II- Nội dung các phương pháp tính toán trợ giá
3- Tính trợ giá theo lượt hành khách và theo tổng km xe chạy
Theo cách tính này tiền trợ giá được chia làm 2 phần:
+ Trợ giá theo km xe chạy (tính theo mức khấu hao cơ bản trên 1 km xe chạy) để đưa vào quỹ tái đầu tư phương tiện.
+ Trợ giá tính theo lượt hành khách (tương tự như phương án tính theo lượt hành khách nhưng trong chi phí không có khấu hao cơ bản) phần này đơn vị vận tải được sử dụng để bù đắp chi phí và lợi ích tài chính.
- Ưu điểm : Việc tính trợ giá và quy định sử dụng tiền trợ giá theo phương pháp này có ưu điểm là Nhà nước sẽ quản lý đuực chỉ tiêu về lượt hành khách vận chuyển và tổng km xe chạy. Khuyến khích các đơn vị vận tải tăng năng suất phương tiện để vận chuyển được nhiều hành khách và chạy đủ số km theo định mức. Số tiền trợ giá đảm bảo duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại và trong cả tương lai lâu dài vì luôn có phần tiền trợ giá để dành cho việc mua sắm phương tiện mới.
- Nhược điểm: Việc theo dõi thống kê số km xe chạy đòi hỏi phải chính xác, tốn công sức, tránh trường hợp kéo dài km xe chạy mà không có hiệu quả, gây láng phí cho Nhà nước.
4. Tính trợ giá theo phương pháp tổng hợp theo số lượt hành khách và số chuyến xe chạy.
Căn cứ vào giá vé và giá đảm bảo kinh doanh ta xác định được mức trợ giá cho một hành khách và dựa vào tổng lượt hành khách định mức ta xác định được tổng mức trợ giá theo lượt hành khách. Từ tổng lượt hành khách định mức và tổng số chuyến xe theo biểu đồ quy định ta xác định được số lượt hành kách định mức bình quân cho 1 chuyến xe. Trên cơ sở lượt hành khách định mức bình quân cho 1 chuyến xe và mức trợ giá 1 lượt hành khách để xác định .
Mức trợ giá cho 1 chuyến xe và với tổng số chuyến xe đã quy định theo biểu đồ ta tính được tổng mức trợ giá theo chuyến xe.
Với cách tính này tổng mức trợ giá theo lượt hành khách bằng tổng mức trợ giá theo chuyến xe. Sự kết hợp được thể hiện ngay trong quá trình tính toán. Như vậy, đơn vị vận tải phải đảm bảo thực hiện đồng thời cả 2 chỉ tiêu về lượt hành khách và số chuyến xe thì mới được duyệt trợ giá theo định mức tính toán.
- Ưu điểm: Khắc phục được nhược điểm của cả hai phương pháp tính trợ giá theo các chỉ tiêu riêng biệt, giúp cho công tác trợ giá được chặt chẽ, đảm bảo được chất lượng phục vụ hành khách theo chỉ tiêu đặt ra.
- Nhược điểm: Việc khảo sát để đưa ra được một lượng hành khách định mức cho mỗi lượt xe là hết sức tốn kém và mất nhiều thời gian. Nếu đưa ra một lượng hành khách định mức cao sẽ gây cho đơn vị vận tải nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện còn nếu căn cứ vào lượng hành khách định mức do doanh nghiệp đưa ra thì con số này thường rất thấp để nhận nhiều tiền trợ giá.
5 Tính toán mức trợ giá dựa trên phân tích biểu đồ quan hệ thu chi
Để nghiên cứu xác định mức trợ giá, ta phân tích biểu đồ quan hệ thu chi của hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải
Hình 3.1. Biểu đồ quan hệ thu chi Chú thích:
- G0: Giá đảm bảo kinh doanh (G0 = tg0) - G1: Giá quy định của Nhà nước (G1 = tg1)
G: mức chênh lệhc giá (G = G0 - G1)
- D0T0, D0T1: Doanh thu ứng với sản lượng Q0, Q1 theo giá G0
- - D1T0, D1T1: Doanh thu ứng với sản lượng Q0, Q1 theo giá G1
L0 0 : là đoạn 1- 2 L0 1 : là đoạn 2-3 L1 1 : là đoạn 6-7 L1 0 : là đoạn 4-6 L0 là đoạn 1- 3 Ccđ Sản lượng Q1 Q0 DT0 1 C0 DT1 1 C1 DT0 0 DT 1 DT 0 L1 0 4 DT1 0 L1 1 1 5 6 7 doanh thu chi phí 3 C Ccđ Sản lượng Q1 Q0 DT0 1 C0 DT1 1 C1 DT0 0 DT 1 DT 0 L1 0 4 DT1 0 L0 1 L1 1 1 5 6 7 doanh thu chi phí C L0 0 2
L1 là đoạn 5-7 Đoạn 1- 2 = đoạn 5-6
Qua biểu đồ quan hệ thu chi ta thấy: Tổng trợ giá L0 gồm 2 phần - Phần 1( L0
1
) là phần trợ giá bù đắp cho đủ chi phí - Phần 1 ( L0
0
) là phần trợ giá để bù khoản lợi nhuận cho công ty
Như vậy công ty được đảm bảo như 1 đơn vị sản xuất kinh doanh bình thường. Mặt khác trên thực tế khi giảm giá vé thì số lượng hành kháhc đi lại bằng xe bus sẽ tăng (đúng quy luật co giãn của cầu theo giá trong vận tải) một lượng là:
G0 - G1
Q = --- x ED x Q0
G0
Trong đó: ED là mức độ co giãn của cầu theo giá trong vận tải xe bus (phần trăm tăng nhu cầu vận tải khi giảm 1% giá vé)
Như vậy khi áp dụng mức giá G0 < G1 ta sẽ có sản lượng Q1 = Q0 + Q
Khi đó lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp thu được (L1 1 ) ứng với sản lượng Q1 và giá vé G1 sẽ là: L1 1 = Q1(S1 - G1) = (Q0 + Q) (S1 - G1) G0 - G1 = Q0 (1 + --- x ED) (S1 - G1) G0
Trong đó : S1 là giá thành vận chuyển của doanh nghiệp ứng với sản lượng Q1
(S1 < S0)
Vậy mức trợ giá thực tế sẽ là L1
* Trường hợp 1: Nếu khoản trợ giá bù phần lãi lấy bằng khoản lãi theo giá đảm bảo kinh doanh G0 và sản lượng Q0 thì
L1 = L0 0
+ L1 1
= Q0(G0 - S0) + Q1(S1 - G1)
Ta thấy L1 cũng gồm 2 phần như L0 nhưng L1 < L0
* Trường hợp 2: Nếu phần trợ giá bù lãi đúng bằng lãi tại sản lượng Q1 ứng với giá G0 (tức L1 0 ) thì mức trợ giá L1 sẽ là : L1 = L1 1 + L1 0
Trong trường hợp này L1 > L0 thực chất là phần trợ giá để bù chi phí thì giảm còn phần trợ giá để bù lãi của công ty tăng.
Qua phân tích 2 trường hợp trên ta thấy: Trong điều kiện hiện nay, ngân sách Nhà nước còn có những khó khăn nhất định do đó ta chỉ nên trợ giá đủ để bù đắp chi phí và một phần lãi nhất định. Vì vậy ta chọn mức trợ giá theo công thức ở trường hợp 1 là hợp lý
Phương pháp tính toán mức trợ giá như trên sẽ đồng thời thoả mãn mục đích của việc trợ giá, ngoài ra vẫn đảm bảo đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ theo giá mà Nhà nước quy định, song tính chất sản xuất kinh doanh của nó vẫn không thay đổi. Tính toán mức trợ giá bằng phương pháp này có ưu điểm là mức trợ giá được xác định khá chính xác và tổng mức trợ giá được phân định thành 2 phần rõ ràng. Phần để bù đắp chi phí và phần để bù lợi nhuận. Tuy nhiên phương pháp này áp dụng khi độ co giãn của cầu là khác không. Còn nếu ED = 0 thì nó lại chính là phương pháp tính toán mức trợ giá theo lượt hành khách.
6. Đề xuất phương pháp tính trợ giá cho xe bus công cộng ở Hà Nội
Đề tài lựa chọn phương pháp tính trợ giá theo lượt hành khách làm phương án tính trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus ở Hà Nội trong thời gian tới
Với phương pháp tính toán trợ giá này, việc định mức hành khách bình quân cho từng lượt sẽ không còn xảy ra. Doanh nghiệp muốn có nhiều tiền trợ giá trực tiếp thì buộc phải bán được nhiều vé hay phải thu hút được nhiều khách đi xe bus, điều đó chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ xe bus công cộng.
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của VTHKCC bằng xe bus là tạo một thời gian sử dụng phương tiện VTHKCC trong quá trình đi lại của người dân. Muốn đạt được mục tiêu đó, vận tải xe bus công cộng phải có sự không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Khi có được một hệ thống xe bus công cộng với chất lượng phục vụ tốt sẽ hấp dẫn được đông đảo người dân sử dụng phương tiện công cộng tức doanh nghiệp bán được nhiều vé và thu về nhiều trợ giá. Khi hệ số ghế của xe bus tăng lên, doanh thu từ bán vé ngày càng tiến dần đến chi phí vận hành và như vậy mức trợ giá trực tiếp cho 1 lượt hành khách sẽ giảm
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ trình tự tính toán trợ giá theo lượt hành khách
* Công thức tính toán cụ thể của phương pháp tính toán trợ giá theo lượt hành khách
- Chênh lệch thu chi
TGiáchuyến ịj
TgiờHKij = ---
Mục đích và đối tượng trợ
Cơ cấu giá vé thích hợp Tổng lượt HK định mức kế Tổng doanh thu theo giá vé quy Tổng số tiền trợ giá theo Tổng doanh thu đảm bảo kinh Giá thành hợp lý Lãi định mức Giá đảm bảo kinh doanh
Qchuyến ịj
Trong đó : Qchuyến ịj: lượng hành khách vận chuyển của 1 chuyến xe loại i trên tuyến j
Qchuyến ịj = qi x đ ij x HKj
qi sức chứa thiết ké của loại xe i
đ ij : Hệ số lợi dụng ghế xe động của xe i trên tuyến j
HKj: Hệ số thay đổi hành khách trên tuyến j
+ TGiáchuyến ịj: mức chênh lệch thu chi cho 1 chuyến xe loại i trên tuyến j TGiáchuyến ịj= Cchuyến ịj- DT chuyến ịj
Cchuyến ịj: Chi phí cho 1 chuyến xe loại i trên tuyến j
Cbd/100kmi x LTJ
Cchuyến ịj= (CTL/VDi + Ccd/giờ vdi) x Tcj + --- 100 CTL/VDi : chi phí tiền lương cho 1 giờ xe vận doanh loại i Ccd/giờ vdi: chi phí cố định cho 1 giờ xe vận doanh loại i Cbd/100kmi :chi phí biến đổi cho 100 km xe chạy loại xe i Tcj : Thời gian của một chuyến xe trên tuyến j
LTJ: cự ly của tuyến j (km)
DTchuyến ij : Doanh thu của một chuyến xe loại i trên tuyến j DTchuyến ij = DTvé tháng + DT vé trên tuyến
DT vé trên tuyến = Lượng hành khách đi vé đồng hạng x giá vé đồng hạng = (q x T - QT/chuyến) ) x giá vé đồng hạng
DTvé tháng = QT/chuyến) x giá vé tháng
QT/chuyến) : Số lượng hành khách đi lại bằng vé tháng tính cho 1 chuyến QT/chuyến) = Qt/số lượt đi lại trong 1 tháng
T: Hệ số lợi dụng ghế xe tĩnh
QT: số lượng hành khách đi lại bằng vé tháng - Mức trợ giá
Tgiáchuyến)
Qchuyến ịj T*
giáchuyến) = Tgiáchuyến) + Lđm chuyến ij
Lđm chuyến ij : Lãi định mức cho một chuyến xe i trên tuyến j
III. Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá
Như đã trình bày ở chương II, công tác quản lý trợ giá trước tiên phải xét đến mức trợ giá. Mức trợ giá hiện nay cho xe bus công cộng được quy định là mức chênh lệch giữa doanh thu đảm bảo kinh doanh và doanh thu từ bán vé theo giá quy định. Do đề tài lựa chọn phương pháp trợ giá theo lượt hành khách vận chuyển làm phương pháp tính trợ giá nên phương pháp quản lý trợ giá mà đề tài nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào công tác kiểm tra giám sát về doanh thu bán vé, và hoàn thiện công tác nghiệm thu sản phẩm
1. Trong công tác kiểm tra giám sát
1.1. Nội dung kiểm tra
ở các nước có hệ thống VTHKCC phát triển, việc đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát rất được coi trọng. Tại các điểm đỗ nhà chờ đều được lắp đặt hệ thống máy camera để theo dõi các hoạt động của các tuyến xe bus về số lượng về dừng đỗ đúng điểm, về tuân thủ thời gian theo biểu đồ… Trên các xe có hệ thống thu vé tự động hoặc tại các điểm chung chuyển lớn có hệ thống máy điện tủ để đọc loại vé là caed bằng nhựa. Ngoài ra ở một số nước phát triển còn cho lắp đặt camera trên xe. Các phương pháp kiểm tra trên sẽ giúp cho việc kiểm tra giám sát về cả số lượng xe, lượng hành kháhc, chất lượng phục vụ đều trở nên rất dễ dàng.
ở nước ta hiện nay, do nền kinh tế còn đang trong thời kỳ phát triển nên quá trình đầu tư cho xe bus còn hạn chế. Đội kiểm tra giám sát thuộc trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội có biên chế còn quá its, các thiết bị phục vụ cho quá trình kiểm tra giám sát hầu như không có gì, chủ yếu theo dõi bằng thi công, phương tiện thông tin liên lạc còn kém. (do tự trang bị) phương tiện đi lại còn hạn hẹp, tất cả những điều đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra
giám sát. Trong khi đó việc quản lý doanh thu từ bán vé sao cho khớp với thực tế lại phục thuộc rất nhiều vào công tác kiểm tra giám sát. Chính vì vậy, công tác kiểm tra giám sát giữ một vị trí quan trọng trong việc quản lý hoạt động của xe bus nói chung và quản lý trợ giá nói riêng.
Nội dung của công tác kiểm tra phải bao gồm 2 phần là kiểm tra về chất lượng và số lượng sản phẩm của VTHKCC bằng xe bus
- Số lượng sản phẩm của xe bus công cộng là + Số lượng vé bán ra
- Chất lượng của dịch vụ xe bus công cộng bao gồm + Số chuyến lượt xe chạy theo biểu đồ quy định + Xe chạy đúng tuyến, đúng lộ trình
+ Xe dừng đỗ đón trả khách tại điểm đỗ quy định
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về giá vé và sử dụng vé (bán vé đúng giá, thu tiền phải giao vé cho hành khách, dùng vé đúng lệnh vận chuyển, không quay vòng vé…)
+ Xe phải đảm bảo vệ sinh, có đầy đủ trang thiết bị trong quá trình vận chuyển
+ Xe phải được sử dụng đúng mục đích là vận chuyển hành khách, không chở hàng hoá và các vật phẩm trái quy định
+ Thái độ phục vụ của lái phụ xe phải văn minh lịch sự
1.2. Hình thức kiểm tra
Đội kiểm tra giám sát hoạt động xe bus công cộng sẽ kiểm tra bằng ba hình thức là: giám sát thường xuyên, kiểm tra đột xuất và giám sát định kỳ
a. Giám sát thường xuyên
Việc giám sát thường xuyên hoạt động của xe bus công cộng chủ yếu nhằm mục đích kiểm tra số lượt chuyến lượt. Hiện nay trung tâm sử dụng biện pháp giám sát bằng thi công, tức là sử dụng các giám sát viên đặt tại các điểm đầu cuối hoặc các điểm có nhiều tuyến xe bus đi qua, quá trình giám sát như vậy sẽ tốn rất nhiều nhân lực trong khi biên chế của đội giám sát lại quá ít do đó việc giám sát sẽ đạt hiệu quả thấp. Trong thời gian tới việc giám sát thường xuyên nên sử dụng các máy camera. Các máy camera này có thể được đặt tại các điểm đầu cuối của tuyến
và các điểm có nhiều tuyến xe bus đi qua. Ngoài các máy camera phải lắp đặt mới, trung tâm có thể phối hợp với đội cảnh sát giao thông công an thành phố Hà Nội để có được các băng hình từ những máy camera đã được lắp đặt trên một số trục đường chính, ngoài ra trung tâm còn có thể sử dụng các máy camera an ninh tại các bến xe, nhà ga. Việc tổng hợp số liệu chuyến lượt thông qua các băng hình của những máy camera sẽ trở nên rất dễ dàng và nhanh chóng, ít tốn nhân lực (chỉ cần 1 người cũng có thể thực hiện được)
Người tổng hợp số liệu sẽ ghi lại các thông số cần theo dõi là: xuất phát đúng thời gian biểu, số chuyến lượt bỏ (nếu có) các xe chạy sai lộ trình (nếu có) các xe dừng đỗ không đúng điểm (nếu có). Cuối ngày số liệu được kết hợp lại và ghi vào bảng theo dõi. Kết quả này sẽ được đối chiếu với số ghi của các chốt, trạm