Phát huy tinh thần trách nhiệm, nêu gương của cán bộ, đảng viên trong công tác tuyên truyền, giáo dục thanh niên

Một phần của tài liệu Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác thanh niên ở đảng bộ thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 111 - 114)

4. Các mô hình thu nhập từ 50 –

3.2.5. Phát huy tinh thần trách nhiệm, nêu gương của cán bộ, đảng viên trong công tác tuyên truyền, giáo dục thanh niên

trong công tác tuyên truyền, giáo dục thanh niên

Sự lãnh đạo của Đảng không chỉ thông qua tổ chức Đảng mà còn thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên. Do đó, phải phát huy tốt vai trò tiên phong chính trị của đội ngũ này. Trước hết cần hiểu rằng, thanh niên là lớp người rất nhạy cảm với thời cuộc nên những tấm gương, những hành động biểu hiện sáng ngời về đạo đức cách mạng của thế hệ đi trước rất dễ ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm nhận thức và hành động của thanh niên. Đương thời, Bác Hồ đã từng khẳng định, "một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền" [43; 263] ; "lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới" [43; 558]. Cụ thể hóa quan điểm này của Bác Hồ, trong các văn kiện, nghị quyết của mình, Đảng thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải nêu gương tốt trước quần chúng nhân dân. Gần đây, ngày 7-6-2012, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy định “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”. Trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Đảng ta tiếp tục yêu cầu chú trọng làm tốt hơn việc nêu gương những người tốt, việc tốt; lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên còn rất hạn chế.

Do vậy, một trong những giải pháp để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong giai đoạn hình hiện nay là cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trước quần chúng, nhân dân, trước thanh niên theo đúng phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Quần chúng nói chung và thanh niên nói riêng hiện nay có trình độ và biết nhiều thông tin về cán bộ, đảng viên sống xung quanh, kể cả cán bộ lãnh đạo cấp cao. Do vậy, quần chúng, người dân, thanh niên hiện nay xem cán bộ làm như thế nào hơn là nghe cán bộ nói.

Đối với từng khía cạnh, nội dung của sự gương mẫu, thanh niên thường không quan tâm lắm đến vấn đề tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên bởi vấn đề này khó thể hiện ra ngoài, mà họ thường quan tâm đến những vấn đề cụ thể liên quan đến lối sống, tác phong, mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên cũng như người thân của họ với nhân dân. Đó là: có đi đầu trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; sẵn sàng nhận và chịu trách nhiệm khi tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và quyết tâm sửa chữa, khắc phục? Có khiêm tốn, giản dị, tác phong sâu sát thực tế, gần gũi để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng, nhân dân hay không? Có để người thân lợi dụng quyền hạn và ảnh hưởng của mình để trục lợi hay không, con em, con cháu, người thân ăn ở, sinh hoạt, đối xử với nhau thế nào, với hàng xóm, láng giềng ra sao? Người đứng đầu phải là tấm gương tự phê bình và phê bình để cấp dưới làm theo hay không? Trong tự phê bình và phê bình phải thực sự cầu thị, tự giác, trung thực, chân thành, công tâm, không hữu khuynh, né tránh, chạy theo chủ nghĩa thành tích, khi có khuyết điểm thì nhận khuyết điểm và có kế hoạch sửa chữa và có sửa chưa hay không? Có thẳng thắn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện lợi dụng phê bình với động cơ xấu hay không? Về quan hệ với quần chúng, nhân dânthì việc nêu cao ý thức phục vụ nhân dân, tập trung sức giải quyết những lợi ích chính đáng của nhân dân; lắng nghe tâm tư,

nguyện vọng của quần chúng, chủ động đối thoại với nhân dân và cán bộ dưới quyền như thế nào? Có gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú và kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện vô cảm, quan liêu, cửa quyền, hách dịch và các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân như thế nào. Trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thanh niên muốn biết cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu học tập và làm theo như thế nào?.

Theo đó, gương mẫu của cán bộ, đảng viên nên tập trung vào một số nội dung sau:

Nói đi đôi với làm. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng khi thực hành phương pháp “nêu gương”; đồng thời, là biểu hiện cụ thể, sinh động về bản chất, truyền thống cách mạng của Đảng ta, giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn đứng vững và vượt qua trước mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong thực tế không ít hiện tượng cán bộ, đảng viên nghĩ một cách, nói một cách và làm lại là cách khác. Bởi vậy, “nói đi đôi với làm” theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, theo đúng tiêu chí, chuẩn mực đạo đức cách mạng càng trở nên cần thiết đối với việc giáo dục, rèn luyện đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, phải kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, xa rời thực tế, xa cơ sở, xa rời quần chúng; kiên quyết phê phán những cán bộ, đảng viên không dám nói, không dám hành động, hoặc “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”, “nói một đường làm một nẻo”, thậm chí chỉ thụ động, ngồi chờ, ỷ lại, sợ trách nhiệm.

Thật thà tự phê bình và phê bình. Tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén, là động lực bên trong giúp mỗi cán bộ, đảng viên phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, không ngừng vươn lên hoàn thiện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Yêu cầu cầu bức thiết đối với Đảng ta hiện nay sau một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI là làm tốt hơn nữa công tác tự phê bình và phê bình. Bởi vì, đợt tự phê bình và phê bình vừa qua, nhiều nơi làm

chưa đạt yêu cầu đề ra. Trong Đảng có trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên có gương mẫu thì mới có thể lãnh đạo được quần chúng, nhân dân và quần chúng, nhân dân mới nghe theo, làm theo.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thực hiện "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xử lý nghiêm minh cán bộ đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật, tạo môi trường chính trị và đạo đức lành mạnh củng cố niềm tin cho thanh niên. Phải phấn đấu để mỗi cán bộ, đảng viên là một tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, nói đi đôi với làm để thanh niên học tập và noi theo. Đối với mỗi cán bộ, đảng viên cần coi công tác thanh niên là trách nhiệm của mình, những đảng viên còn trong tuổi Đoàn phải tham gia sinh hoạt Đoàn, là hạt nhân nòng cốt trong công tác Đoàn và phong trào tuổi trẻ ở cơ sở. Tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; sống mẫu mực, là tấm gương cho thanh niên noi theo; tham gia giáo dục, bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp; lãnh đạo và phát huy vai trò của các lực lượng xã hội, đặc biệt là vai trò của Đoàn Thanh niên và các tổ chức thanh niên do Đoàn làm nòng cốt; dù ở công tác nào cũng phải làm tốt công tác vận động thanh niên. Điều đó chỉ có thể thực hiện tốt khi các cấp uỷ phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí, ở từng cương vị công tác, coi đó là một tiêu chí để bình xét phân loại đảng viên; chi bộ, đảng hàng năm. Cần sớm khắc phục tình trạng hiện nay ở nhiều chi bộ chỉ có một số đảng viên được phân công giữ các chức vụ Đảng, chính quyền, đoàn thể còn có số đông đảng viên không được phân công nhiệm vụ cụ thể, nhất là nhiệm vụ công tác quần chúng.

Một phần của tài liệu Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác thanh niên ở đảng bộ thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w