Đánh giá trong dạy học 1.Khái niệm đánh giá

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpxây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực học sinh trong dạy học chương 1, sinh học 11 (Trang 29 - 32)

1.2.3.1. Khái niệm đánh giá

• Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “đánh giá” và được xét trên những góc độ rộng, hẹp khác nhau: Đánh giá nói chung,đánh giá trong

• giáo

dục, đánh giá trong dạy học và đánh giá kết quả học tập.

Khải niệm đảnh giả được hiểu theo nghĩa chung nhất: có thể kể ra một sổ định nghĩa sau:

• Theo quan niệm của triết học, đánh giá là xác định giá trị của sự vật, hiện tượng trong xã hội, hoạt động hành vi của con người tương xứng với những mục tiêu, nguyên tắc, kết quả mong đợi hay chuẩn mực nhất định, từ đó bộc lộ một thái độ. Nó có nguyên tắc, kết quả mong đợi hay chuẩn mực nhất định, tò đó bộc lộ một thái độ. Nó có tính động cơ, phương tiện và mục đích hành động.

• Theo bảng thuật ngữ đối chiếu Anh - Việt: thuật ngữ “assessment” có nghĩa là kiểm tra đánh giá. Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, theo những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thich hợp đẻ cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

• Theo K. Ulbrich: “Đánh giá là hệ thống hoạt động nhằm thu thập số liệu, sản phẩm, báo cáo có giá trị thực sự về sự hiểu biết và nắm vững những mục tiêu đã đề ra”.

• Theo GS. Trần Bá Hoành (1995): “Đánh giá là quá trình hình thành những phán đoán về kết quả của công việc dựa vào việc phân tích những thông tin thu được đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tiến thục trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

• Theo p. E. Grinffin (1996): ’’Đánh giá là đưa ra phán quyết về giá trị của một sự kiện, nó bao hàm việc thu thập thông tin sử dụng trong việc định giá của một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiềm năng ứng dụng của một cách thức đưa ra, nhằm đạt được mục đích nhất định”.

• Theo c. E Beeby (1997): ” Đánh giá là sự thu thập và lí giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động”.

Trong giáo dục học, đánh giả được các nhà nghiên cứu định nghĩa như

sau:

• Đánh giá trong giáo dục xuất hiện khi có một người tương tác trực tiếp hay gián tiếp với người khác nhằm mục đích thu thập và lí giải thông tin về kiến thức, hiểu biết, kĩ năng và thái độ ở người đó.

• Theo Ralph Tyler (1950), nhà giáo dục và tâm lí Mĩ, “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo dục”

• Theo Marger (1993): đánh giá là việc miêu tả tình hình của học sinh và giáo viên để quyết định công việc cần phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ.

•Theo R. Tiler (1984): quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục.

•Xét từ bình diện chức năng, mục đích cũng như đối tượng, “đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống các thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo.”

•Như vậy, ’’Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc dựa vào việc phân tích những thông tin thu được đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tiến thục trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc”.

Trong dạy học, đảnh giả được xem xét như một quả trình liên tục và là một phần của quá trình giảng dạy. Chẳng hạn:

•Theo R. F Marger: ’’Đánh giá là việc miêu tả tình hình của học sinh và giáo viên về dự đoán công việc phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ”.

•Theo Nitko và Brookhart (2007) đánh giá trong giáo dục là một khái niệm rộng, nó được định nghĩa là một quá trình thu thập thông tin và sử dụng các thông tin này để ra quyết định về học sinh, về chương trình, về nhà trường và đưa ra các chính sách giáo dục. Các quyết sách liên quan đến học sinh bao gồm quản lí hoạt động giảng dạy trên lớp, xếp lớp (xếp chỗ cho học sinh vào các chương trình học khác nhau), hướng dẫn và tư vấn, tuyển chọn học sinh để cấp học bổng... xác nhận năng lực của học sinh.

Đảnh giá kết quả học tập của HS: là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của học sinh cùng với tác động và

nguyên nhân của tình hình đó, nhầm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn.

• Đánh giá gồm 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định. Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và kết thúc khi chúng ta đề ra một quyết định liên quan đến mục tiêu đó. Ngược lại, quyết định đánh dấu sự khởi đầu một quá trình khác cũng quan trọng như đánh giá đó là quá trình đề ra những biện pháp cụ thể tùy theo kết quả đánh giá.

• Đánh giá quá trình dạy học thực hiện đồng thời hai chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpxây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực học sinh trong dạy học chương 1, sinh học 11 (Trang 29 - 32)