Những bối cảnh, định hướng phát triển của đàotạo nghề trong thời gian tới

Một phần của tài liệu chất lượng đào tạo và sự liên kết giữa trường và doanh nghiệp tại các trường dạy nghề thuộc dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (Trang 56 - 75)

gian tới.

Dự kiến thay đổi của thị trường lao động trong những năm tới.

Các doanh nghiệp thường xuyên có sự đổi mới phương thức hoạt động, cải tiến chất lượng, cạnh tranh lành mạnh để tồn tại và phát triển. Trong đó, nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ lao động kỹ thuật nói riêng cùng với khoa học công nghệ hiện đại là những yếu tố then chốt, quyết định và luôn được quan tâm hàng đầu. Những thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ dẫn đến sự biến động về lao động kỹ thuật cả về cơ cấu ngành nghề, số lượng, chất lượng ... Từ đó dẫn đến những biến động trong thị trường lao động kỹ thuật và thị trường đào tạo nghề cũng chịu ảnh hưởng.

Đào tạo nghề với vai trò là nơi cung cấp sản phẩm lao động kỹ thuật qua đào tạo cần quan tâm thích đáng đến những xu hướng biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hay nhũng thay đổi của thị trường lao động kỹ thuật.

Bảng 22: Dự báo nhu cầu lao động - việc làm của nền kinh tế quốc dân giaiđoạn 2010-2015 ____________________Đơn vị tính: 1000 người

(Nguồn: Tổng cục dạy nghề)

Như vậy, cùng với xu hướng tăng lao động kỹ thuật về mặt số lượng, cơ cấu lao động theo ngành nghề cũng thay đổi (tỷ trọng lao động trong khu vực

công nghiệp và dịch vụ tăng lên, tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp giảm xuống). Đồng thời, do sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, công nghệ sản xuất ngày càng tiến bộ, hiện đại đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao hơn. Vì vậy, đào tạo nghề cần có kế hoạch vừa tập trung vừa linh hoạt để đổi mới đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động kỹ thuật trong hiện tại và tương lai.

3.1.2 Quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển đào tạo nghề đến năm 2015.

a) Quan điểm.

Trong chiến lược phát triển đào tạo nghề đến năm 2015, Tổng cục dạy nghề đã đưa ra quan điểm phát triển như sau:

- Thực sự coi việc đào tạo nghề là quốc sách hàng đầu để phát triển nền kinh tế đất nước.

- Đào tạo nghề gắn với việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là dịch chuyển lao động trong khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.

- Đào tạo nghề cung cấp đội ngũ lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất nước.

- Đào tạo nghề, phổ cập nghề cho người lao động.

- Đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút các nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề. Tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển đào tạo nghề, đặc biệt là các ngành nghề mũi nhọn, trọng yếu của nền kinh tế.

T T Chỉ Năm 2008 2009 2010 2015 2020 Tổng sô 1.482 1.700 2.00 0 2.430 2.550 Tốc độ tăng (%) 105 115 118 105 102 1Cao đẳng và trung cấp nghề 213,85 255 310 657,2 878,4 Tốc độ tăng (%) 118,5 119,2 121, 6 112 102 1. 1 Cao đẳng nghề 55 85 130 223 300 1. 2 Trung cấp nghề 158,85 170 180 434 578,4 2 Dạy nghề dưới 1 năm 1.368,15 1.445 1.690 1.772,8 1.671,6 Tốc độ tăng (%) 103,6 113,9 117 97,8 99,7 2. 1 Sơ cấp nghề 634,075 722,5 845 886,4 835,8 2. 2 Dạy nghề dưới 3 tháng 634,075 722,5 845 886,4 835,8

- Phát triển đào tạo nghề theo hai hướng mũi nhọn và đại trà, vừa để đào tạo ra nguồn lao động kỹ thuật trình độ cao đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, vừa để đáp ứng yêu cầu phổ cập cho người lao động.

- Gắn đào tạo nghề với sản xuất, với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ ở từng vùng, miền.

- Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, vì sản xuất và do sản xuất.

- Đào tạo nghề phát triển thành hệ thống nhiều cấp độ, đảm bảo tính lưu thông phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và học tập suốt đời của người lao động.

b) Mục tiêu phát triển đào tạo nghề đến năm 2015.

Từ nay đến năm 2015, tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo nghề của nước ta với nhũng đặc điểm cơ bản như:

- Hình thành mạng lưới đào tạo nghề rộng khắp trên toàn quốc. Tăng qui mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu đào tạo mũi nhọn và đào tạo đại trà.

- Đa dạng hoá, linh hoạt, lưu thông hoá các cấp trình độ đào tạo để đáp ứng biến đổi của sản xuất và nhu cầu học tập suốt đời của người lao động.

- Tổ chức tinh giảm bộ máy quản lý đồng thời tăng tính năng động, đủ mạnh để quản lý đào tạo nghề trong điều kiện luôn biến động của thị trường.

- Gắn đào tạo với sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề.

- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng trình độ chuyên môn tay nghề với chất lượng cao, qui mô và cơ cấu ngành nghề hợp lý nhằm phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất nước.

- Hội nhập khu vực và quốc tế.

Trên cơ sở nhũng mục tiêu chung đó, cụ thể hoá thành những con số như: - Phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 18% năm 2005 lên 32%

năm 2010 và 40 - 50 % năm 2015. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của ngành công nghiệp là 40-41%, nông nghiệp là 17-18%, dịch vụ là 29- 30%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phấn đấu đến năm 2010 có 90 trường cao đẳng nghề, trong đó có 40 trường chất lượng cao và mỗi huyện có ít nhất 01 trung tâm dạy nghề; đến năm

2020 có 250 trường cao đẳng nghề với 80 trường chất lượng cao, trong đó 10 trường tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.

- Cơ cấu đào tạo nghề theo cấp trình độ cao đẳng nghề - trung cấp nghề - sơ cấp nghề: đến năm 2010 là 7,5% - 22,5% - 70%; đến năm 2020 là 15% -

Bảng 23: Kế hoạch tuyển sinh dạy nghề giai đoạn 2008 - 2020 _____________________________________ Đơn vị tính: 1.000 người

(Nguồn: Tổng cục Dạy nghề) c) Giải pháp thực hiện.

Để thực hiện các mục tiêu chiến lược nêu trên, ngành dạy nghề đưa ra một số giải pháp chung như sau:

- Hình thành cơ cấu hệ thống đào tạo nghề thực hành, liên thông gồm các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng có đào tạo nghề, đào tạo liên thông gồm 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

- Qui hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề theo các chuẩn qui định và đầu tư theo kế hoạch.

- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề theo hướng xã hội hoá, đa dạng hoá, linh hoạt, năng động, thích ứng cao với cơ chế thị trường:

+ Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo nghề công lập ở các tỉnh, thành phố. Xây dựng các trường dạy nghề có chất lượng cao nhằm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề và bậc cao. Dự định các trường này tiếp nhận khoảng 30% số tuyển sinh vào năm 2015;

+ Khuyến khích phát triển các trường dạy nghề ngoài công lập;

+ Khuyên khích các doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề và tổ chức đào tạo nghề phục vụ nhu cầu lao động kỹ thuật phù hợp với công nghệ sản xuất, gắn đào tạo với sử dụng và đổi mới công nghệ sản xuất, phát huy tiềm năng về giáo viên, thiết bị của doanh nghiệp cho đào tạo nghề;

+ Phát triển, mở rộng qui mô của các trung tâm dạy nghề. Tạo điều kiện và môi trường để duy trì, phát triển hình thức kèm cặp, truyền nghề tại các làng nghề, các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông - lâm - ngư.

- Tăng cường hợp tác quốc tế và tranh thủ trợ giúp từ nước ngoài nhằm nâng cấp cơ sở vật chất - trang thiết bị đào tạo nghề, tăng cường đào tạo giáo

+ Xây dựng và ban hành Luật dạy nghề; Cụ thể hoá chính sách về khuyến khích, huy động các nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề;

+ Hoàn chỉnh các qui định về chương trình, giáo trình theo hướng tạo điều kiện cho các trường chủ động gắn đào tạo với yêu cầu sản xuất thực tiễn. Qui định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động qua đào tạo đối với đào tạo nghề;

+ Đổi mới và hoàn thiện các chính sách đãi ngộ cho giáo viên dạy nghề, chính sách tạo động lực cho người học.

- Nâng cao năng lực đào tạo và quản lý hệ thống đào tạo nghề:

+ Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề theo các tiêu chuẩn qui định; Phát triển đội ngũ các giáo viên thỉnh giảng (cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu...);

+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề bằng các nguồn như vốn đầu tư theo chương trình - dự án, kết hợp chuyển giao và khai thác các thiết bị của các doanh nghiệp sản xuất, tự tạo thiết bị;

+ Xây dựng lại và ban hành danh mục nghề đào tạo thống nhất. Xây dựng chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo theo hướng nâng cao kỹ thuật thực hành;

+ Xây dựng và áp dụng các tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo nghề trên phạm vi toàn quốc;

+ Đổi mới cơ chế quản lý, điều hành hệ thống theo hướng vừa phát huy tính tự chủ, năng động của cơ sở đào tạo nghề, ngành, địa phương vừa phải tuân thủ thực hiện những qui định chung.

+ Úng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, đào tạo. - Đa dạng hoá các nguồn lực phục vụ dào lạo nghề.

Để thiết lập và củng cố mối liên kết hợp tác giữa trường và các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, khả thi áp dụng cho các cấp Bộ, ngành khác nhau từ TW tới các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và người học nghề.

3.2.1 Nhóm giải pháp áp dụng cho cấp cơ sở (trường, doanh nghiệp và người

học nghề).

Tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các trường. Hiện nay, giữa các trường nghề và các doanh nghiệp không phải hoàn toàn không có sự liên kết nhưng sự liên kết này chưa mang tính phổ biến, chưa thường xuyên, và nhất là chưa có sự chủ động từ hai bên.

Để tăng cường sự liên kết giữa trường với doanh nghiệp và để cho sự liên kết này thực sự có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo, vấn đề đầu tiên mà cả trường và phía doanh nghiệp cần thực hiện là nâng cao nhận thức về sự liên kết. Cả trường và doanh nghiệp đều phải nhận thức một cách đầy đủ và có hệ thống về những lợi ích mà sự liên kết này đem lại cho mỗi bên, từ đó xác định trách nhiệm, đóng góp của từng bên trong sự liên kết này.

Cả nhà trường và phía doanh nghiệp đều phải chủ động tìm đến nhau, tìm kiếm cơ hội hợp tác, thiết lập sự liên kết chặt chẽ và có hệ thống trên nhiều phương diện như: phối hợp trong việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, đào tạo; liên kết về nhân - tài - vật lực; phối hợp tổ chức đào tạo ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.1 Giải pháp liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới phương pháp đào tạo.

Xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo nghề phải đảm bảo sự quản lý, điều phối và sử dụng của Nhà nước, đảm bảo yêu cầu thực tiễn của sản

trường, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đào tạo và cả người học nghề trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo.

Có nhiều giải pháp để tạo ra sự phối hợp nói trên, trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề xuất một giải pháp cụ thể là nhà trường tổ chức các “Hội nghị khách hàng” để bàn về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của các khoá học. Thành phần tham dự Hội nghị khách hàng sẽ bao gồm: nhà trường, doanh nghiệp, người học nghề, cơ quan quản lý đào tạo nghề cấp trên, lãnh đạo địa phương ... Thông qua Hội nghị khách hàng, các bên sẽ tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo như sau:

- Các doanh nghiệp căn cứ vào thực tế sản xuất và hướng phát triển của mình sẽ đưa ra các yêu cầu về phẩm chất, năng lực, tác phong công nghiệp, kinh nghiệm làm việc, ... mà người học nghề phải đạt được sau khi tốt nghiệp. Bằng cách đó, nguồn lao động kỹ thuật qua đào tạo sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm làm việc. Doanh nghiệp cũng chủ động hơn trong việc tuyển lao động cho đơn vị mình.

- Người học nghề khi tham gia Hội nghị khách hàng sẽ nắm được và được nêu ra ý kiến tham gia xây dựng mục tiêu các khoá đào tạo trước khi dự tuyển vào học (trong thực tế, đa số người học nghề không có sự lựa chọn rộng rãi theo mục tiêu của mình mà chọn nghề gần với yêu cầu mục tiêu của bản thân và gia đình. Sau khi học xong người học phải hoàn thiện thêm để đạt mục tiêu của bản thân đặt ra).

- Nhà trường, căn cứ vào chương trình khung quốc gia và tham chiếu các ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và người học nghề tại Hội nghị khách hàng, điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của mỗi khoá học cũng thể hiện tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo, trình độ quản lý của các cơ sở đào tạo nghề hay nói cách khác là nó phản ánh chất lượng đào tạo của

Cùng với việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo cũng phải được đổi mới theo hướng hiện đại, cập nhật công nghệ sản xuất tiên tiến. Muốn thực hiện được điều này, phía cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cũng cần hợp tác với nhau để thực hiện một số hoạt động như:

- Tổ chức, hướng dẫn, giới thiệu cho học sinh (đầu khoá đào tạo) tham quan thực tế nghề nghiệp nghiệp tương lai ở các nhà máy, dây chuyền sản xuất thực tế.

- Chuyển đổi từ hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ trên cơ sở xây dựng chương trình theo mô đun.

- Tổ chức quá trình dạy - học thực tập sản xuất ngay trong môi trường thực tiễn sản xuất ở các nhà máy, xưởng với những trang thiết bị hiện đại đang vận hành.

3.2.1.2 Giải pháp liên kết nhằm tăng cường nguồn nhân - tài - vật lực cho đào tạo nghề.

a) Về tài chính và cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo.

Liên kết với khối doanh nghiệp là một giải pháp hữu hiệu để tranh thủ nguồn tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề cả về số lượng, chất lượng và tính cập nhật. Giải pháp cho vấn đề này như sau:

- Cơ sở đào tạo cần chủ động liên hệ với doanh nghiệp để quyên nhận số tài chính đầu tư cho đào tạo nghề trong việc hợp tác đào tạo; chủ động họp tác với các doanh nghiệp có cùng ngành nghề để tổ chức đào tạo nhằm tranh thủ (miễn phí) các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp này cho việc đào tạo thực hành và thực tập sản xuất. Trường hợp các học viên đến thực tập tại doanh nghiệp và làm ra sản phẩm, doanh nghiệp sẽ trích một phần doanh thu đó trả cho nhà trường để đầu tư trở lại cho đào tạo.

sản xuất và đào tạo nhân lực vào kế hoạch hoạt động trong năm một cách nhịp nhàng, linh hoạt để sẵn sàng hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề khi cần thiết.

b) Về nhân lực.

Liên kết với khối doanh nghiệp là một biện pháp tăng cường đội ngũ cán

Một phần của tài liệu chất lượng đào tạo và sự liên kết giữa trường và doanh nghiệp tại các trường dạy nghề thuộc dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (Trang 56 - 75)