Hoàn thiện bổ sung các quy định về những nguyên tắc cơ bản

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 102 - 107)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1.Hoàn thiện bổ sung các quy định về những nguyên tắc cơ bản

nhằm tăng cường việc bảo vệ các quyền con người

3.2.1.1. Hoàn thiện đầy đủ nguyên tắc tranh tụng trong TTHS

Vai trò, ý nghĩa cũng như yêu cầu của nền tố tụng tranh tụng đã được xác định trong Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02/1/2006 của Bộ Chính trị “Về

một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Mới đây nhất Hiến pháp năm 2013 tại khoản 5 điều 103 cũng đã quy định “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo”. Tranh tụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xác định sự thật khách quan của vụ án. Tranh tụng chính là việc các bên tham gia tố tụng thực hiện việc chứng minh, đặc biệt là chứng minh tại phiên tòa thông qua việc đưa ra các chứng cứ, lý lẽ, lập luận, quan điểm tranh luận để bảo vệ tính có căn cứ và hợp pháp yêu cầu của mình cũng như bác bỏ những yêu cầu của phía bên kia. Chính vì vậy, BLTTHS sự cần phải quy định mở rộng tranh tụng trong TTHS nhằm phát hiện sự thật khách quan của vụ án. Quy định tranh tụng phải được thực hiện trong phạm vi toàn bộ quá trình tố tụng và đặc biệt tập trung tại phiên tòa. Để cho tranh tụng thực sự tranh tụng là nguyên tắc bắt buộc trong TTHS là đảm bảo cho việc giải quyết vụ án khách quan, toàn diện và đầy đủ, BLTTHS cần quy định đầy đủ, rõ ràng cơ chế cho các bên thực hiện quyền tranh tụng của mình trong tất cả các giai đoạn TTHS từ khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử vụ án hình sự nhằm bảo vệ tốt nhất các quyền con người của những người tham gia TTHS.

Như vậy, theo chúng tôi, cần thiết phải bổ sung vào nhóm nguyên tắc cơ bản của luật TTHS nguyên tắc tranh tụng trong TTHS với các nội dung cơ bản như: Xác định tranh tụng là nguyên tắc cơ bản trong TTHS; bảo đảm quyền bình đẳng tranh tụng cho các bên tham gia tố tụng; quy định tranh tụng được thực hiện ở tất cả các giai đoạn trong TTHS theo đúng quy định tại khoản 5 điều 103 Hiến pháp 2013 “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”.

Theo chúng tôi, để đảm bảo tranh tụng thực sự trở thành nguyên tắc đảm vệ các quyền con người trong TTHS, quy định về tranh tụng trong pháp luật TTHS cần có những nội dung sau:

- Hoạt động xét xử được tiến hành trên cơ sở tranh tụng giữa Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự.

- Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu để thực hiện tranh tụng trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án.

- Tòa án có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự thực hiện việc tranh luận dân chủ tại phiên tòa.

- Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

3.2.1.2. Hoàn thiện nguyên tắc “Suy đoán vô tội” trong TTHS..

Đảm bảo thể hiện đúng tinh thần tiến bộ của nọi dung nguyên tắc “Suy đoán vô tội” phù hợp với quy định tương tự về nguyên tắc này trong TTHS tiến bộ trên thế giới, và đặc biệt để phù hợp với quy định mới đây nhất tại khoản 1 điều 31 Hiến pháp năm 2013 “Người bị buộc tội được cho là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”, BLTTHS cần hoàn thiện nguyên tắc này với các quy định cụ thể như sau:

- Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật chứng minh họ có tội theo đúng quy định của BLTTHS.

- Mọi nghi ngờ về tội, lỗi của người bị buộc tội nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì phải được giải thích theo hướng có lợi cho họ.

Quy định rõ ràng, chính xác về nguyên tắc “Suy đoán vô tội” có ý nghĩa khoa học cũng như ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong TTHS về việc bảo vệ quyền con người, đảm bảo sự tiến bộ, nhân đạo của pháp luật đồng thời thể hiện rõ sức mạnh, uy tín cũng như năng lực chứng minh tội phạm của các cơ quan THTT của cơ quan THTT trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền con người trong Nhà nước pháp quyền đích thực.

3.2.1.3 Bổ sung nguyên tắc minh oan trong TTHS

Thể hiện tính nhân đạo, trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan THTT, người THTT, người tham gia tố tụng cũng như của toàn xã hội đối với người bị kết án oan, BLTTHS cần quy định về đầy đủ về nguyên tắc minh oan trong TTHS với các nội dung cơ bản sau:

- Minh oan là việc Tòa án có thẩm quyền nhân danh Nhà nước tuyên bố một người đã bị kết tội bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án là không phạm tội.

- Cơ quan THTT, người THTT, người tham gia tố tụng cũng như mọi tổ chức, cá nhân liên quan có quyền và nghĩa vụ thực hiện các hoạt động minh oan, chứng minh người đã bị kết tội bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án là không phạm tội.

- Hoạt động minh oan được tiến hành trong mọi trường hợp khi có căn cứ chứng tỏ người đã bị Tòa án tuyên là có tội bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật không phạm tội, kể cả trường hợp người bị kết án đó đã chết.

- Người được minh oan được khôi phục danh dự, quyền lợi cũng như được bồi thường thiệt hại theo quy định do bị kết án oan.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có lỗi dẫn tới việc kết án oan đối với người không phạm tội phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về hành vi của mình.

3.2.1.4. Hoàn thiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

- BLTTHS cần quy định rõ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự mình, nhờ người khác bào chữa thay vì quy định hiện hành “người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự mình hoặc nhờ người khác bào chữa” quy định tại điều 11 BLTTHS, các điểm d khoản 2 điều 48; e khoản 2 điều 49 và điểm e khoản 2 điều 50 BLTTHS 2003 quy định như vậy không chính xác, không thể hiện được hết ý nghĩa, tinh thần nội dung bảo vệ quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS, thậm chí mâu thuẫn với khoản 2 điều 217 BLTTHS quy định “bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa”… Do vậy, để đảm bảo tính chính xác trong quy định về quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cần bỏ chữ “hoặc” tại điều 11 cũng như tại các điểm các điểm d khoản 2 điều 48; điểm e khoản 2 điều 49 và điểm e khoản 2 điều 50 BLTTHS, đảm bảo quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vừa có quyền tự bào chữa, vừa có quyền nhờ người khác bào chữa. Sửa đổi như vậy đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 4 điều 31 Hiến pháp 2013 “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”.

BLTTHS cũng cần quy định quyền bào chữa được bắt đầu ngay từ khi cơ quan THTT có hoạt động buộc tội nhằm đảm bảo tính khoa học cũng như đảm bảo để hoạt động bào chữa phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ các quyền con người trong TTHS.

3.2.2. Hoàn thiện các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan THTT, người THTT và người tham gia tố tụng nhằm tăng

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 102 - 107)