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý TTHS, bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật TTHS vừa đóng vai trò là động cơ nghiên cứu, vừa là mục đích nghiên cứu của khoa học pháp lý TTHS.

1.2.2. Ý nghĩa về mặt lập pháp TTHS

Hoạt động lập pháp nói chung, lập pháp TTHS nói riêng có tính kế thừa và phát triển và luôn cần có sự sửa đổi, bổ sung những quy định mới cho phù hợp với các quan hệ xã hội mới phát sinh nhằm điều chỉnh phù hợp các quan hệ xã hội đó, như vậy việc nghiên cứu bảo vệ quyền con người bằng pháp luật TTHS nhằm tìm ra các giải pháp khắc phục, sửa chữa những

tồn tại, hạn chế, lạc hậu trong quy định của pháp luật TTHS đảm bảo phát huy cao nhất giá trị bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật TTHS.

1.2.3. Ý nghĩa về mặt thực tiễn hoạt động TTHS

Hoạt động TTHS của cơ quan THTT, người THTT là hoạt động rất dễ dẫn tới xâm hại các quyền con người, pháp luật TTHS luôn đặt ra yêu cầu bảo vệ các quyền con người trong tất cả các hoạt động TTHS, các giai đoạn TTHS, pháp luật TTHS quy định bảo vệ quyền con người trong TTHS là nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ trong suốt quá trình THTT đối với các cơ quan, người THTT. Pháp luật TTHS là công cụ bảo vệ hữu hiệu đấu tranh phòng ngừa và chống, công cụ sắc bén đảm bảo cho các quyền con người không bị xâm phạm trong hoạt động TTHS.

1.2.4. Ý nghĩa chính trị - xã hội

Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật TTHS có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng, là đảm bảo cần thiết cho sự tồn tại và phát triển trật tự xã hội. Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật TTHS là đảm bảo các quyền con người không bị xâm hại bởi các cơ quan THTT, người THTT trong quá trình TTHS. Với ý nghĩa đó, mọi sự xâm hại quyền con người trong TTHS đều bị coi là trái pháp luật, đều bị nghiêm cấm và bị xử lý nghiêm khắc. Mức độ ghi nhận và bảo vệ các quyền con người trong pháp luật TTHS thể hiện tính chất nhân văn, nhân đạo của Nhà nước cũng như thể hiện sự phát triển các điều kiện chính trị, kinh tế xã hội của đất nước.

1.3. Một số đặc điểm cơ bản của bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật TTHS.

Thể hiện vai trò bảo vệ các quyền con người, các quy định của BLTTHS quy định cụ thể, chi tiết về căn cứ tiến hành TTHS, thẩm quyền tiến hành TTHS, quy trình, thủ tục TTHS, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan THTT, người THTT, quyền và nghĩa vụ pháp lý của người tham gia tố

tụng…đều phải thể hiện nội dung cơ bản bảo vệ các quyền con người, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, pháp luật TTHS quy định rõ hoạt động tố tụng hình sự chỉ phát sinh khi đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS là tội phạm. Khi một hành vi nguy hiểm được thực hiện có dấu hiệu của tội phạm thì vụ án phải được khởi tố để điều tra. Nếu kết quả điều tra cho thấy không có hành vi phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm thì vụ án phải được đình chỉ.

- Thứ hai, pháp luật TTHS quy định một người chỉ có thể bị khởi tố và bị coi là bị can khi xác định được rằng họ đã thực hiện hành vi có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm và hành vi đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi đó chưa bị xử lý bằng hình sự hoặc bằng pháp luật khác, người đó không được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Thứ ba, pháp luật TTHS quy định việc áp dụng các biện pháp TTHS đặc biệt là các biện pháp ngăn chặn ảnh hưởng trực tiếp tới quyền con người cho nên trong mọi trường hợp chỉ được áp dụng khi có căn cứ và phải tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục và phải nhằm đạt mục đích phát hiện kịp thời, xử lý chính xác, khách quan tội phạm và người phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội gây ra, mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người.

- Thứ tư, pháp luật TTHS quy định khoa học hợp lý về trình tự, thủ tục TTHS, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của các cơ quan THTT, người THTT cũng như địa vị pháp lý của người tham gia tố tụng. Đảm bảo hoạt động TTHS đạt hiệu quả trong phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời, chính xác và triệt để tội phạm và người phạm tội cũng như bảo vệ các quyền con người trong TTHS.

- Thứ năm, pháp luật TTHS quy định cơ chế giám sát hoạt động TTHS, cơ chế đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo trong TTHS cũng như trách nhiệm do hành vi vi phạm pháp luật TTHS trong hoạt động TTHS.

1.3. Hệ thống pháp luật quốc tế bảo vệ các quyền con ngƣời trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự

Trên bình diện pháp luật quốc tế vấn đề bảo vệ bảo vệ nhân quyền, bảo vệ các quyền con người nói chung, bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự giờ đây không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà trở thành vấn đề chung của quốc tế. Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò đặc biệt của việc bảo vệ các quyền con người trong tư pháp hình sự, pháp luật quốc tế đã có rất nhiều các tuyên bố, điều ước, nghị quyết, cam kết quốc tế… ở các cấp độ và mức độ khác nhau đảm bảo việc bảo vệ các quyền con người cũng như trách nhiệm của các quốc gia thành viên về việc bảo vệ các quyền con người trong tư pháp hình sự. Tiếp cận về vấn đề này, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm toàn diện khoa học của GS. TSKH. Lê Văn Cảm khi chỉ rõ ràng rằng: “Nghiên cứu vấn đề bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật tư pháp hình sự quốc tế “cần phải được phân tích và xem xét trên 5 bình diện (khía cạnh)”: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một là, cho đến nay đã có đến 30 văn kiện do LHQ thông qua mà ở

các mức độ khác nhau có đề cập đến việc BVCQ con người trong lĩnh vực TPHS, mà dưới đây chỉ liệt kê một số điều ước quốc tế cụ thể cơ bản và quan trọng hơn cả (tính theo thứ tự thời gian ban hành văn kiện):

1) Tuyên ngôn quốc tế “Về nhân quyền” năm 1948;

2) Những quy tắc chuẩn mực tối thiểu “Về việc đối xử với các phạm nhân” năm 1955;

4) Tuyên ngôn “Về bảo vệ những người khỏi sự tra tấn và các biện pháp đối xử hoặc trừng phạt dã man , vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm khác” năm 1975;

5) Bộ luật về cách xử sự của những người có chức vụ trong giữ gìn trật tự pháp luạt năm 1979;

6) Tuyên ngôn “Về bảo vệ những người khỏi sự cưỡng bức đưa đi

mất tích” năm 1982;

7) Nghị quyết “Về các biện pháp bảo vệ các quyền của những người bị kết án tử hình” năm 1984;

8) Tuyên ngôn “Về những nguyên tắc cơ bản của bảo đảm công lý

cho các nạn nhân của tội phạm và sự lạm quyền” năm 1985;

9) Những nguyên tắc cơ bản “Về tính độc lập của các cơ quan tư pháp” năm 1985;

10)Những quy tắc chuẩn mực tối thiểu “Về hoạt động tư pháp đối với người chưa thành niên” (Quy tắc Bắc Kinh) năm 1985;

11)Những nguyên tắc “Về bảo vệ tất cả những người bị tạm giữ hay bị tước tự do dưới bất kỳ hình thức nào” năm 1988;

12)Những nguyên tắc “Về ngăn ngừa và điều tra hiệu quả các trường hợp thi hành án tử hình không qua xét xử, tùy tiện và trái pháp luật” năm 1989;

13)Các hướng dẫn “Về vai trò của công tố viên” năm 1990;

14)Các hướng dẫn “Về ngăn ngừa tình hình phạm pháp của người

chưa thành niên” (Các hướng dẫn Riat) năm 1990;

15)Những nguyên tắc cơ bản “Về vai trò của luật sư” năm 1990; 16)Những nguyên tắc cơ bản “Về sử dụng vũ lực và súng của cán bộ thi hành pháp luật” năm 1990;

17)Những nguyên tắc cơ bản “Về việc đối xử với các phạm nhân”

năm 1990;

18)Những quy tắc chuẩn mực tối thiểu “Về các biện pháp không giam giữ” (Quy tắc Tôkyô) năm 1990;

19)Các hướng dẫn “Về làm việc với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự” năm 1997;

20)Quy chế Rôm “Về Tòa án hình sự quốc tế” năm 1998;

21)Những quy tắc “Về điều tra và lưu trữ hiệu quả các tài liệu liên quan đến sự tra tấn hoặc các biện pháp đối xử, trừng phạt dã ma, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm khác” năm 2000;;

22)Những nguyên tắc và sự hướng dân cơ bản “Về quyền được khôi phục và bồi thường đối với các nạn nhân của những vi phạm luật nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế” năm 2006;

Hai là, hiện nay khi bàn đến hệ thống các quyền của con người được bảo về trong lĩnh vực TPHS có thể có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng về nguyên tắc, tất cả các quốc gia - thành viên LHQ (từ cá nhân mỗi luật gia tiến bộ - chiến sỹ đấu tranh vì nhân quyền cho đến tập thể Ban lãnh đạo của quốc gia thành viên đó) đều phải có sự nhận thức khoa học, thống nhất và biện chứng rằng, các quyền con người được ghi nhận trong hơn 20 VBQT thuộc lĩnh vực TPHS nêu trên của LHQ không phải là quà tặng của một chế độ nhà nước, một chế độ xã hội, một quốc gia riêng biệt, một đảng chính trị, một hệ tư tưởng – pháp lý, một tập đoàn cầm quyền hay một lãnh tụ nào, mà là tinh hoa – di sản tinh thần và là những giá trị xã hội cao quý nhất vốn có chung của nền văn minh nhân loại mà loài người tiến bộ trên thế giới đã trải qua bao đau thương hy sinh và mất mát trong cuộc đấu tranh dai dẳng, bền bỉ hàng thế kỷ với các

chính thể chuyên chế, độc tài và dã man (như: chiếm hữu nô lệ, phong kiến và cực quyền đủ các thể loại) mới có được.

Ba là, do đó, các quyền của con người cần được bảo vệ trong hệ thống TPHS của các quốc gia - thành viên LHQ chính là các quyền tự nhiên của con người mà khi một công dân nào đó phải đối mặt với thủ tục TTHS của bộ máy quyền lực BMQL nhà nước, thì các cơ quan bảo vệ pháp luật (BVPL) và Tòa án của mỗi quốc gia - thành viên LHQ phải có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ theo đúng các chuẩn mực tối thiểu đã được thừa nhận chung của cộng đồng quốc tế. Như vậy, phân tích các VBQT đã được liệt kê trên đây cho thấy, các quyền của con người trong lĩnh vực TPHS cần được các quốc gia - thành viên LHQ tôn trọng và bảo vệ là rất nhiều mà dưới dây chỉ là các quyền cơ bản và quan trọng nhất:

1) Quyền sống, tự do và an toàn cá nhân phải được pháp luật bảo vệ. 2) Quyền được bảo vệ tránh khỏi bị tra tấn hay bị đối xử trừng phạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 25)