Tài chính cho đàotạo nghề

Một phần của tài liệu chất lượng đào tạo và sự liên kết giữa trường và doanh nghiệp tại các trường dạy nghề thuộc dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (Trang 41)

Tài chính là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tài chính phục vụ đào tạo nghề gồm các nguồn: ngân sách nhà nước, học phí, các nguồn thu và hỗ trợ khác.

Tại các trường trọng điểm hiện nay, ngân sách nhà nước cấp vẫn là nguồn tài chính chủ yếu chi cho đào tạo nghề, các nguồn thu khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây là một khó khăn trong quá trình đào tạo vì ngân sách nhà nước cấp rất hạn chế và ở mức thấp so với khu vực và quốc tế.

Theo kết quả điều tra BME của dự án GDKT&DN, ngoài ngân sách nhà nước thì tài chính của các trường trọng điểm hiện nay được bổ sung từ các nguồn thu như sau:

- Thu từ các hoạt động ngoài trường, bao gồm: thu phí dịch vụ đào tạo ngoài trường, thu từ hoạt động kiểm tra kỹ năng nghề, thu khác;

- Đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp và cộng đồng địa phưong;

- Nguồn viện trợ nước ngoài, gồm: tài trợ trực tiếp từ các dự án, tài trợ qua việc liên kết - hợp tác đào tạo.

Tổng nguồn thu 0 các trường đều có xu hướng tăng lên, ngân sách nhà nước cấp cho đào tạo nghề cũng tăng nếu xét trên phương diện con số tuyệt đối. Tuy nhiên, với sự tăng lên nhanh chóng của qui mô đào tạo cùng với mức độ trượt giá của đồng tiền thì nguồn thu hay khả năng tài chính của các trường vẫn chưa đủ đảm bảo các điều kiện tốt cho đào tạo nghề tại các trường hiện nay. Nếu xét theo con số tương đối thì tỷ lệ ngân sách nhà nước cấp cho đào tạo nghề có xu hướng giảm xuống.

Các trường đã và đang có những cố gắng đáng kể trong việc tạo thêm các nguồn thu từ bên ngoài để tự trang trải kinh phí thông qua đào tạo, sản xuất, dịch vụ, xin viện trợ... nên giá trị từ nguồn thu này ngày một tăng lên cả về mặt số lượng và tỷ lệ trong tổng nguồn thu của các trường.

Tăng cường huy động nguồn lực tài chính từ các nguồn ngoài ngân sách, nhất là từ khối doanh nghiệp để trang trải kinh phí đào tạo đang là xu hướng chung của các cơ sở đào tạo nghề trong cả nước cũng như trên thế giới. Đặc biệt ở một số nước trên thế giới, nguồn kinh phí đóng góp của doanh nghiệp được coi là nguồn thu chính. Đây là một xu hướng đúng đắn vì bản thân các doanh nghiệp chính là người sử dụng thành quả của các cơ sở đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua trình độ tay nghề, khả năng làm việc của người lao động được đào tạo. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm đóng góp tài chính cho các cơ sở đào tạo nghề. Các trường cần đa dạng hoá các hình thức liên kết với phía doanh nghiệp nhằm tranh thủ nguồn tài chính dồi dào từ đối tượng này để đầu tư cho đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo.

Nhũng năm gần đây, đầu tư cho cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo của các trường trọng điểm là tưong đối lớn. Một số trường lớn như đại học công nghiệp Hà Nội, đại học công nghiệp Tp.HCM, đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, ngoài nguồn tài trợ từ dự án GDKT&DN còn huy động được tài trợ của một số dự án lớn khác. Với các trường còn lại, lượng đầu tư của dự án GDKT&DN cho nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo là rất nhiều và chiếm phần lớn trong tổng giá trị đầu tư của trường. Kết quả của những đầu tư này là hệ thống cơ sở hạ tầng kiên cố và nhiều trang thiết bị đào tạo hiện đại mà các trường đang sở hữu.

Vé cơ sở ha táng:

Cơ sở hạ tầng ở các trường trọng điểm hiện nay khá kiên cố và bề thế. Tất cả các trường đều có hệ thống phòng học, nhà xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện và ký túc xá. Trên 80% diện tích xây dựng này là nhà tầng kiên cố.

Tại các trường như trung học y tế Điện Biên, trường đào tạo nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên, hệ thống nhà xưởng thực hành, thư viện và ký túc xá được xây mới 100% trong giai đoạn năm 2004 - 2007 với kết cấu kiên cố và kiến trúc hiện đại; Trường đại học công nghiệp Hà Nội có 16 xưởng thực hành với tổng diện tích xây dựng là 2.500m2; Trường đại học công nghiệp Tp.HCM có 320 phòng học lý thuyết, 16 xưởng thực hành và trên 100 phòng thí nghiệm các loại.

Loại nhà tạm hiện nay không còn tồn tại ở các trường này. Nhà cấp 4 chỉ chiếm khoảng 20% tổng diện tích xây dựng và chủ yếu là các xưởng thực hành cơ khí, kho... tập trung ở các trường như đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, cao đẳng nghề Cần Thơ, cao đẳng công nghiệp Huế.

Có thể đánh giá khái quát về cơ sở hạ tầng của các trường trọng điểm là tương đối kiên cố và hiện đại, có phần trội hơn so với các cơ sở đào tạo nghề

(Khuôn viên giảng đường chính của đại học công nghiệp Tp.HCM)

Vấn đề đặt ra là với cơ sở hạ tầng hiện có của các trường đã đảm bảo được qui mô đào tạo hay chưa? Trên thực tế, mặc dù cơ sở hạ tầng khá kiên cố và hiện đại song hầu hết các trường vẫn ở trong tình trạng quá tải vì qui mô đào tạo những năm gần đây tăng rất nhanh. Một số trường vẫn phải thuê địa điểm đào tạo do không đủ phòng học như trường cao đẳng công nghiệp Huế, cao đẳng nghề Đồng Nai ... Một số trường phải tiến hành đào tạo cả vào buổi tối đối với học sinh chính qui nhằm tận dụng phòng học, nhà xưởng thực hành. Tinh trạng quá tải này ảnh hưởng không tốt tới chất lượng đào tạo. Vì vậy, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho đào tạo của các trường vẫn còn khá lớn, đặc biệt là với tốc độ gia tăng học viên như hiện nay. Theo kết quả tổng hợp được từ báo cáo tổng kết của các trường, cơ sở hạ tầng (bao gồm phòng học, nhà xưởng thực hành ...) hiện tại còn thiếu khoảng 20% so với nhu cầu đào tạo thực tế.

Vé trang thiết bi dào tao

Trang thiết bị phục vụ cho đào tạo nghề rất đa dạng về chủng loại và chất lượng. Hầu hết các trường trọng điểm đều có những trang thiết bị đào tạo hiện

Tên trường Tỷ lệ so với tổng số (%) Tỷ lệ thiết bị còn thiếu so với nhu Tỷ lệ thiết bị cũ Tỷ lệ thiết bị mới Tỷ lệ thiết bị đạt chuẩn

ĐH công nghiệp Hà Nội 57,36 42,64 78,2 18

CĐ nghề công nghiệp HP 75,34 24,66 56,8 31

CĐ nghề GTVT TW 1 63 37 54 26

CĐ nghề cơ khí xây dựng số 1 74,2 25,8 61,9 33

CĐ Nông Lâm 69 31 58,9 31

TH y tế Điện Biên 31,1 68,9 90 8

CĐ công nghiệp Huế 65,9 34,1 68,5 27

CĐ nghề Đà Nang 62,7 37,3 60 23

CĐ nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên 25 75 91,4 10 CĐ nghề Đà Lạt 60 40 70 22 ĐH công nghiệp Tp. HCM 46,3 53,7 81 15 CĐ nghề Đồng Nai 80 20 52,1 32 ĐH SPKT Vinh 59,7 40,3 72,6 25 CĐ SPKT Vĩnh Long 79,6 20,4 62 28 CĐ nghề Cần Thơ 63 37 71,5 27

đại, đặc biệt là các thiết bị dùng chung như máy slide, overhead projector, tv&vcd ... Nhiều thiết bị đào tạo chuyên môn (phục vụ đào tạo thực hành của các nghề) cũng đã được các trường trang bị, điển hình như: trường đào tạo nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên sở hữu một dây chuyền sản xuất cà phê hoàn chỉnh với công nghệ tiên tiến mà ngay cả các cơ sở sản xuất cà phê trong nước hiện nay cũng chưa có; trường như trung học y tế Điện Biên có một dây chuyền sản xuất thuốc đồng bộ rất hiện đại và được bố trí trong một cơ sở hạ tầng mô phỏng theo một nhà máy sản xuất dược phẩm; phòng máy tính của các trường Đà Nang, Cần Thơ, Đà Lạt ... được trang bị toàn bộ bằng máy tính mới, công nghệ cao và tốc độ xử lý nhanh ... Các thiết bị này giúp cho việc giảng dạy và học tập đạt chất lượng cao hơn, các kỹ năng mà người học có được phù hợp với thực tế sản xuất hơn và họ dễ thích ứng với công việc hơn khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, số trang thiết bị hiện đại mà các trường có được còn ít so với tổng số thiết bị hiện có cũng như so với nhu cầu sử dụng. Phần lớn các thiết bị mới của các trường nêu trên đều được mua sắm từ đầu tư của dự án GDKT&DN và chỉ tập trung vào một số nghề đào tạo nhất định. Trừ hai trường đại học công nghiệp Hà Nội và đại học công nghiệp Tp.HCM thì thiết bị phục vụ cho đào tạo các nghề không thuộc phạm vi tài trợ của dự án tại các trường còn lại cũng tương đối cũ, lạc hậu và còn thiếu nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả tổng hợp trong bảng (13) có thể thấy, tất cả các trường đều còn thiếu thiết bị đào tạo so với nhu cầu đào tạo thực tế. Trang thiết bị đào tạo đã cũ và lạc hậu cũng còn chiếm tỷ lệ khá cao. Cá biệt có trường cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên và trung học y tế Điện Biên là tỷ lệ thiết bị mới và thiết bị đạt chuẩn là khá lớn (trên 90%). Sở dĩ hai trường đạt được con số cao như vậy là do qui mô của hai trường này khá nhỏ, số nghề đào tạo ít nên trang thiết bị cần thiết cho đào tạo không nhiều. Với số trang thiết bị do dự án GDKT&DN mới đầu tư cho trường đã bao trùm hầu hết các nghề mà trường đào tạo và gần như thay thế cho toàn bộ các trang thiết bị cũ.

Năm

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm (%)

74% 74% 75% 77% 78%

Mức lương bình quân năm của nữ sinh viên tốt nghiệp (triệu)

7,96

0 8,711 8,301 8,651 10,659

Mức lương bình quân năm của nam sinh viên tốt nghiệp (triệu)

10,0

65 11,024 11,544 12,246 12,813

Mức độ phù hợp

Tổng sô CNKT Trung cấp Cao đẳng

100 100 100 100 Rất phù hợp 8,6 10,2 9,1 11,4 Phù hợp 69,8 74,1 67,7 61,2 Không phù hợp 21,6 15,7 23,2 27,4 T T

Tiêu chí đánh giá\ Điểm

Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc (tính theo % ý kiến người trả lời)

TB\ 1 2 3 4 5 1 Kiến thức chuyên môn 3,3 13,79 42,38 43,830 0 2 Kỹ năng thực hành 3,02 21,68 56,170 21 1,1 5 3 Khả năng tiếp cận công nghệ, thiết bị mới 3,18 14,65 32,04 46,416,9 0 4 Khả năng lao động sáng tạo 3,22 17,54 47,32 31,140 4 5 Khả năng phối hợp, làm việc nhóm 3,03 18,97 58,62 22,410 0 6

Khả năng giải quyết các tình huống

3,16 11,89 63,54 21,110 3,4

6

T T

Tiêu chí đánh giá \piểm

Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc (tính theo % ý kiến người trả lời)

TB\ 1 2 3 4 5

(Nguồn: Tổng họp kết quả điều cá nhân)

Trong xu thế phát triển hiện nay của đào tạo nghề, qui mô đào tạo nghề ngày càng được mở rộng thì lượng học viên của các trường sẽ không ngừng tăng lên, nhu cầu về cơ sở vật chất - trang thiết bị đào tạo sẽ tăng lên. Thêm vào đó, khoa học kỹ thuật đang và sẽ phát triển rất nhanh trong khi yêu cầu của đào tạo

nghề là phải theo kịp thực tiễn sản xuất nên trang thiết bị phục vụ cho đào tạo nghề cũng cần được cập nhật và đổi mới. Vì những lý do đó, nhu cầu về trang thiết bị đào tạo của các trường còn khá lớn kể cả hai trường Điện Biên và Tây Nguyên. Các trường cần có những giải pháp thiết thực để đảm bảo thiết bị cho nhu cầu đào tạo hiện tại cũng như trong thời gian tới.

2.2.2.2 Thực trạng về chất lượng đào tạo nghề tại các trường.

Tất cả các nhân tố đảm bảo chất lượng trình bày trên đây đều tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề, chất lượng hay mức độ đáp ứng của mỗi yếu tố so với nhu cầu đào tạo thực tế sẽ quyết định chất lượng đào tạo là cao hay thấp.

Từ sự phân tích nêu trên có thể thấy các nhân tố đảm bảo chất lượng đào tạo tại các trường trong thời gian gần đây đã có những cải thiện đáng kể song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo thực tế. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng đào tạo còn thấp. Chất lượng đào tạo nghề tại các trường trọng điểm đang dần được nâng cao song vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực cũng như thế giới và chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động kỹ thuật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể thấy điều này rõ hơn thông qua một số biểu hiện bên ngoài của chất lượng như tỷ lệ có việc làm, thu nhập của người lao động qua đào tạo, mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của học sinh tốt nghiệp ...

Viêc làm và thu nhâp của hoc sinh tốt nghiệp:

Theo kết quả điều tra BME năm 2007 của dự án GDKT&DN, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tại các trường trọng điểm tìm được việc làm trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm. Cùng với sự gia tăng về việc làm thì mức lương bình quân của những đối tượng này cũng tăng lên. Đây là một trong những biểu hiện của sự cải thiện về chất lượng đào tạo. Tuy nhiên,

Bảng 14: Tổng hợp việc làm và thu nhập của học sinh tốt nghiệp tại 15 trường

(Nguồn: Dự án GDKT&DN- Số liệu điều tra BME năm 2007) Mức đỏ phù hơp của nghé đươc đào tao với viêc làm:

Tỷ lệ học sinh có việc làm đúng ngành nghề hay nói cách khác là mức độ phù họp của nghề được đào tạo so với việc làm hiện tại cũng là một trong những tiêu chí phản ánh chất lượng đào tạo nghề.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm đúng nghề được đào tạo ngày càng cao, điều này cho thấy việc đào tạo ngày càng gần với thực tế hơn góp phần cải thiện chất lượng đào tạo.

Theo kết quả điều tra lần theo dấu vết học sinh tại các trường trọng điểm năm 2007, phần lớn người lao động được phỏng vấn cho rằng chuyên môn kỹ thuật được đào tạo phù hợp với công việc hiện tại (78,4%). Đây là một dấu hiệu khả quan của chất lượng đào tạo. Tuy nhiên tỷ lệ này chỉ tính trên số người đã có việc làm mà chưa kể đến những người chưa tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Hơn nữa, đào tạo nghề thường mang tính đặc thù, phạm vi nghề được đào tạo thường rất hẹp, gói gọn trong một nghề cụ thể (ví dụ thợ tiện, thợ may ...). Những người học nghề nếu không được làm đúng nghề thì khả năng tận dụng những kiến thức đã học vào những công việc khác thường thấp hơn so với những hình thức đào tạo khác nên tỷ lệ 21,6% người được đào tạo làm không Bảng 15: Đánh giá về mức độ phù hợp giữa nghề được đào tạo và việc làm theo

Đơn vị tĩnh: %

(Nguồn: Dự án GDKT&DN- Số liệu điều tra lần theo dấu vết học sinh năm 2007)

Số liệu trong bảng (15) còn cho thấy, tỷ lệ làm không đúng chuyên môn được đào tạo ở các bậc đào tạo trung cấp và cao đẳng nghề có phần cao hơn so với bậc đào tạo công nhân kỹ thuật, trong khi chi phí đào tạo bậc trung cấp và cao đẳng nghề lớn hơn so với đào tạo công nhân kỹ thuật. Điều này càng làm tăng sự lãng phí nguồn lực trong đào tạo nghề. Các trường cần có những điều chỉnh thích hợp trong việc xác định cầu lao động trên thị trường lao động kỹ thuật và cải cách chương trình đào tạo nhằm tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm phù hợp với chuyên môn, đảm bảo chất lượng đào tạo nghề.

Mức đổ đáp ứng yêu cẩu cổng viẽc của nguời đuơc đào tao:

Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người được đào tạo là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá về chất lượng đào tạo nghề.

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đã thực hiện thăm dò ý kiến về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của học viên được đào tạo tại các trường điểm. Tuy nhiên, do có một số hạn chế về điều kiện nghiên cứu nên việc điều tra chí được thực hiện tại các trường. Đối với các đánh giá của phía doanh nghiệp và học sinh tốt nghiệp các trường nghề, số liệu được tổng hợp từ kết quả điều tra của hai cuộc điều tra “Lần theo dấu vết học sinh” và “Thị trường lao

Một phần của tài liệu chất lượng đào tạo và sự liên kết giữa trường và doanh nghiệp tại các trường dạy nghề thuộc dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (Trang 41)