• Nhằm đánh giá năng lực nhận thức của HS, chúng tôi sử dụng hệ thống câu hỏi xây dựng được để đánh giá năng lực HS sau khi học xong 1 đơn vị kiến thức của bài học. Các câu hỏi được sử dụng để đánh giá năng lực nhận thức của học sinh trong mỗi đơn vị kiến thức được đưa ra theo từng mức độ tò thấp đến cao: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao, cụ thể như sau:
• Củng cố bộ phận (kết thúc 1 mục nào đó của bài)
• Ví du 1: Kết thúc mục I: Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng (Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ)
• Câu 1: Mô tả cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hút nước và ion khoáng?
• Câu 2: So sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn với cây thủy sinh? Giải thích và lấy ví dụ minh họa?
• Câu 3: Vì sao ở một số cây như: cây thông, cây sồi rễ không có lông hút mà chúng vẫn hấp thụ được muối khoáng?
• Ví du 2: Kết thúc mục I: Dòng mạch gỗ (Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây)
• Câu 1: Trong cây có những dòng vận chuyển vật chất nào? Đặc điểm của dòng mạch gỗ là gì?
• Câu 2: Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng tò rễ lên lá? Nếu một ống mạch gỗ bị tắc thì dòng mạch gỗ trong ống đó có tiếp tục được vận chuyển lên trên không? • Câu 3: Giải thích hiện tượng ứ giọt? Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xẩy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo?
• Câu 4: Thiết kế thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của áp suất rễ?
• Củng cố toàn phần (kết thúc bài học)
• Câu 1: Sự thoát hoi nước ở thực vật là gì? Trình bày vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cơ thể thực vật?
• Câu 2: Lá có cấu tạo thích nghi với quá trình thoát hơi nước như thế nào?
Câu 3: Trình bày cơ chế thoát hơi nước?
• Câu 4: Tại sao cây sống ở sa mạc có lớp cutin dày và không có khí khổng ở mặt trên của lá?
• Câu 5: Tại sao diện tích lỗ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát ra qua bề mặt lá nhiều lần? Trình bày một thí nghiệm để chứng minh?
• Câu 6: Kể tên các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước ? Liên hệ thực tế, trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật gì để tạo điều kiện cho quá trình thoát hơi nước được thuận lợi ?
• Ví du 2 : sau khi học xong bài 17: Hô hấp ở động vật
• Câu 1: Hô hấp ở động vật là gì? Kể tên các hình thức hô hấp của động vật • ở nước và ở cạn?
• Câu 2: Mô tả quá trình hô hấp bằng hệ thống ống khí.
• Câu 3: Hô hấp qua bề mặt cơ thể và hô hấp bằng hệ thống ống khí, hình thức nào hiệu quả trao đổi khí cao hơn? Vì sao?
• Câu 4: Tại sao khi lao động nặng, những người ít luyện tập thể dục thể thao thường thở gấp hơn và chóng mệt hơn những người thường xuyên luyện tập thể lực? Từ đó, đề ra biện pháp tập luyện để nâng cao sức khỏe cho con người?
• Bài kiểm tra (sau khi học xong 1 số bài học hoặc 1 chủ đề nào đó)
• Ví du; Khi kết thúc chủ đề 4: “Vận chuyển các chất trong cơ thể’
• Câu 1: Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng tò rễ lên lá và cấu tạo mạch rây phù họp với chức năng vận chuyển chất hữu cơ?. Nếu một ống mạch gỗ bị tắc thì dòng mạch gỗ trong ống đó có tiếp tục được vận chuyển lên trên không?
• Câu 2: Kể tên các đại diện có hệ tuần hoàn hở? các đại diện có hệ tuần hoàn kín? Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín hoạt động như thế nào? Câu 3: Thế nào là tính tự động của tim? Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co giãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxi và nhiệt độ thích hợp?
• Câu 4: Thiết kế thí nghiệm chứng minh tính tự động của tim?
• Chương III: Đánh giá chất lượng
3.1. Mục đích đánh giá
• Thăm dò đánh giá chất lượng hệ thống các câu hỏi đánh giá năng lực HS đã xây dựng để chỉnh sửa, hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
3.2. Nội dung đánh giá
• Các câu hỏi được đánh giá theo các tiêu chí:
• Xây dựng hệ thống câu hỏi - Tính chính xác
- Tính khoa học
- Bám sát mục tiêu, nội dung dạy học chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.
- Phù hợp với trình độ học sinh
• Sử dụng hệ thống câu hỏi - Phù hợp với tiến trình dạy học
- Khả năng áp dụng của hệ thống câu hỏi - Phù họp và đánh giá trình độ HS khá giỏi
- Gây được hứng thú học tập cho học sinh 3.3. Phương pháp tiến hành đánh giá
• Vì chưa có điều kiện tổ chức thực nghiệm các câu hỏi đã thiết kế nên chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia. Thông qua phiếu nhận xét, đánh giá (phụ lục) và hệ thống các câu hỏi đã xây dựng, chúng tôi gửi tới các giáo viên môn Sinh học trường THPT để xin ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên về chất lượng các câu hỏi đó.
3.4. Kết quả đánh giá
• Các phiếu nhận xét, đánh giá thu được cho thấy: các câu hỏi đảm bảo tính rõ ràng, chính xác, vừa sức, phù họp với mục tiêu, nội dung chương trình, gây được hứng thú đối với HS. Tuy nhiên có một số câu hỏi chưa cụ thể, rõ ràng. Vì
• vậy các câu hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện để có thể đưa vào sử dụng.
• Phần III: KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHI
• •
1. Kết luân:
• Qua nghiên cứu, đối chiếu với mục tiêu đặt ra chúng tôi có một số kết luận sau:
1.1. Đánh giá năng lực HS có vai trò rất quan trọng trong dạy học góp phần cải thiện kết quả học tập của HS.
1.2. Tìm hiểu được thực trạng của việc đánh giá năng lực HS ở trường THPT hiện nay đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Tuy vẫn còn nặng về đánh giá nội dung, song đánh giá học sinh đang dần chuyển sang đánh giá năng lực.
• 1.3 Đề tài xác định được 6 chủ đề xuyên suốt quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật và thực vật. Trên cơ sở đó xây dựng được hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực nhận thức của HS trong dạy học chương I, Sinh học 11.
1.4. Tiến hành tham vấn chuyên gia về tính khả thi và hiệu quả của hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực HS. Qua nhận xét đánh giá của một số giáo viên bộ môn Sinh học THPT đã bước đầu khẳng định được chất lượng của hệ thống câu hỏi để đánh giá năng lực HS.
2. Kiến nghị:
• Cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống câu hỏi nhằm đánh giá năng lực HS một cách toàn diện.
• Chúng tôi hi vọng có được sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của GV phổ thông nhiều hơn nữa để đề tài được hoàn chỉnh.
• Do điều kiện về thời gian và một số lí do khách quan mà hệ thống câu hỏi xây dựng được chưa có cơ hội tiến hành thực nghiệm sư phạm. Đề nghị khi tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài thì cần tiến hành thực nghiệm sư phạm để tăng tính khả thi và hoàn thiện của đề tài.
• Mong rằng đề tài tiếp tục được nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện hơn ở những khóa sau.
1. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (chủ biên) - Nguyễn Như Khanh (2010), SGKSỈnh học 11 Ban cơ bản, NXBGD.
2. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (chủ biên) - Nguyễn Như Khanh 2010, SGV Sinh học 11 Ban cơ bản, NXBGD.