Hoàn thiện các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 107 - 110)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2.Hoàn thiện các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của

cường bảo vệ các quyền con người

3.2.2.1. Hoàn thiện quy định về trách nhiệm, quyền hạn của người THTT

- Cần quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động tố tụng, phân biệt nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của họ với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán trong tiến hành tố tụng, cần lưu ý quy định cụ thể quyền hạn tư pháp trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan điều tra trực tiếp làm điều tra viên, Viện trưởng Viện kiểm sát trực tiếp làm Kiểm sát viên và Chánh án tòa án trực tiếp làm Thẩm phán trong vụ án hình sự. Tăng quyền hạn, trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán trong hoạt động tố tụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng và bảo đảm tính kịp thời của hoạt động tố tụng, bảo đảm quyền con người trong TTHS theo đúng tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020:

Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình [26, tr.18];

- Cần bổ sung quy định cụ thể về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh như Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Thẩm tra viên Tòa án khi tiến hành TTHS, đảm bảo cho hoạt động tố tụng của họ được điều chỉnh bởi các quy định của BLTTHS.

3.2.2.2. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ tố tụng những người tham gia tố tụng, đặc biệt quyền và nghĩa vụ của người bị buộc tội trong TTHS. Cụ thể:

- Bổ sung quyền giữ im lặng: Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử ở nước ta đã có nhiều trường hợp bị can, bị cáo giữ thái độ im lặng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Tuy nhiên sự im lặng đó không được các cơ quan THTT coi là việc thực hiện quyền của họ mà ngược lại sự im lặng đó bị đánh giá như là sự thừa nhận tội trạng, thậm chí bị coi là không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối cải…. Theo chúng tôi, cần quy định quyền im lặng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng hình sự, không thể coi khai báo là nghĩa vụ của họ bởi luật TTHS đã thừa nhận nguyên tắc về trách nhiệm xác định sự thật khách quan vụ án cũng như quyền chứng minh chứ không phải có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội đối với bị can, bị cáo. BLTTHS cần bổ sung quyền được im lặng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng như của người bị hại trong tố tụng hình sự và Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án không được suy đoán sự im lặng đó của họ như là một sự thừa nhận tội lỗi, sự ngoan cố, sự không hợp tác, thiếu thành khẩn… của họ. Bởi đơn giản, đây là họ đang thực hiện quyền tố tụng của mình - quyền được giữ im lặng [32, tr.250-251];

- BLTTHS cần cần bỏ quy định về nghĩa vụ khai báo của người bị hại trong TTHS quy định tại khoản 4 điều 51 “Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự”. Rõ ràng quy định này là không phù hợp, không đảm bảo bảo vệ quyền con người trong TTHS và thực tiễn TTHS cũng chưa bao giờ thấy xử lý đối với các người bị hại về tội “từ chối khai báo” theo điều 308 Bộ luật hình sự. nhằm đảm bảo sự thống nhất với nguyên tắc

nghĩa vụ chứng minh tội phạm, xác minh sự thật khách quan của vụ án là của cơ quan THTT.

3.2.2.3. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bào chữa

Thực tiễn TTHS đã chứng minh rằng quy định quyền và nghĩa vụ của người bào chữa ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện chức năng bào chữa của người bào chữa. Việc người bào chữa được bào chữa từ thời điểm nào, về những nội dung gì cũng như quy định đảm bảo người tham gia tố tụng được bào chữa … ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ thực hiện bảo vệ các quyền con người của người tham gia TTHS. Vậy để phát huy tốt nhất giá trị bảo vệ quyền con người trong TTHS, cần thiết phải quy định trong BLTTHS về địa vị pháp lý của người bào chữa theo hướng:

- Cần quy định cho người bào chữa được tham gia bào chữa bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người tham gia tố tụng ngay từ khi cơ quan THTT thực hiện hoạt động tố tụng có khả năng gây ảnh hưởng, hạn chế hoặc xâm hại quyền con người của người tham gia tố tụng nếu họ có yêu cầu thay vì quy định: “Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa”. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Sửa đổi như vậy góp phần đảm bảo tính khách quan, minh bạch của hoạt động TTHS, phù hợp với quy định TTHS của các nước tiến bộ trên thế giới. Đảm bảo nguyên tắc đã có sự buộc tội là xuất hiện sự bào chữa trong TTHS.

- Cần quy định rõ cơ chế bảo đảm để người bào chữa thực hiện có hiệu quả hoạt động TTHS, đảm bảo họ có khả năng thu thập chứng cứ cũng như được biết về quá trình thu thập chứng cứ của cơ quan THTT để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động bào chữa cho người tham gia tố tụng thông

qua việc tranh tụng dân chủ, công bằng trong TTHS đặc biệt tranh tụng tại phiên tòa.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 107 - 110)