Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống cơ sở dạy nghề, qui mô đào tạo hàng năm cũng không ngừng tăng lên. Các số liệu tổng hợp được các báo cáo tổng kết về tình hình đào tạo nghề của Tổng cục Dạy nghề (Bảng 2.1) cho thấy lưu lượng đào tạo nghề giai đoạn 2003-2007 tăng mạnh, tỷ lệ tăng hàng năm đạt từ 5 đến 8%, trong đó đào tạo dài hạn tăng nhanh hơn (từ 12 đến 18%) so với đào tạo ngắn hạn (từ 2 đến 7%).
Với những nỗ lực của mình, ngành đào tạo nghề đã đào tạo được một số lượng lớn lao động có trình độ cho xã hội, tuy nhiên vẫn chưa đạt được chí tiêu 22 - 25% lao động qua đào tạo. Nhu cầu về lao động kỹ thuật còn rất lớn mà lượng cung hiện tại chưa đáp ứng được.
Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, “qui mô đào tạo có tăng lên hàng năm nhưng chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật mà Nghị quyết TW2 khoá VIII đề ra”. Để đáp úng chỉ tiêu 50 - 60% lao động qua đào tạo vào năm 2020 đề ra trong chiến lược phát triển dạy nghề, ngành đào tạo nghề cần nỗ lực cao hơn nữa.
Cơ sở đào tạo nghề Số lượng cơ sở ĐTN Tổng số giáo viên (trong biên chế) Tổng số cán bộ quản lý Trường dạy nghề 324 8.172 2.268
Trung tâm dạy nghề 665 3.415 1.712
Các trường ĐH, CĐ, THCN có dạy nghề và cơ sở dạy nghề khác
1.000 7.734 -
Tổng số 1.989 19.321 3.980
Cơ sở dạy nghề Tổng số giáo
viên thực hành
Giáo viên có tay nghề
SL Tỷ lệ (%)
Trường dạy nghề 5.440 3.103 57
Trung tâm dạy nghề 2.271 742 32,67
Các trường ĐH, CĐ, THCN có dạy nghề, cơ sở dạy nghề khác
5.256 1.377 26,1 Tổng số 12.967 5.222 40,27% Cơ sở dạy nghề Tổng số giáo viên
Số giáo viên đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm Tổng số Tỷ lệ Trong đó Bậc 1 Bậc 2 và tương đương SL % SL % Trường dạy nghề 8.17 2 6.65781,46 1.926 23,57 4.730 57,89
Trung tâm dạy nghề 3.41
5 2.02159,18 1.122 32,86 26,33899 Các trường ĐH, CĐ, CHCN có dạy nghề, cơ sở dạy nghề khác 7.73 4 5.15266,61 1.986 25,67 3.167 40,96 Tổng sô 19.3 21 13.83071,58 5.034 26,05 8.796 45,53 ^xỊYường thuộc Tiêu c h i x . Bộ, ngành Địa phương Công lập Ngoài công Vù ng Tây Vùng Tây Bìn h quâ Diện tích bình quân/ HS (m2) 2,4 6 1,98 2,3 2,1 1,0 1,2 40 (Nguồn: Tổng cục dạy nghề, 2007)
2.1.3 Chát lượng đào tạo nghề.
Bên cạnh sự gia tăng về số lượng, chất lượng đào tạo nghề những năm gần đây cũng có những cải thiện nhất định. Nhưng với sự phát triển quá nhanh của khoa học - công nghệ và xu thế hội nhập hiện nay, chất lượng đào tạo nghề tại Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế.
Theo khảo sát của công ty tư vấn rủi ro Chính trị và Kinh tế, chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời gian vừa qua được đánh giá gần thấp nhất trong khu vực châu Á.
Biểu đồ 1: Đánh giá tổng hợp chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực ở một số
(Nguồn: Công ty tư vấn rủi ro Chính trị và Kinh tế)
Thực trạng trên đây là kết quả tác động tổng hợp của tất cả các yếu tố cơ bản của đào tạo nghề như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy...
a) Thực trạng giáo viên dạy nghề.
Số lượng giáo viên dạy nghề ở các trường dạy nghề liên tục tăng (từ 5.045 người năm 2003 lên 8.172 người năm 2007) nhưng qui mô đào tạo cũng tăng lên nhanh chóng nên tình trạng thiếu giáo viên vẫn là một vấn đề bức xúc của ngành dạy nghề hiện nay. Định mức chuẩn của dạy nghề là 15 học sinh (dài hạn)/ 1 giáo viên song theo tổng hợp hàng năm của Tổng cục Dạy nghề thì đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 80% yêu cầu thực tế.
Bảng 2: Số lượng giáo viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở dạy nghề
Đơn vị tính: người
(Nguồn: Tổng cục Dạy nghề - Số liệu thống kê năm 2007)
Cùng với sự thiếu hụt về số lượng là những yếu kém về chất lượng của giáo viên. Trình độ của giáo viên dạy nghề mà đặc biệt là giáo viên dạy thực hành nhìn chung còn thấp. Theo báo cáo tổng kết của Tổng cục Dạy nghề về tình hình dạy nghề năm 2007, số giáo viên dạy thực hành đã xác định bậc thợ ở các trường chí mới đạt 57%. Còn khá nhiều giáo viên dạy thực hành thiếu kinh nghiệm sản xuất thực tế, khả năng tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới, hiện đại còn hạn chế.
Bảng 3: Tổng hợp trình độ tay nghề của giáo viên dạy nghề.
____________________________________________Đơn vị tính: người
(Nguồn: Tổng cục Dạy nghề - Số liệu thống kê năm 2007)
Bên cạnh những hạn chế về chuyên môn, đội ngũ giáo viên dạy nghề của Việt Nam còn bị hạn chế cả về năng lực sư phạm. Kết quả điều tra năm 2007 của Tổng cục Dạy nghề cho thấy chỉ có khoảng 71% số giáo viên dạy nghề đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, trong đó chỉ có khoảng 45% được đào tạo ban đầu về sư phạm kỹ thuật (được đào tạo chính qui tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm kỹ thuật).
Bảng 4: Thực trạng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên dạy nghề
Đơn vị tính: người
(Nguồn: Tổng cục dạy nghề - Số liệu điều tra 2007)
(Ghi chú: Giáo viên được đào tạo tại các trường CĐSPKT được coi là có trình độ
sư phạm bậc 2)
b) Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề.
Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo tại các cơ sở dạy nghề còn thiếu cả về lượng và chất. Những năm gần đây, đầu tư cho cơ vật chất, trang thiết bị đào tạo tăng lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, hơn nữa sự đầu tư chưa đồng đều giữa TW và địa phương, giữa các vùng, miền.
Tỷ lệ đạt chuẩn
(Nguồn: Tổng cục Dạy nghề, 2005)
Kết quả tổng hợp điều tra của Tổng cục Dạy nghề về phòng học, cơ sở thực hành, hệ thống thư viện và cơ sở hạ tầng cho thấy: Diện tích phòng học hiện chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu đào tạo, trong đó diện tích đạt chuẩn là 20%; Diện tích nhà xưởng phục vụ đào tạo thực hành đáp ứng khoảng 74% nhu cầu đào tạo song hầu hết các xưởng được xây dựng từ những năm 70 và 80; Diện tích thư viện đáp ứng khoảng 50% nhu cầu nhưng khoảng một nửa trong số đó đã xuống cấp.
c) Về chương trình, tài liệu đào tạo.
Thực trạng chung của các chương trình và tài liệu đào tạo hiện tại của các cơ sở đào tạo nghề trong toàn hệ thống đã quá lạc hậu, thiếu thốn, cũ kỹ, thiếu cập nhật. Hầu hết được biên soạn theo nhũng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do Tổng cục Dạy nghề biên soạn từ những năm 70.
Một số cơ sở đào tạo nghề đã và đang cố gắng biên soạn mới chương trình đào tạo song chất lượng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đang ngày càng cao về chất lượng và đa dạng về loại hình.
Đối với các tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học cũng đang ở tình trạng tương tự, thiếu về số lượng và chủng loại, lạc hậu về thông tin, quá cũ về hình thức.
d) Về tài chính cho đào tạo nghề.
Tài chính cho đào tạo nghề hiện nay còn rất eo hẹp, chưa thể đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu phát triển đào tạo nghề hiện tại và trong những năm tiếp theo. Tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho đào tạo nghề hiện nay so với tổng kinh phí đào tạo thực tế chí chiếm khoảng 60%. “Ngân sách nhà nước chi cho đào tạo nghề như hiện nay là chưa đáp ứng được điều kiện cần chứ chưa nói đến đủ để giải quyết các tính chất nói chung căn bản như xây dựng chương trình, nâng cấp chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập ở các trường nghề” (Báo cáo của Tổng cục Dạy nghề năm 2004).
Các cơ sở đào tạo nghề cũng cố gắng tạo thêm các nguồn thu ngoài ngân sách để tự trang trải kinh phí thông qua đào tạo, sản xuất, dịch vụ, xin viện trợ... Tuy nhiên nguồn thu này chỉ đáng kể đối với một số ít trường xin được viện trợ từ các dự án đầu tư của nước ngoài, còn lại thì nguồn thu này là không đáng kể.
Tóm lại, dưới sự tác động, chi phối của các yếu tố cơ bản đã phân tích ở trên cùng với những yếu tố môi trường khác dẫn đến chất lượng đào tạo nghề hiện nay của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Lao động đào tạo ra chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của thị trường.
2.1.4 Thực trạng liên kết giữa trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề.
Ở Việt Nam, mức độ gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với thị trường lao động (hay các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo nghề) là rất yếu. Các trường chủ yếu đào tạo theo chí tiêu nhà nước giao, theo mục tiêu, nội dung chương trình chuẩn quốc gia có sẵn, hay nói cách khác là đào tạo theo khả năng vốn có của mình (đào tạo cái mình có), chưa quan tâm đến nhu cầu thực sự của thị trường lao động, về phía các doanh nghiệp, chưa ý thức được về trách nhiệm với đào tạo nghề, cứ tuyển dụng lao động khi có nhu cầu mà không cần trao đổi, hợp tác với các cơ sở đào tạo nên phần lớn lao động được tuyển dụng phải đào tạo lại do không phù hợp.
Trong lĩnh vực đào tạo nghề, nhà trường và các doanh nghiệp có thể hợp tác, liên kết trên nhiều khía cạnh khác nhau, về cơ bản, có thể đánh giá thực trạng của mối liên kết này ở từng nội dung như sau:
Liên kết trong xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình đào tạo: Mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình đào tạo của các trường
hiện nay chưa thật sát với yêu cầu thực tiễn, chủ yếu được xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo của Nhà nước ban hành mà không có sự tham gia, thảo luận của khối doanh nghiệp. Thời lượng, khối lượng kiến thức, kỹ năng, ... được qui định trong các chương trình có tỷ lệ thay đổi rất nhỏ và thường là qui định cứng khiến cho nội dung chương trình đào tạo mất đi tính linh hoạt và không kịp bám sát thực tiễn. Theo kết quả cuộc điều tra thông tin thị trường lao động của dự án GDKT&DN, chỉ có 11% các cơ sở được điều tra có các hoạt động hợp tác với khối doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình đào tạo (Báo cáo điều tra các cơ sở đào tạo).
Liên kết về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý: Các số liệu phân tích về
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong phần phân tích về chất lượng đào tạo ở trên đã chỉ ra sự thiếu hụt về số lượng cũng như trình độ của giáo viên dạy nghề, đặc biệt là giáo viên dạy thực hành. Mặc dù vậy, các cơ sở đào tạo nghề vẫn chưa huy động hay tranh thủ được sự tham gia của các kỹ sư và thợ bậc cao tại các doanh nghiệp. Hầu hết các quá trình tổ chức đào tạo nghề không có sự tham gia giảng dạy của những người bên ngoài mà chỉ do giáo viên dạy nghề của các cơ sở đào tạo thực hiện cả về đào tạo lý thuyết và hướng dẫn thực tập sản xuất. Cán bộ quản lý các hoạt động đào tạo ở các trường cũng chỉ bao gồm những người trong biên chế mà không có sự tham gia, tư vấn từ cán bộ quản lý từ bên ngoài.
(Chỉ có 23% trong số 1.000 doanh nghiệp được điều tra có tổ chức hướng dẫn thực tập sản xuất cho các học viên ở các trường nghề. (Báo cáo điều tra doanh nghiệp khu vực chính thức và phi chính thức, năm 2007 - dự án
Liên kết vê tài chính, cơ sở vật chất - trang thiết bị: Nguồn tài chính
chủ yếu của các cơ sở đào tạo nghề là từ ngân sách nhà nước. Với khả năng tài chính hạn hẹp nhưng các trường đều phải tự mua sắm cơ sở vật chất - trang thiết bị mà hầu như không có sự đầu tư của giới doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, một số trường đã và đang huy động nguồn tài chính từ các doanh nghiệp thông qua các hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xin học bổng ... Các trường cũng chủ động liên hệ với phía doanh nghiệp để học sinh tới học thực tập sản xuất nhằm tận dụng cơ sở vật chất - trang thiết bị của họ. Tuy nhiên, con số này rất nhỏ.
Nhìn chung, giới doanh nghiệp chưa ý thức được trách nhiệm đóng góp với cơ sở đào tạo nghề. Họ sử dụng sản phẩm của đào tạo nghề song không có trách nhiệm trở lại với các cơ sở đào tạo.
Liên kết vê tuyển sinh, đánh giá tốt nghiệp và việc làm: Việc tuyển sinh
và đánh giá tốt nghiệp trong đào tạo nghề hầu như chí được thực hiện bởi một phía là cơ sở đào tạo, ngoại trừ một số doanh nghiệp họp đồng với trường để đào tạo cán bộ của mình. Trong hội đồng đánh giá tốt nghiệp chưa có đại diện từ phía doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc học sinh tốt nghiệp loại tốt nhưng nhiều khi chưa thoả mãn yêu cầu của doanh nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, hầu hết học sinh tự đi tìm việc làm. Tinh trạng thiếu thông tin về thị trường lao động, thiếu sự liên hệ hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để tuyển dụng theo yêu cầu thực tế dẫn đến việc cung cầu (về lao động qua đào tạo) không gặp nhau.
Tóm lại, quá trình đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay còn thiếu sự hợp tác giữa nhà trường và các doanh nghiệp. Một số ít cơ sở đào tạo có sự liên kết với giới doanh nghiệp nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, hiệu quả mang lại chưa cao. Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ được đề cập trong một mục riêng. Cần tăng cường hơn nữa sự liên kết giữa nhà trường và
2.2 Phân tích thực trạng về chất lưựng đào tạo và sự liên kết giữa trường và doanh nghiệp tại các trường dạy nghề thuộc dự án GDKT&DN.
2.2.1 Vài nét sơ lược về dụ án GDKT&DN.
Dự án GDKT&DN là dự án được đầu tư cho ngành dạy nghề nhằm cải cách hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề để có thể hỗ trợ tốt hơn chính sách công nghiệp hoá trong nền kinh tế theo định hướng thị trường của chính phủ. Đây là dự án thuộc nhóm dự án ODA được tài trợ bởi các nhà tài trợ ADB, AFD, NDF và JICA, do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan điều hành và Tổng cục Dạy nghề là chủ dự án. Dự án được thực hiện trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2008 với tổng giá trị đầu tư là 121 triệu đô la, trong đó vốn đối ứng của Chính phủ là 21 triệu đô la vốn ODA là 100 triệu đô la.
Mục tiêu ngắn hạn của dự án GDKT&DN là cải tiến chất lượng giáo dục kỹ thuật và dạy nghề ở 15 trường dạy nghề trọng điểm được chọn ra từ hệ thống dạy nghề quốc gia (Bảng 2.7). Những trường trọng điểm này sẽ là những mô hình thúc đẩy việc cải cách giáo dục rộng khắp toàn quốc trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề; Củng cố khă năng tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Dạy nghề thông qua việc ban hành những chính sách mới, tổ chức lại và đào tạo đội ngũ cán bộ.
Để đảm bảo mục tiêu của dự án, các hoạt động của dự án bao gồm các nội dung như sau:
(i) Nâng cao định hướng thị trường của lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, bao gồm:
- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động;
- Tăng cường các hoạt động hướng nghiệp và các dịch vụ tạo việc làm; - Xây dựng các chương trình và tài liệu giảng dạy giáo dục kỹ thuật và dạy nghề hiện đại;
Tên trường Vị trí của trường
Cơ quan quản lý
Bên tài trợ
1. Đại học Công nghiệp Hà Nội Hà Nội Bộ Công nghiệp
JICA
2. Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng
Hải Phòng Tỉnh AFD
3. Cao đẳng nghề GTVT TW I Ba Vì, Hà Tây Bộ Giao thông Vận tải
JICA
4. Cao đẳng nghề giới Cơ khí Xây dụng số 1
Vĩnh phúcBộ Xây dựng AFD
5. Cao đẳng Nông Lâm Bắc Giang,
Bắc Giang
Bộ Nông nghiệp và
PTNT
ADB
6. Trung học Y tế Điện Biên Điện Biên, Lai Châu
Tính ADB
7. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Vinh, Nghệ