Phân loại năng lực

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpxây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực học sinh trong dạy học chương 1, sinh học 11 (Trang 26 - 29)

• Theo các nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh, tại hội thảo chuyên đề về năng lực và đánh giá năng lực học sinh, tháng 7/2013, năng lực gồm:

• ♦♦♦Năng lực chung:

• Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. Vì thế có nước gọi là năng lực xuyên chương trình. Hội đồng châu Âu gọi là năng lực chỉnh. Cũng cần lưu ý khái niệm

năng lực chính được nhiều nước trong khối EU sử dụng với các thuật ngữ khác nhau như: Năng lực nền tảng, năng lực chủ yếu, năng lực cơ sở, kĩ năng chính, kĩ năng cốt lõi, khả năng, phẩm chất chính, kĩ năng chuyển giao được.. .Năng lực chung của học sinh có thể chia thành 2 nhóm:

- Nhóm các năng lực nhận thức: Đó là các năng lực thuần tâm thần gắn liền với các quá tình tư duy như năng lực ngôn ngữ; năng lực tính toán và suy luận logic/trừu tượng; năng lực cảm xúc; năng lực giao tiếp...

- Nhóm các năng lực phi nhận thức: Đó là các năng lực không thuần tâm thần, mà có sự pha trộn các néưphẩm chất nhân cách như năng lực vượt khó; năng lực thích ứng; năng lực thay đổi suy nghĩ/tạo niềm tin tích cực; năng lực ứng phó stress...

Năng lực chuyên biệt:

• Năng lực cụ thể, chuyên biệt là năng lực riêng được hình thành và phát triển do một lĩnh vực/môn học nào đó; Vì thế chương trình Québec gọi là năng lực môn học cụ thể để phân biệt với năng lực xuyên chương trình - năng lực chung.

• Khi nghiên cứu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, người ta tách các năng lực cần hình thành ở HS phổ thông thành: Nhóm các năng lực chung và nhóm các năng lực chuyên biệt môn học/lĩnh vực học tập.

Các năng lực chung

• Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: - Năng lực tự học

- Năng lực sáng tạo - Năng lực tự quản lí

• Nhóm năng lực về quản lí xã hội • Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác Nhóm năng lực công cụ

• -Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) - Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực tính toán

♦♦♦ Các năng lực chuyên biệt môn học/lĩnh vực học tập:

• Bao gồm (1) Tiếng Việt; (2) Tiếng nước ngoài; (3) Toán; (4)Khoa học • tự nhiên, công nghệ; (5) Khoa học xã hội và nhân văn; (6) Nghệ thuật... Năng lực học tập Sinh học thuộc năng lực cụ thể. Năng lực của HS trong học tập Sinh học hay nói cách khác là năng lực học tập Sinh học của HS có thể được chia thành: Năng lực nhận thức về Sinh học và năng lực thực nghiệm.

• Trong giới hạn đề tài, tôi tập trung xây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực nhận thức về Sinh học của học sinh. Cụ thể là năng lực nhận thức của HS về nội dung kiến thức của chương I, Sinh học 11.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpxây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực học sinh trong dạy học chương 1, sinh học 11 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w