NUÔI DƯỡNG CHăM SóC LợN CON

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NUÔI LỢN NÁI MẮN ĐẺ SAI CON potx (Trang 34 - 37)

+ Sau khi đẻ lợn con cần đ−ợc chống lạnh, s−ởi ấm nhất là vào vụ đông xuân. Tuần đầu nhiệt độ chuồng cần là 320C - 340C.

Tuần thứ hai, nhiệt độ chuồng cần 300C. Cho lợn con nằm trên sàn gỗ có trải rơm 5 - 7 ngày đầu. Chú ý bảo vệ đàn con, không để lợn mẹ đè chết.

Lợn con sau khi sinh cần đ−ợc lau chùi rớt rãi ở mồm và mũi. Cắt răng nanh. Dùng bấm móng tay bấm các đầu nhọn của răng. Răng bấm càng sớm càng tốt, vì lúc đó răng còn mềm, ít chảy máu. Cắt răng nanh nhằm tránh lợn con cắn vú mẹ và tranh nhau bú cắn nhau.

Tránh bấm vào lợi, bấm vào lợi chảy máu, dễ nhiễm trùng s−ng lợi.

+ Sát trùng rốn. Cuống rốn th−ờng tự đứt, đó là lợn khỏe. Cuống rốn lợn dài cần có sự can thiệp. Buộc cuống rốn cách da bụng 1 - 1,5cm bằng chỉ tơ, cắt phía ngoài chỗ chỉ buộc và sát trùng bằng cồn 700.

Cần loại bỏ những con quá yếu, quá nhỏ sau khi nái đẻ xong. Lợn con để nuôi 10-12 con, t−ơng đ−ơng với số vú của mẹ là vừa. Nếu số con v−ợt số vú, có thể san cho con khác nuôi với điều kiện chúng đã đ−ợc bú sữa đầu 2 ngày của mẹ nó.

- Lợn con sau khi đẻ 1 giờ - 1 giờ 30 phút cần đ−ợc bú mẹ, để vừa kích thích lợn mẹ đẻ tiếp, lợn con tăng nhiệt chống lạnh. Để lâu hàm lợn con bị cứng không bú đ−ợc lợn yếu dần. Lợn tự tìm vú bú, con khỏe th−ờng chiếm vú ngực, con yếu bú vú bụng.

Khác với các gia súc kbác, lợn nái không có dự trữ sữa trong bầu vú, chỉ tiết sữa khi có tác động thần kinh do lợn con kích thích vú khi bú. Do vậy, thời gian mút vú mẹ có thể từ 5 - 7 phút, nh−ng sữa mẹ tiết ra đ−ợc chỉ khoảng 25 - 30 giây.

Sữa tiết ra thể hiện rõ nhất là con mẹ kêu ịt ịt, lúc đó sữa bắt đầu tiết, lợn con mút chặt đầu vú, hai chân tr−ớc đạp thẳng vào bầu vú, nằm yên, mút theo đợt tiết sữa của lợn mẹ. Sự tiết ra do kích tố oxytoxin đ−ợc tiết vào máu, kích thích tiết sữa cho nên sữa ở ngực tiết ra nhiều hơn, từ đó có thể điều chỉnh lợn con nhỏ yếu bú vú ngực để chúng phát triển đồng đều.

Sau thời gian bú vài lần, lợn con có phản xạ bú đúng vú đ−ợc chọn lúc đầu, con khác không tranh đ−ợc. Thời gian tiết sữa ngắn nên cần tránh những tác động làm ngắt quãng sự tiết sữa của lợn mẹ và bú sữa của đàn con.

Trong những ngày đầu lợn bú từ 15-20 lần/ngày. Mỗi lần bú l−ợng sữa tiết ra khoảng 20- 40gam.

Sau 8 ngày tuổi, lợn con có thể tăng khối l−ợng gấp 1,2 - 1,5 lần; sau 3 tuần tuổi lợn tăng gấp 4 lần so với lúc sơ sinh. Đến 21 ngày tuổi lợn lai và ngoại thuần có thể đạt từ 3,5 - 5 kg/con.

ở lợn nội do trọng l−ợng sơ sinh thấp: 0,5 - 0,65 kg/con và sức tiết sữa thấp nên tới 25 ngày ch−a v−ợt quá 2,5 - 3 kg/con. Vì vậy lấy khối l−ợng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh giá khả năng cho sữa của con mẹ. Lợn lai và lợn ngoại nuôi ở n−ớc ta đạt 45-50 kg toàn ổ là tốt. Lợn nội 25 - 29 kg/ổ. Trong 3 ngày đầu sữa của con nái có đủ dinh d−ỡng cũng các chất kháng thể đảm bảo cho lợn con tránh nhiễm bệnh. Chất sắt có trong sữa giảm dần, vì vậy cần tiêm chất sắt để hỗ trợ cho lợn con. Th−ờng sau khi đẻ 4 ngày, tiêm 2cc dextran Fe loại có hàm l−ợng 100 mg/cc để phòng bệnh thiếu máu.

Sau 21 ngày nuôi con l−ợng sữa mẹ giảm dần lợn con lại có nhu cầu dinh d−ỡng cao để phát triển. Vì vậy phải cho lợn con ăn thêm những loạt thức ăn giàu dinh d−ỡng.

Tập cho lợn con ăn thêm là biện pháp giúp cho lợn mẹ bớt hao mòn cơ thể do con bú nhiều, bảo đảm các lứa đẻ sau đều đặn và không bị loại thải sớm.

Tập cho lợn con ăn sớm còn là cách giảm khoảng cách giữa khả năng cho sữa của mẹ với sự tăng tr−ởng của lợn con không bị ảnh h−ởng đến sự phát triển bình th−ờng của lợn con.

Trong điều kiện chăn nuôi n−ớc ta, nhất là đối với lợn lai, lợn ngoại, cần tận thu l−ợng sữa mẹ trong 21 ngày nuôi con, nên việc tập cho lợn con ăn không sớm tr−ớc 21 ngày tuổi. Thời gian tập có thể từ 25 ngày tuổi trở đi.

Tập cho lợn con ăn chia 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Lợn con làm quen với thức ăn.

Thức ăn để ở ô nuôi lợn con riêng để chúng ngửi, liếm tự do, không ép ăn, thời gian này lợn con vẫn sống bằng sữa mẹ là chính. Giai đoạn này kéo dài 3 ngày.

Giai đoạn 2: Tập cho lợn con ăn thêm tr−ớc khi bú mẹ. Thời gian tập khoảng 1 tiếng, ngày đầu 2-3 lần, sau đó tăng dần thời gian ở chỗ tập ăn 2-3 tiếng. Trong khi đó vẫn cho lợn mẹ ăn nh− th−ờng lệ, ăn xong mới thả lợn con về với mẹ.

Thời gian tập ăn có thể kéo dài 20-25 ngày, nếu cai sữa lợn con từ 50-55 ngày tuổi. Trong thời gian này lợn con vẫn đ−ợc về với mẹ vào ban đêm.

Có thể cai sữa sớm tr−ớc 45 ngày tuổi, đây là giai đoạn chuyển tiếp cần đặc biệt chú ý chăm sóc và thức ăn đủ chất.

Lợn con quen ăn thức ăn thêm ngoài, lợn mẹ giảm số lần cho con bú, sự hao mòn cơ thể lợn mẹ ít bị ảnh h−ởng.

Cho lợn con ăn thức ăn hỗn hợp trộn sẵn dễ tiêu. Nh−ng ngày đầu lợn con ch−a quen, ăn ch−a hết thì chuyển cho lợn mẹ ăn.

Thức ăn cho lợn con cần đủ chất dinh d−ỡng, gần đ−ợc nh− sữa mẹ, có độ ngọt thích hợp để kích thích lợn con ăn.

Một công thức thức ăn cho lợn con tập ăn th− sau:

Tỷ lệ % Tỷ lệ % Bột sắn Bột ngô Đ−ờng Vi khoáng và sinh tố 40 15 10 0,5 Bột cá nhạt Khô lạc Bột x−ơng Muối 20 10 2 0,5

Lợn con đạt 7-8 tuần tuổi, tách khỏi mẹ, không còn đ−ợc bú nữa.

Đối với con nái, chuyển sang chuồng khác để không nghe tiếng con hoặc thả chung vào với nái chờ phối.

Cho lợn mẹ ăn tấm ngâm vài ngày để giảm hẳn tiết sữa. Lợn nái đã cạn sữa cho ăn thức ăn đủ dinh d−ỡng, để lại sức và chuẩn bị phối giống, th−ờng động dục lại sau cai sữa 3-5 ngày, nên cho phối ngay nếu lợn không quá gầy. Cần ghi ngày phối để chuẩn bị ngày đẻ của lợn.

Đối với lợn con vẫn để nuôi ở ô chuồng cũ, ăn khẩu phần tập ăn trong thời gian 15-30 ngày. Sau đó chuyển sang khẩu phần lợn choai. Cần chú ý với lợn nuôi lấy tỷ lệ nạc cao thì tăng trọng giai đoạn đầu rất quan trọng. Lợn lai, lợn ngoại lúc 3 tháng tuổi đạt 15-20 kg là tốt nhất.

Lợn con sau cai sữa, có thể dồn 2 ổ cùng thời gian để vào một ô chuồng nh−ng phải đồng đều về khối l−ợng. Cách này đỡ tốn chuồng nh−ng lợn lạ th−ờng cắn nhau, con yếu bị con khỏe lấn át, ăn đói.

Tr−ờng hợp nuôi chung 2-3 đàn phải đảm bảo máng ăn và máng uống đủ. Mỗi con cần 20cm

máng ăn trở lên.

Lợn con cần đ−ợc vận động ngay từ lúc 7 ngày tuổi trong sân chơi có lát gạch xi măng. Sau cai sữa cần có chỗ vận động rộng hơn, tốt nhất là sân cỏ để đ−ợc ủi đất bổ sung cho cơ thể các chất khoáng, vi l−ợng mà lợn thiếu.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NUÔI LỢN NÁI MẮN ĐẺ SAI CON potx (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)